Thứ Ba, 18 tháng 4, 2023

Thời sự đó đây ngày Thứ ba 18 tháng 4 năm 2023

Võ Thái Hà tổng hợp

Quan chức Mỹ: G7 sẽ chống ‘bất kỳ sự uy hiếp nào’ từ Trung Quốc 

18/4/2023


Reuters 




Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, trái, và ngoại trưởng Nhật Yoshimasa Hayashi tham dự hội nghị các ngoại trưởng G7 tại Karuizawa, Nhật, ngày 17/4/2023.


Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, trái, và ngoại trưởng Nhật Yoshimasa Hayashi tham dự hội nghị các ngoại trưởng G7 tại Karuizawa, Nhật, ngày 17/4/2023. 

Nhóm Bảy quốc gia G7 đồng lòng cần phải chống lại bất kỳ “sự uy hiếp” nào của Trung Quốc hoặc những nỗ lực nhằm kiểm soát Eo biển Đài Loan, một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết hôm 17/4, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng xung quanh Đài Loan.

Những lo ngại về những gì mà G7 coi là lập trường ngày càng hung hăng của Trung Quốc đối với Đài Loan và rộng hơn là ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đã trở thành tâm điểm trong các cuộc hội đàm giữa các ngoại trưởng G7 tại thị trấn nghỉ mát Karuizawa của Nhật Bản.

Một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói với báo giới: “Thông điệp giống nhau giữa G7: rằng chúng tôi muốn hợp tác với Trung Quốc trong những lĩnh vực mà Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với chúng tôi”.

“Chúng tôi chắc chắn sẽ chống lại bất kỳ sự uy hiếp nào, bất kỳ sự thao túng thị trường nào, bất kỳ nỗ lực nào nhằm thay đổi nguyên trạng ở Eo biển Đài Loan”, quan chức này nói thêm.

Các bộ trưởng G7 muốn thể hiện một mặt trận thống nhất, đặc biệt là sau những bình luận gần đây của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, vốn bị một số nước phương Tây cho là quá yếu trước Trung Quốc và gây ra phản ứng dữ dội.


Sau chuyến thăm Trung Quốc vào tháng này, ông Macron đã cảnh báo về việc bị lôi kéo vào một cuộc khủng hoảng về Đài Loan do “nhịp điệu của Mỹ và phản ứng thái quá của Trung Quốc”.

Là thành viên châu Á duy nhất của G7, Nhật Bản hết sức quan ngại về bất kỳ hành động nào có thể xảy ra của Bắc Kinh đối với Đài Loan gần đó.

Bắc Kinh coi Đài Loan là lãnh thổ của Trung Quốc và không từ bỏ việc sử dụng vũ lực để chiếm lấy hòn đảo dân chủ. Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn nói chỉ người dân của hòn đảo mới có thể quyết định tương lai của họ.

“Tác động của hòa bình và ổn định của Eo biển Đài Loan đối với đất nước chúng ta là hiển nhiên, nhưng nó là một yếu tố quan trọng đối với sự an toàn và an ninh rộng lớn hơn của cộng đồng quốc tế,” Ngoại trưởng Nhật Bản Yoshimasa Hayashi nói sau cuộc gặp song phương với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken.

Ông Hayashi cũng nói với các phóng viên rằng Ngoại trưởng Pháp Catherine Colonna cho biết Pháp “rất hiểu” về việc tôn trọng hiện trạng và duy trì hòa bình và ổn định ở Eo biển Đài Loan.

‘Quy tắc riêng’

Nhật Bản nói tàu sân bay Sơn Đông của Trung Quốc đã tiến hành các hoạt động trên không với máy bay chiến đấu phản lực và máy bay trực thăng trong khoảng thời gian từ ngày 10 đến ngày 16 tháng 4. Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết hải quân của họ đã tiến hành huấn luyện chiến đấu xung quanh Đài Loan vào tuần trước.

Nga cũng muốn thể hiện sức mạnh ở Thái Bình Dương và gần đây đã tiến hành các cuộc tập trận hải quân của Hạm đội Thái Bình Dương, vấp phải sự chỉ trích từ Tokyo.

Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock nói Trung Quốc đang ngày càng cố gắng thay thế các quy tắc quốc tế bằng “các quy tắc của riêng mình”.

“Nhiều đối tác của chúng tôi trong khu vực ngày càng cảm thấy rằng Trung Quốc ngày càng muốn hoán đổi các quy tắc quốc tế ràng buộc chung hiện có bằng các quy tắc của riêng mình”, bà Baerbock, người đã gặp người đồng cấp Trung Quốc tại Bắc Kinh vào tuần trước, nói.

G7 bao gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp, Ý và Canada.

Nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc Vương Nghị “hy vọng và tin tưởng” Đức sẽ ủng hộ “sự thống nhất hòa bình” của Trung Quốc với Đài Loan, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói trong một tuyên bố ngày 15/4.

Các bộ trưởng G-7 kêu gọi Nga rút quân khỏi Ukraine 

17/4/2023 

VOA News 

Các ngoại trưởng nhóm G-7 hôm 17/4/2023 gặp nhau ở Nhật.


Các ngoại trưởng nhóm G-7 hôm 17/4/2023 gặp nhau ở Nhật. 

Các bộ trưởng ngoại giao của nhóm G-7 hôm 17/4 củng cố cam kết ủng hộ mạnh mẽ Ukraine, đồng thời “tăng cường, phối hợp đầy đủ và thực thi các biện pháp trừng phạt chống lại Nga”, theo VOA News.

Tại một cuộc họp ở Nhật Bản, các bộ trưởng G-7 “nhấn mạnh rằng Nga phải rút toàn bộ lực lượng và thiết bị khỏi Ukraine ngay lập tức và vô điều kiện”, theo một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nhật.

Ngoại trưởng Nhật Hayashi Yoshimasa phát biểu tại một cuộc họp tập trung vào cuộc chiến của Nga ở Ukraine rằng điều quan trọng là phải duy trì sự thống nhất trong việc thực thi các biện pháp trừng phạt chống lại Nga.

Sau tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tháng trước rằng Nga sẽ triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật tới Belarus, các bộ trưởng G-7 hôm 17/4 lên án động thái này, tái khẳng định rằng “tuyên bố hạt nhân vô trách nhiệm của Nga là không thể chấp nhận được”, tuyên bố cho biết.

Nga từng là một phần của nhóm G-8 khi đó nhưng đã bị trục xuất sau khi nước này sáp nhập Bán đảo Crimea của Ukraine vào năm 2014.

Bộ Quốc phòng Anh hôm 17/4 nhấn mạnh số lượng dân thường thiệt mạng liên quan đến bom mìn ở Ukraine ngày càng tăng.

Bộ Quốc phòng Anh cho biết vấn đề tồi tệ nhất ở các khu vực mà quân đội Nga đã chiếm đóng trước đây, bao gồm Kherson và Kharkiv, và nguy cơ gia tăng khi việc sản xuất nông nghiệp vào mùa xuân đến.

“Hơn 750 thương vong liên quan đến bom mìn của thường dân đã được báo cáo kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược - cứ 8 người thì có 1 người liên quan đến trẻ em. Có thể sẽ mất ít nhất một thập kỷ để Ukraine rà phá bom mìn”, Bộ này cho biết trong bản đánh giá hàng ngày mới nhất.

Nhóm nghị sĩ Pháp thăm Đài Loan, khẳng định chính sách của Paris không thay đổi

Tạ Linh 

https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2023/04/anh-chup-man-hinh-2023-04-17-luc-70603-ch-700x366.jpg


Các nhà lập pháp Pháp gặp phái đoàn các nhà lập pháp Đài Loan tại Paris. (Ảnh do Văn phòng đại diện Đài Bắc tại Pháp cung cấp ngày 15 tháng 4 năm 2023). 

Sau khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thăm Trung Quốc, ông đã thể hiện thái độ khác với lập trường nguyên tắc của Mỹ và Liên minh Châu Âu về vấn đề Đài Loan, gây ra phản ứng dữ dội trong giới chính trị Mỹ và Châu Âu. 

Ngày 17 tháng 4, ông Eric Bothorel – Chủ tịch Nhóm Hữu nghị Đài Loan của Quốc hội Pháp – đã dẫn đầu một nhóm các nghị sĩ đến thăm Đài Loan, và nhắc lại rằng lập trường của chính phủ Pháp là duy trì hiện trạng và chính sách của Pháp đối với quốc đảo này không thay đổi.

Chuyến thăm của các nghị sĩ Pháp tới Đài Loan diễn ra sau khi ông Macron, trong một cuộc phỏng vấn với báo chí gần đây, nói rằng châu Âu cần trở nên tự chủ chiến lược về kinh tế và quân sự và nên tránh dính líu vào cuộc khủng hoảng Đài Loan hoặc trở thành chư hầu của Mỹ.

Sau khi bị dư luận chỉ trích nặng nề, ông Macron phát biểu trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Hà Lan vào tuần trước rằng: “Người Pháp và người châu Âu đứng trên cùng một lập trường đối với Đài Loan. Chúng tôi ủng hộ hiện trạng. Chính sách này không thay đổi và nó chưa bao giờ thay đổi.”

Để thể hiện bằng những hành động thiết thực, ông Bothorel, chủ tịch Nhóm Hữu nghị Đài Loan của Quốc hội Pháp, cùng với bà Mireille Clapot và ông Michel Herbillon -2 phó chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, đã đến Đài Loan vào sáng ngày 17/4.

Trả lời phỏng vấn báo chí, ông Bodohei nói rằng mối quan hệ giữa Pháp và Đài Loan không chỉ là kinh tế và thương mại, và chính sách của Pháp đối với Đài Loan không thay đổi, Pháp ủng hộ việc duy trì hiện trạng và Pháp phản đối việc phong tỏa của Trung Quốc đối với hòn đảo này.

Về tuyên bố của ông Macron rằng Pháp nên đứng ngoài vấn đề Đài Loan, ông Bodohei chỉ ra rằng những gì đang diễn ra ở Đài Loan cũng là những gì đang diễn ra trên thế giới; tuần trước Pháp đã cử tàu chiến đi qua eo biển Đài Loan, điều này cho thấy chính phủ Pháp giữ lập trường là duy trì hiện trạng và chính sách của Pháp đối với Đài Loan không thay đổi.

Các phương tiện truyền thông của Pháp gần đây đưa tin rằng tàu khu trục “Prairial” của Hải quân Pháp đã đi qua eo biển Đài Loan vào ngày 9/4. Đó là thời điểm Trung Quốc đang tiến hành các cuộc tập trận quân sự xung quanh hòn đảo này.

Ông Bodohei nói thêm rằng chuyến thăm Đài Loan này không liên quan đến tình trạng hỗn loạn do Tổng thống Macron gây ra, và Nhóm Hữu nghị Đài Loan đã chuẩn bị cho chuyến thăm này từ rất lâu rồi. 

Ông Bodohei nói rằng mục đích quan trọng của chuyến thăm Đài Loan là tái khẳng định tình hữu nghị giữa Pháp và Đài Loan, đồng thời muốn nói với người dân Đài Loan rằng có nhiều giá trị chung giữa Pháp và Đài Loan, như dân chủ, tự do và nhân quyền.

Bắc Kinh cảnh báo Berlin cần tránh “sai lầm chiến lược” về chính sách mới với TQ

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/04/germanyvschina.jpg

Bắc Kinh kêu gọi Berlin tránh “những đánh giá sai lầm chiến lược” trong chính sách của họ đối với Trung Quốc và ủng hộ việc thống nhất Đài Loan một cách hòa bình, khi Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock kết thúc chuyến thăm Trung Quốc ba ngày vào cuối tuần, theo SCMP.

Sau cuộc gặp với bà Baerbock hôm thứ Bảy, nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc, Vương Nghị, đã đưa ra bình luận gợi lại việc thống nhất nước Đức.

“Việc trả lại Đài Loan cho Trung Quốc là một phần quan trọng của trật tự quốc tế sau Thế chiến thứ hai,” ông Vương nói, đồng thời đổ lỗi cho “các lực lượng đòi độc lập” ở Đài Loan vì đã cố gắng phá hoại hiện trạng và gây nguy hiểm cho hòa bình ở eo biển Đài Loan.

“Trung Quốc đã từng ủng hộ sự thống nhất của nước Đức, và hy vọng cũng như tin tưởng rằng Đức cũng sẽ ủng hộ mục tiêu thống nhất hòa bình vĩ đại của Trung Quốc,” ông nói.

Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Baerbock cho biết Đức hiểu “tầm quan trọng và sự nhạy cảm” của vấn đề Đài Loan đối với Trung Quốc và tuân thủ chính sách “một Trung Quốc”.

Ông Vương cho biết Trung Quốc sẵn sàng tăng cường liên lạc với Đức và cùng nhau giải quyết các thách thức toàn cầu, bao gồm biến đổi khí hậu, nhằm thúc đẩy “sự phát triển lành mạnh” của quan hệ song phương.

Trước đó một ngày, bà Baerbock đã thể hiện lập trường cứng rắn đối với vấn đề Đài Loan trong cuộc họp báo chung với người đồng cấp Trung Quốc Tần Cương, nói rằng “leo thang quân sự” ở eo biển Đài Loan sẽ là một “kịch bản kinh hoàng” cho toàn thế giới.

Bình luận được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Bắc Kinh tiến hành các cuộc tập trận cường độ cao quanh hòn đảo này để đáp trả cuộc gặp của Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn với Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Kevin McCarthy ở California.

Bà cho biết Đức vẫn cam kết với chính sách “một Trung Quốc” nhưng rất quan ngại về tình hình ở eo biển Đài Loan.

Bắc Kinh coi Đài Loan là một tỉnh ly khai và không loại trừ khả năng thống nhất bằng vũ lực

Bà Baerbock được cho là sẽ sử dụng chuyến đi Trung Quốc của mình để tái khẳng định sự thống nhất của Liên minh châu Âu về chính sách Trung Quốc sau khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đề nghị khối này không nên theo Hoa Kỳ hay Trung Quốc mà nên có chính sách riêng về Đài Loan, gây ra phản ứng dữ dội ở EU.

Phát biểu trước các bộ trưởng ngoại giao G7 qua liên kết video tại Nhật Bản vào Chủ nhật, ông Josep Borrell, nhà ngoại giao trưởng của EU, cho biết vấn đề Đài Loan sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa Trung Quốc và châu Âu.

Noah Barkin, một chuyên gia về quan hệ EU-Trung Quốc tại Rhodium Group, nói rằng không giống như Tổng thống Pháp Macron, bà Baerbock không ngại nêu ra các vấn đề gây tranh cãi với Bắc Kinh ở chính tại Trung Quốc.

Theo ông Barkin, bà Baerbock là một sự điều chỉnh cần thiết đối với màn trình diễn ngoại giao khó hiểu của Tổng thống Pháp.

Chuyến đi của bà diễn ra khi Đức đang soạn thảo một chiến lược mới về Trung Quốc nhằm giảm đáng kể sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc.

Đề cập đến chiến lược của Đức, Ngoại trưởng Trung Quốc Tần cương cho biết ông hy vọng Đức có thể đưa ra “lựa chọn chính trị đúng đắn” và tránh “đánh giá sai chiến lược”.

“Trung Quốc và Đức là đối tác, không phải đối thủ. Khi xây dựng các tài liệu chiến lược liên quan đến Trung Quốc, Đức nên xuất phát từ lợi ích sống còn và hạnh phúc của hai nước và nhân dân của họ,” ông nói.

Ông cho rằng Đức không nên lo lắng về “sự phụ thuộc” và “rủi ro” khi phát triển quan hệ kinh tế với Trung Quốc, đồng thời cảnh báo rằng “việc tự tay kìm hãm hợp tác kinh tế và thương mại bình thường sẽ phản tác dụng”.

Ông cũng kêu gọi đối xử công bằng và không phân biệt đối xử đối với đầu tư của Trung Quốc vào Đức khi EU tăng cường các biện pháp nhắm mục tiêu vào việc Trung Quốc tiếp cận các công nghệ nhạy cảm, với khả năng cấm thiết bị Huawei và ZTE trong mạng 5G của Đức.

Lê Vy (theo SCMP)

Khai trương Apple Store đầu tiên ở Ấn Độ

Cửa hàng Apple đầu tiên ở Ấn Độ — với đội ngũ ngũ nhân viên nói 20 thứ tiếng — sẽ khai trương vào thứ Ba tại Mumbai. Nó được trang trí bằng đá từ Rajasthan và gạch ốp lát từ Delhi (nơi sẽ chào đón cửa hàng thứ hai của Ấn Độ vào thứ Năm). Độ xa hoa của cửa hàng cho thấy kỳ vọng cao của Apple đối với Ấn Độ, nơi công ty này có hai mục tiêu.

Đầu tiên là người tiêu dùng. iPhone chiếm chưa đến 5% thị trường điện thoại thông minh Ấn Độ. Nhưng chắc chắn 1,4 tỷ người Ấn Độ sẽ nâng cấp thiết bị khi họ trở nên khá giả hơn. Hồi tháng 2, Apple đã công bố báo cáo tăng trưởng doanh thu hai con số tại quốc gia này, với CEO Tim Cook tự nhận “rất lạc quan về Ấn Độ.”

Thứ hai là các nhà sản xuất. Hầu hết các sản phẩm của Apple đều được lắp ráp tại Trung Quốc. Nhưng covid, lạm phát và các vấn đề địa chính trị đã khiến nước này trở thành một nơi nhiều rủi ro để đặt nhà máy. Một ước tính cho biết đến năm 2025 một phần tư số iPhone xuất xưởng sẽ được sản xuất ở bên ngoài Trung Quốc, trong đó Ấn Độ là nước hưởng lợi nhiều nhất. Bản thân thủ tướng Narendra Modi đã được phát hiện dùng iPhone màu vàng.

Nga xét xử nhà báo Mỹ

Một tòa án Moscow sẽ nghe kháng cáo từ các luật sư của Evan Gershkovich, phóng viên tờ Wall Street Journal hiện đang bị Nga bắt giữ, vào thứ Ba. Ông Gershkovich – người bị bắt vào cuối tháng trước với cáo buộc gián điệp khi đang đi thực địa ở Yekaterinburg, một thành phố miền đông Moscow – phải đối mặt với bản án tù lên tới 20 năm. Toà soạn WSJ “kịch liệt” bác bỏ các cáo buộc chống lại ông; chính phủ Mỹ nói ông Gershkovich đang bị giam giữ một cách sai trái.

Không nhiều khả năng các luật sư có thể thuyết phục được tòa án cho ông tại ngoại hoặc chịu quản thúc tại gia. Hy vọng tốt nhất của Gershkovich có thể là trao đổi tù nhân với Mỹ. Một quan chức cấp cao của Nga đã gợi ý về khả năng này vào ngày 13 tháng 4, nhưng nói rằng nó chỉ có thể xảy ra sau khi kết thúc phiên tòa, mà khả năng sẽ là xử kín và chắc chắn dẫn đến một bản án. Trong lá thư đầu tiên gửi cho cha mẹ ở Mỹ, Gershkovich nói ông “không mất hy vọng.”

Châu Âu khánh thành trung tâm quản lý các thuật toán công nghệ

Các đại diện của Ủy ban châu Âu sẽ khánh thành Trung tâm Minh bạch Thuật toán châu Âu ECAT tại Sevilla, Tây Ban Nha, vào thứ Ba. Nghe như một viện nghiên cứu AI, nơi này sẽ trở thành nhân vật chính trong việc thực thi Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số của EU, sẽ có hiệu lực từ tháng 2 năm 2024 nhằm tăng cường quản lý các công ty tìm kiếm trực tuyến và truyền thông xã hội lớn.

ECAT được cho là sẽ giúp các cơ quan quản lý ở Brussels xem xét kỹ lưỡng thuật toán của các công ty này, chẳng hạn như các thuật toán đề xuất nội dung trong feed và kết quả tìm kiếm của người dùng. Nhưng những người hoài nghi cho rằng bấy nhiêu vẫn là không đủ để Ủy ban đảm bảo các doanh nghiệp công nghệ lớn, vốn có nhiều nguồn lực, kể cả nguồn lực hợp pháp, thực sự tuân thủ luật. Họ cũng không nghĩ ECAT sẽ thu hút được đủ nhân lực cần thiết để thực hiện công việc, nhất là khi nhu cầu nhân lực AI đang tăng cao.

Brazil xử các bị can bạo loạn 

Vào thứ Ba, Tòa án Tối cao Brazil sẽ bắt đầu xử những người liên quan đến cuộc bạo loạn 8 tháng 1, khi hàng ngàn người ủng hộ cựu tổng thống Jair Bolsonaro xông vào toà nhà Quốc hội, dinh tổng thống và cơ quan toà án. Toà sẽ xem xét 100 đơn trong tuần này, và nhiều đơn nữa theo sau. Nếu tòa án chấp nhận cáo buộc của công tố, các bị cáo sẽ phải đối mặt với các cáo buộc như “tổ chức tội phạm có vũ trang” và kích động “đảo chính.”

Ông Bolsonaro ở Mỹ trong thời gian diễn ra bạo loạn nhưng — sau nhiều tháng công khai hoài nghi kết quả bầu cử mà ông đã thua — ông cũng có thể trở thành bị cáo. Một phiên tòa vẫn chưa được lên lịch và ông Bolsonaro phủ nhận trách nhiệm, nhưng vào ngày 14 tháng 4, một thẩm phán Tòa Tối cao đã ra lệnh cho ông làm chứng trước cảnh sát.

Toà án dư luận dường như đã đưa ra phán quyết về cuộc bạo loạn. Thăm dò hồi tháng 1 cho thấy 93% người Brazil lên án các vụ bạo loạn và 46% cho rằng các thủ phạm phải đối mặt với công lý. Trong khi đó, quan điểm của công chúng về ông Bolsonaro có thể vẫn chưa rõ ràng cho đến năm 2026, khi ông muốn tái tranh cử tổng thống.


Báo cáo 50 tiểu bang: Các tiểu bang do Đảng Cộng Hòa lãnh đạo đang ở trong điều kiện kinh tế tốt nhất 

Tác giả The Center Square 

17/4/2023


Báo cáo 50 tiểu bang: Các tiểu bang do Đảng Cộng Hòa lãnh đạo đang ở trong điều kiện kinh tế tốt nhất


Đường chân trời của Thành phố Salt Lake được chụp tại Thành phố Salt Lake, Utah, vào ngày 18/02/2002. (Ảnh: Brian Bahr/Getty Images) 


Một báo cáo mới xếp hạng tất cả 50 tiểu bang từ tốt nhất đến tệ nhất về điều kiện kinh tế, cho thấy tiểu bang nào đã cải thiện, và tệ hơn, trong việc tạo ra môi trường kinh tế nơi mà các doanh nghiệp muốn đầu tư. 

Hội đồng Trao đổi Lập pháp Hoa Kỳ (ALEC) đã công bố bản phân tích tiểu bang, trong đó xếp hạng Utah là tiểu bang đứng số một, North Carolina đứng thứ hai, và Arizona đứng thứ ba. Idaho và Oklahoma được xếp vào năm vị trí hàng đầu, lần lượt xếp thứ tư và thứ năm. 

“Đường dài mới biết ngựa hay,” ông Jonathan Williams, nhà kinh tế trưởng của ALEC, đồng tác giả báo cáo này, nói với The Center Square. “Utah là tiểu bang có dân số phát triển nhanh nhất cả nước, với mức tăng dân số hơn 18% trong thập niên qua. Vì vậy, một trong những chủ đề chính mà chúng tôi thấy không chỉ ở Utah mà ở rất nhiều tiểu bang nằm trong mười tiểu bang hàng đầu hoặc nửa nhóm tiểu bang hàng đầu là các tiểu bang thực hiện đúng chính sách đang thực hiện về vấn đề di cư khi mọi người tiếp tục bỏ phiếu thể hiện quan điểm của mình. Những người nộp thuế đang tiếp tục bỏ phiếu chống lại các tiểu bang có mức thuế cao và hướng tới những tiểu bang mang lại nhiều cơ hội kinh tế hơn, chất lượng cuộc sống thực sự tốt hơn và chi phí cuộc sống thấp hơn.” 

Ông nói thêm: “Chúng tôi đã làm việc này đủ lâu để thực sự không có những rủi ro hay trục trặc nào.” 

ALEC đã tạo bảng xếp hạng của mình bằng cách sử dụng 15 tiêu chí, mà hầu hết những tiêu chí này đều liên quan đến môi trường thuế của tiểu bang. Các tiêu chí này, được đánh giá ngang nhau, như sau: 

  • Thuế suất tối đa đối với thu nhập cá nhân

  • Thuế suất tối đa đối với thu nhập doanh nghiệp

  • Lũy tiến thuế thu nhập cá nhân (thay đổi nghĩa vụ về thuế trên mỗi 1,000 USD thu nhập)

  • Gánh nặng thuế tài sản (trên mỗi 1,000 USD thu nhập cá nhân)

  • Gánh nặng thuế bán hàng (trên mỗi 1,000 USD thu nhập cá nhân)

  • Gánh nặng thuế còn lại (trên mỗi 1,000 USD thu nhập cá nhân)

  • Thuế địa sản/thừa kế

  • Những thay đổi về thuế được luật hóa gần đây (2020 & 2021, trên mỗi 1,000 USD thu nhập cá nhân)

  • Mức chi trả nợ như một phần của doanh thu thuế

  • Công chức trên mỗi 10,000 dân số (tương đương với làm việc toàn thời gian)

  • Khảo sát Hệ thống Trách nhiệm pháp lý của Tiểu bang (giải quyết kiện tụng ngoài hợp đồng, tính công bằng tư pháp, v.v.)

  • Mức lương tối thiểu của tiểu bang (mức sàn của liên bang là 7.25 USD)

  • Chi phí bồi thường cho người làm việc trung bình (trên mỗi 100 USD tiền lương)

  • Tiểu bang có luật được làm việc không? (tùy chọn tham gia hoặc trợ giúp một nghiệp đoàn)

  • Số giới hạn chi tiêu thuế

Ở cuối bảng xếp hạng này là New York, tiểu bang tệ nhất theo các tiêu chí của ALEC. Vermont được xếp hạng thứ 49, Minnesota đứng thứ 48, và New Jersey đứng thứ 47. Illinois đứng ở vị trí thứ 46, và California xếp thứ 45. 

“Đây không phải là lý thuyết đơn thuần,” ông Williams nói. “Đây là những đề mục mà chúng tôi biết cả từ một góc độ học thuật, những chính sách mà chúng tôi theo dõi … những điều mà chúng tôi biết là quan trọng từ một góc độ lịch sử, nhưng trong 16 năm qua, điều này đã thực sự gây kinh ngạc khi xem xét. Đó không chỉ là một giả thuyết. Điều này này thực sự phát sinh trong thực tế.” 

Đa phần các tiểu bang do Đảng Cộng Hòa lãnh đạo đều chiếm phần tốt hơn trong bảng xếp hạng này trong khi các tiểu bang do Đảng Dân Chủ lãnh đạo lại tụt xuống cuối bảng. Mười tiểu bang hàng đầu hầu như hoàn toàn do Đảng Cộng Hòa lãnh đạo, và mười tiểu bang cuối bảng đều do Đảng Dân Chủ lãnh đạo. 

Ông Williams nói: “Các tiểu bang tuân theo thể thức thị trường tự do giữ mức thuế thấp và hạn chế các quy định, trao quyền cho người làm công ăn lương, trao quyền cho người nộp thuế trên toàn diện là những tiểu bang phát triển nhanh nhất ở Mỹ.” 

Bảng xếp hạng đầy đủ các tiểu bang, từ tốt nhất đến tệ nhất theo các tiêu chí của ALEC:

  1. Utah

  2. North Carolina

  3. Arizona

  4. Idaho

  5. Oklahoma

  6. Wyoming

  7. Indiana

  8. North Dakota

  9. Florida

  10. Nevada

  11. Tennessee

  12. Georgia

  13. Texas

  14. South Dakota

  15. Arkansas

  16. Michigan

  17. Wisconsin

  18. Virginia

  19. New Hampshire

  20. Ohio

  21. South Carolina

  22. Mississippi

  23. Alaska

  24. Alabama

  25. Colorado

  26. Louisiana

  27. Kentucky

  28. West Virginia

  29. Delaware

  30. Kansas

  31. Missouri

  32. Iowa

  33. Montana

  34. Washington

  35. Pennsylvania

  36. Nebraska

  37. Massachusetts

  38. New Mexico

  39. Connecticut

  40. Rhode Island

  41. Maryland

  42. Hawaii

  43. Oregon

  44. Maine

  45. California

  46. Illinois

  47. New Jersey

  48. Minnesota

  49. Vermont

  50. New York

Do Casey Harper của The Center Square thực hiện

Thanh Tâm biên dịch

Ngưng nhập ngũ cốc : Ukraina và Ba Lan đàm phán để thoát bế tắc

18/4/2023


(Ảnh minh họa) - Một kho chứa ngũ cốc ở làng Zghurivka, Ukraina, ngày 09/08/2022. AP - Efrem Lukatsky 

Minh Anh /RFI

Kiev và Vacxava, hôm qua, 17/04/2023, đã khởi động các cuộc đàm phán nhằm tìm kiếm một thỏa thuận sau khi Ba Lan hôm thứ Bảy, 15/4, quyết định ngừng nhập khẩu ngũ cốc Ukraina, với lý do gây bất ổn thị trường nông nghiệp trong nước. Quyết định này đã bị Liên Hiệp Châu Âu lên án là « không thể chấp nhận ».  

Trả lời AFP, phát ngôn viên bộ Chính sách Nông nghiệp Tetiana Loupova hôm qua khẳng định hai nước vẫn đang tiến hành đàm phán về xuất khẩu nông sản Ukraina sang Ba Lan hoặc trung chuyển qua nước này.

Truyền thông Ba Lan xác nhận tin này và cho biết các cuộc đàm phán diễn ra ở thủ đô Vaxava.

Hôm thứ Bảy 15/04, Ba Lan , Hungary và Slovakia đồng loạt thông báo tạm ngưng nhập khẩu các loại ngũ cốc và nhiều nông sản khác từ Ukraina. Nhiều nước láng giềng Ukraina đang phải đối mặt với làn sóng nông dân bất bình vì nông sản Ukraina (bắp, lúa mì hay hướng dương) ồ ạt tràn vào, gây giảm giá và các kho trữ bị quá tải. 

Nguyên nhân là năm 2022, Liên Hiệp Châu Âu đã tạm ngưng áp thuế tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ Ukraina và tạo điều kiện để Ukraina xuất khẩu ngũ cốc bằng cách trung chuyển qua các cảng biển châu Âu sau khi các tuyến vận chuyển qua Biển Đen đã bị đóng do cuộc chiến xâm lược của Nga. 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét