Thứ Hai, 25 tháng 1, 2021

Phát triển thủy điện trên sông Sekong, Srepok, và Sesan (3S). Hủy diệt nguồn sống của đồng bào vùng Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long.


                                                 Đập thủy điện toàn vùng, Laos, Tháiland, Camdbodia và Vietnam

Liêm Hà 2016

Các con sông Sekong, Srepok, và Sesan là sông nhánh quan trọng nhất đối với hạ lưu sông Mekong.

 cung cấp lưu lượng nước và trầm tích cần thiết cho các vùng lũ ở hạ lưu và phục vụ như là các tuyến đường chính cho việc di chuyển cá.

Tuy nhiên, phát triển thủy điện nhanh chóng đã  thay đổi đáng kể các sông 3S và các dịch vụ mà họ cung cấp cho người dân địa phương.


Lưu vực sông 3S có diện tích 78.650 km2 ở hạ nguồn Mekong, được chia sẻ bởi Lào (29%), Việt Nam (38%) và Campuchia (33%)

Mặc dù chỉ với 10% của toàn bộ lưu vực sông Mekong, nó đóng góp 23% lượng nước sông Cửu Long hàng năm trung bình (Adamson et al., 2009) khoảng 3.000 mét khối mỗi giây trong mùa khô và 4.500 mét khối mỗi giây vào mùa mưa.

Một vài khảo sát về mạch nước ngầm tại Đồng bằng sông Cửu Long của cơ quan Phát Triển Quốc Tế Hoa Kỳ (USAID) và Quân đội Hoa Kỳ hợp tác với chính phủ Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975 và các khảo sát hiện nay

 

Liêm Hà 2016

-  USGS:  Development of Sea Level Rise Scenarios for Climate Change Assessments of the Mekong Delta, Vietnam
By Thomas W. Doyle, Richard H. Day, and Thomas C. Michot

- Thử tìm giải pháp thuỷ lợi cho đồng bằng Cửu Long: Thách thức với lũ lụt
Trần Đăng Hồng, Ph D

- TME Looks Back: Vietnam “Water for Vietnam”
Việt Nam nhìn lại, tài liệu ghi lại của các cựu chiến binh Hoa Kỳ tham gia vào các chương trình khoan giếng cung cấp nước ngọt cho dân cư tai các nơi đóng quân. Các quân binh chủng Hải, Lục, Không quân đều có những chương trình xã hội này.
Ngoài chương trình khoan giếng nước, còn có những chương trình khác được nhìn lại từ các cựu chiến binh Hoa Kỳ.
 

Phan Bội Châu : Mười thang thuốc chữa bệnh cho Dân Tộc Việt

Dẫn ngôn

Nước ta bây giờ đang cần có sách học. Học sách Tàu? Hán văn đã không còn thích dụng ở đời naỵ Học sách Tây? Pháp văn còn chưa mấy người thông hiểu. Lấy người mình đọc tiếng mình, thì sách nước mình ở lúc bây giờ không gì hơn làm bằng quốc văn. Tuy nhiên việc làm sách đó có dễ dàng đâu! Tất phải: dò xét lịch sử của nước mình đời xưa, thăm dò tệ bệnh của nước mình ngày nay, trông các gương liệt cường ở hiện tại, đo tính vận mạng dân tộc ở tương lai, nghĩ thế nào, viết một chữ, mở một lời mà hữu ích cho nhân tâm thế đạo, có thế sách mới có giá trị...

Tôi viết quyển sách này, chẳng qua dâng một phần nghĩa vụ với Quốc dân, hay dở, đúng không, hoặc có công hiệu gì không, thì quyền ở người đọc sách. Khổng Tử nói: "Tri ngã giả, kỳ duy Xuân thu hồ, tội ngã giả, kỳ duy Xuân thu hồ", nghĩa là ai biết lòng ta tất ở sách Xuân thu, ai bắt tội ta tất cũng ở sách Xuân thu. Quyển sách tôi viết đây cũng nói như vậy.

Sào Nam, 1927

Trần Trung Đạo - Lý do CSVN vẫn vinh danh Nguyễn Thái Học và các đồng chí của Ông đã hy sinh trong khởi nghĩa Yên Bái 1930

Giới thiệu:  Nhân dịp kỷ niệm Ngày Thành Lập VNQDĐ 25 tháng 12, 1927, người viết đặt một câu hỏi cho các bạn Facebook “Lý do CSVN vẫn vinh danh Nguyễn Thái Học và các đồng chí của ông đã hy sinh trong Khởi Nghĩa Yên Bái 1930?” Thật ra câu hỏi này có thể trả lời tóm gọn trong một trang. Tuy nhiên, để các bạn trẻ có cái nhìn rộng và sâu về lịch sử lẫn lý luận, người viết phân tích chi tiết và bao quát hơn. Không nắm bắt những hiểu biết về lý thuyết CS sẽ rất khó khăn khi chọn một giải pháp thích nghi để xóa bỏ chế độ độc tài CS.

Nhượng Tống : Nguyễn Thái Học


TÁC GIẢ: NHƯỢNG TỐNG 

Các Bạn,

Dù sao thì ba chữ Nguyễn Thái Học tới nay cũng đã là một cái tên trên lịch sử.

Không phải trên lịch sử của dân tộc Việt Nam bị xiềng xích!

Mà là trên lịch sử của cả nhân loại, hiện nay còn quằn quại đau thương!

 
 

Đó không phải là ý riêng tôi, một bạn cùng thề với Anh.

Nhưng là ý chung hết thảy những kẻ hữu tâm ở thế gian này, chẳng hạn như những nhà văn Nhật Bản,

khi họ viết cuốn “An Nam Lê Minh Ký” hay “Nam Phương Dân Tộc Vận Động Sử”.

 

Điểm tin thế giới ngày Thứ hai 25 tháng 1 năm 2021


Võ Thái Hà tóm lược

Luật sư Powell thành lập tổ chức chính trị để khôi phục nền Cộng hòa

Luật sư Sidney Powell, hôm thứ Bảy (23/1, giờ Mỹ), đã thông báo về việc thành lập “Ủy ban Hành động Chính trị Siêu cấp” (SPAC) nhằm khôi phục chế độ Cộng hòa thực sự cho Hoa Kỳ. SPAC sẽ tận sức bảo vệ “quyền thiêng liêng” bao gồm quyền tự do ngôn luận, quyền hiến định và bầu cử tự do, công bằng, theo Sound of Hope.

SPAC có thể tiếp nhận các khoản đóng góp không giới hạn và cũng có thể thực hiện các khoản chi tiêu chính trị không giới hạn, nhưng nó không thể tham gia trực tiếp vào các chiến dịch bầu cử hoặc điều phối ứng cử viên, Forbes cho hay.

Tài liệu giải mật: Khung chiến lược của Hoa Kỳ đối với khu vực Indo-Pacific


Nguồn: “U.S. Strategic Framework for the Indo-Pacific”

The White House, 12/1/2021

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Chú thích: Những đoạn (…) là các nội dung chưa được giải mật.

Các thách thức đối với an ninh quốc gia

    • Làm thế nào để duy trì được ưu thế chiến lược của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, thúc đẩy trật tự kinh tế tự do đồng thời ngăn chặn Trung Quốc thiết lập những khu vực ảnh hưởng mới phi tự do, và tăng cường các lĩnh vực hợp tác nhằm thúc đẩy hòa bình, thịnh vượng trong khu vực?
    • Làm thế nào để đảm bảo Triều Tiên không đe dọa đến Hoa Kỳ cùng các đồng minh, giải trừ mối nguy cấp bách hiện tại và mối nguy tiềm ẩn trong tương lai ở mức độ và kiểu loại như Triều Tiên đã đặt ra?
    • Làm thế nào để nâng cao vai trò lãnh đạo kinh tế toàn cầu của Mỹ kết hợp với thúc đẩy một nền thương mại công bằng, có đi có lại?

 

Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2021

Điểm tin thế giới ngày Chủ nhật 24 tháng 1 năm 2021


Võ Thái Hà tóm lược

Tổng thống Biden lên tiếng xin lỗi khi binh sĩ phải ngủ ở bãi đỗ xe

Ngay cả khi được đăng hình ở Điện Capitol Hoa Kỳ, nhiều binh sĩ được chụp phải ngủ trên sàn nhà

Tổng thống Joe Biden đã lên tiếng xin lỗi sau khi một số thành viên của Lực lượng Vệ binh Quốc gia đóng tại Điện Capitol được chụp là phải ngủ trong một bãi đỗ xe.

Hơn 25.000 quân đã được điều động tới Washington DC cho lễ nhậm chức của ông sau bạo lực hồi đầu tháng.

Hình ảnh lan truyền vào hôm thứ Năm cho thấy họ buộc phải nghỉ giải lao ở một nhà để xe gần đó sau khi các nhà lập pháp quay trở lại.

Thứ Bảy, 23 tháng 1, 2021

Gs. Nguyễn Văn Tuấn - 1984 và 2021.

Các bạn thử tưởng tượng cái ngày mà những chữ như 'ba', 'má', 'dì', 'dượng', 'cô', 'cậu', 'chú', 'thím', anh 'chàng', 'cô nàng', v.v. không được dùng trong Toà Bạch Cung [1]. Ấy vậy mà cái ngày đó đã tới hôm ông Biden nhậm chức tổng thống. Ngày xưa George Orwell viết tác phẩm lừng danh “1984” [2], nay thì phe Dân Chủ sáng tác cuốn sách mới “2021”.

Quan sát ngày đầu tiên trong cái ghế tổng thống dễ dàng thấy ông Biden rất quan tâm đến 'chánh trị phải đạo' và đúng là người của phe cánh tả. Xu hướng này sẽ làm cho vài người vui nhưng cũng đem lại nỗi buồn cho nhiều người thuộc phe bảo thủ.

Một trong những thuật ngữ đáng bàn nhứt trong thời đại ngày nay là 'political correctness' (PC), có lẽ dịch là 'chánh trị phải đạo'. PC là trào lưu về ngôn ngữ, chánh sách công, hay các biện pháp nhằm tránh gây tổn thương hay bất lợi đến những thành viên thuộc một nhóm nào đó trong xã hội. Chẳng hạn như dùng chữ 'black' và 'white' để đề cập đến người da đen và da trắng có thể xem là không phải đạo. Một ví dụ khác là thay vì dùng chữ 'Chairman' thì ngày nay người ta dùng chữ 'Chairperson' hay đơn giản hơn là 'Chair' để tránh giới tính trong cách dùng chữ.

Hơn 5 năm trước, Trump 'thống trị' chánh trường. Đó là thời điểm mà hàng chục triệu người Mĩ cảm thấy họ bị Washington bỏ rơi, họ nghĩ rằng Washington đã đầu hàng trước PC xiển dương bởi những 'chánh uỷ' cánh tả.

Bởi vậy, ngay sau khi nhậm chức, Trump tuyên bố rằng: "Vấn đề lớn nhứt của đất nước này là 'chánh trị phải đạo'. Tôi đã bị nhiều người chất vấn đến nổi thành thật mà nói tôi không có thời giờ cho chánh trị phải đạo, và nói thiệt với các bạn, đất nước này cũng không cần thứ đó." Lời tuyên bố đó làm cho phe ủng hộ ông nức lòng, nhưng gây giận dữ ở các nhóm thiên tả. 

Điểm tin thế giới ngày Thứ bảy 23 tháng 1 năm 2021

Võ Thái Hà tóm lược

Ông Fauci phản bác lại tin tức của CNN: Việc phân phối vắc xin của TT Biden không phải "bắt đầu từ sơ khởi"

Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, Tiến sĩ Anthony Fauci ngày 21/1 cho biết, chính quyền TT Biden đang tiếp tục kế hoạch phân phối vắc xin COVID-19 của chính quyền tiền nhiệm, chứ không phải là không được chuyển giao kế hoạch như CNN đưa tin.

Tiến sĩ Fauci, người đứng đầu Viện Quốc gia về Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm, đã lật tẩy một báo cáo của CNN vài giờ trước đó, trích dẫn tuyên bố của một quan chức chính quyền TT Biden giấu tên rằng: “Chúng tôi không có gì để làm lại. Chúng tôi sẽ phải xây dựng lại kế hoạch triển khai vắc-xin từ đầu”.

Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2021

Thư của Đảng trưởng Nguyễn Thái Học gửi cho tên Toàn Quyền Đông Dương


Yên Báy, Ngày… tháng 3 năm 1930

Gửi ông Toàn Quyền Đông Dương ở Hà Nội. Ông Toàn Quyền,

 

Tôi, Nguyễn Thái Học ký tên dưới đây, chủ tịch Đảng cách mệnh Việt Nam Quốc Dân Đảng, hiện bị giam ở ngục Yên Báy, trân trọng nói cho ông rõ rằng:  

 

Hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp, tôi thực có trách nhiệm về mọi việc chính biến phát  sinh  trong  nước, do Đảng tôi chỉ huy từ năm 1927 tới nay, vì tôi là chủ tịch Đảng, và là người sáng lập nữa. Vậy xin ông giết một mình tôi, chứ đừng giết các người đảng viên hay gọi là đảng viên, hiện bị giam ở các ngục, bởi vì người ta vô tội! Người ta vô tội vì trong số đó thì một phần là các đảng viên, nhưng họ vào đảng là vì tôi khuyến khích họ, cho họ biết thế nào là nghĩa vụ một người dân đối với quốc gia, thế nào là khổ nhục của một tên dân mất nước; còn ngoài ra thì là những người bị vu cáo bởi bọn thù hằn, bởi lũ mật thám, bởi những bạn bè bán mình cho chính phủ Đông Dương! 

 

Tôi nhắc lại một lần nữa để ông biết rằng chỉ cần giết một mình tôi, vì tôi mới chính là thủ phạm. Mà nếu còn chưa đủ hả, thì xin tru di cả nhà tôi, nhưng tôi đem nước mắt mà xin ông tha cho những người khác! Sau nữa tôi mong ông nghĩ đến danh dự nước Pháp, đến công lý, đến nhân đạo mà thôi, đừng ra lệnh ném bom hay đốt phá những làng vô tội như ông vừa mới làm! Đó là một lệnh giết người. Những đồng bào của tôi sẽ vì thế mà chết đói, chết rét lấy vạn mà kể!

  

Sau cùng kết luận bức thư, tôi nói cho ông biết rằng: nếu người Pháp muốn ở yên ở Đông Dương mà không phải khốn đốn vì phong trào cách mệnh thì:

 

1)     Phải thay đổi cái chương trình chính trị hung tàn và vô đạo hiện hành ở Đông Dương.

2)     Phải cư xử cho ra vẻ người bạn dân Việt Nam, chứ đừng có lên bộ ông chủ bạo ngược và áp  chế.

3)     Phải để lòng giúp đở những nỗi đau khổ về tinh thần, về vật chất của người Việt Nam, bằng  cách trả lại các nhân quyền, như tự do du lịch, tự do học hành, tự do hội họp, tự do ngôn luận; đừng có dong túng bọn tham quan, ô lại, và những phong tục hủ bại  ở các hương thôn; mở mang nền công, thương bản xứ, cho nhân dân được học tập những môn cần thiết.

Ông Toàn Quyền, hãy nhận lấy tấm lòng tôi tôn kính và cảm kích, với sự nhiệt liệt tạ ơn.

Kẻ thù của ông:

Nhà Cách mệnh Nguyễn Thái Học

Thư của Đảng trưởng Nguyễn Thái Học viết cho Hạ Viện Pháp

Các ông Nghị Viện! 
 
Tôi ký tên dưới đây là Nguyễn Thái Học, người Việt Nam, 26 tuổi, chủ tịch và sáng lập viên của   Việt Nam Quốc Dân Đảng, hiện bị bắt và giam ở ngục Yên Báy, Bắc kỳ, Đông Dương, trân trọng  bày  tỏ như sau này: 
 
Theo công lý, ai cũng có quyền bênh vực tổ quốc mình khi bị các nước khác xâm lược, và theo    nhân đạo, ai cũng có nghĩa vụ phải cứu vãn đồng bào trong vòng nguy hiểm, khó khăn. Như tôi,  tôi  thấy rằng Tổ quốc tôi bị người Pháp các ông chiếm lĩnh hơn sáu mươi năm nay; tôi  thấy rằng,  dưới ách chuyên chế của các ông, đồng bào tôi khốn khổ vô cùng, và dân tộc tôi dần dần sẽ bị  tiêu  diệt  hoàn toàn, theo luật tự nhiên đào thải. Bởi vậy, quyền lợi và nghĩa vụ đã thúc giục tôi phải tìm hết    cách để bênh vực Tổ quốc tôi đương bị người chiếm lĩnh, và dân tộc đương ở cảnh gian nguy. Trước  hết, tôi định cùng với các người Pháp ở Đông Dương mà làm việc mở mang trí thức và kimh tế. Về phương diện kinh tế, năm 1925, tôi đã gởi cho viên Toàn Quyền Va-ren một bức thư, gồm có những nguyện vọng xin bênh vực che chở nền công, thương bản xứ, và nhất là lập một trường Cao  Đẳng  Công Nghệ ở Bắc kỳ. Năm 1926, tôi lại gởi một bức thư nữa cho viên Toàn Quyền Đông Dương, trong có một dự án giúp cho dân nghèo có thể dễ sống. Năm 1927, tôi lại gửi cho Thống Sứ Bắc kỳ một bức thư, xin ra một tập Tuần báo, mục đích là bênh vực và khuyến khích cho nền công, thương bản xứ. Về phương diện trí thức, năm 1925, tôi gửi thư cho Toàn Quyền Đông Dương, yêu cầu:

Tạ Dzu: Bài học gì cho người Việt từ bầu cử tổng thống Hoa Kỳ?


Một nền dân chủ lâu đời, bén rễ hơn ba trăm năm qua của một cường quốc hàng đầu thế giới bỗng dưng trở thành nền “cộng hòa chuối” (banana republic) qua cuộc bầu cử tổng thống 2020, với tố cáo gian lận, kiện tụng rồi trở thành bạo loạn sau đó, tưởng như chỉ có thể xảy ra ở một nước độc tài kém phát triển nào đó ở Nam Mỹ hay mãi tận châu Phi xa xôi. Tại sao lại có thể xảy ra những chuyện kỳ lạ như thế với một nền dân chủ được xem như mẫu mực để thế giới noi theo? 

Điều gì biến nền dân chủ lâu đời này, dù trải qua những thách đố khắc nghiệt, nhiều lần tưởng chừng như gục ngã đã hiên ngang vươn dậy, tiếp tục đi tới rồi bỗng một sớm một chiều lại như thụt lùi đứng chung với hàng ngũ các quốc gia chậm tiến?

Đây là bài học vô giá đối với những người mong muốn dân chủ hoá Việt Nam và cho cả những đảng viên cộng sản thức tỉnh muốn quay về với dân tộc để cùng toàn dân thực hiện công cuộc dân chủ hoá đất nước trong ôn hoà bằng tình anh em.

Lãnh đạo mới của Lào cố gắng ‘đi dây’ giữa Trung Quốc và Việt Nam


Nguồn: Marwaan Macan-Markar, “Laos’ new leader to play balancing act between China and Vietnam”, Nikkei Asia, 20/01/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Khi bước vào vai trò là người đứng đầu đảng cộng sản Lào, Thủ tướng Thongloun Sisoulith phải đối mặt với một thách thức ngoại giao: tiếp tục tỏ ra trung thành với đồng minh lâu đời hơn là Việt Nam ngay cả khi nền kinh tế của đất nước nghèo khó, nợ nần chồng chất của ông đang được nâng đỡ bởi Trung Quốc, gã khổng lồ ngày càng quyết đoán ở phương bắc.

Các nhà quan sát chính trị Lào lâu năm nói rằng đó là một hành động cân bằng mong manh ở đất nước “sân sau” do những người cộng sản cai trị ở Đông Nam Á mà Thongloun đã tiên liệu. Rốt cuộc, chính trong nhiệm kỳ 5 năm của ông trên cương vị thủ tướng Lào, Trung Quốc đã vượt qua Việt Nam trở thành chủ nợ, nhà đầu tư và xây dựng hàng đầu của Lào. Trung Quốc cũng xếp cao hơn Việt Nam trên tư cách là đối tác thương mại song phương của Lào, đứng thứ hai chỉ sau Thái Lan.

Điểm tin thế giới ngày Thứ sáu 22 tháng 1 năm 2021


Võ Thái Hà tóm lược

TNS Tom Cotton: Bạo lực Antifa sẽ không dừng lại vì ông Biden làm tổng thống

Hôm thứ Tư (20/1), thượng nghị sĩ Cộng hòa Tom Cotton cho biết các cuộc bạo động Antifa ở Portland và Seattle sau lễ nhậm chức của Tổng thống Joe Biden chứng minh quan điểm của ông rằng cần lực lượng cảnh sát để duy trì luật pháp và trật tự.

TNS Cộng hòa Cotton cho biết, chỉ vài tháng trước, ông nhớ rằng các phương tiện truyền thông và đảng Dân chủ đã đổ lỗi cho cựu Tổng thống Donald Trump về bạo lực Antifa ở các thành phố do đảng Dân chủ điều hành. Tuy nhiên, theo ông, cần điều động cảnh sát trấn áp cho dù đám đông bạo lực theo đảng phái nào.

Thứ Năm, 21 tháng 1, 2021

Ngày nhậm chức của Joe Biden


Ông Joe Biden tuyên thệ nhậm chức Tổng Thống thứ 46 Hoa Kỳ ngày 20/01/2021

Hôm nay ngày 20 tháng 1 năm 2021, nước Mỹ làm lễ đăng quang cho tổng thống Hoa Kỳ thứ 46, Joe Biden.
Đánh dấu một trang sử đã qua sau gần 3 tháng cựu TT Trump tranh tụng bầu cử gian lận đã làm cho khung khí chính trị tệ hại chưa từng xẩy ra trong lịch sử nước Mỹ! Đến lúc cần chấm dứt và phải chấm dứt,  để nước Mỹ có một chính phủ chính thức điều hành đất nước và phục vụ cho toàn dân đang đứng trước hai đại họa:

– Đại dịch virus Vũ Hán khủng khiếp, người lây dịch tràn đầy bệnh viện, người chết tăng vọt không ngừng, hằng ngày nhìn vào biểu đồ người chết tăng vọt rất lo sợ. Đại dịch virus Vũ Hán từ đợt này sang đợt khác, đợt sau với virus biến thể nguy hiểm hơn đợt trước… cần phải có người chịu trách nhiệm và có những biện pháp tích cực chống dịch hữu hiệu mà trong ba tháng qua hình như đang thả nổi.  Và

Điểm tin thế giới ngày Thứ năm 21 tháng 1 năm 2021


Võ Thái Hà tóm lược

WHO, Trung Quốc Bị Chỉ Trích “Phản Ứng Chậm” Với Đại Dịch Covid-19

Một ủy ban độc lập về chuẩn bị và ứng phó đại dịch, do cựu Thủ Tướng New Zealand Helen Clark và cựu Tổng Thống Liberia Ellen Johnson Sirleaf dẫn đầu, đã công bố đánh giá về sự khởi đầu khủng hoảng ở Trung Quốc, cho thấy lẽ ra có thể hành động nhanh chóng hơn để ngăn chặn đại dịch ngay từ đầu.

Báo cáo có viết: “Điều rõ ràng với ủy ban là các biện pháp y tế công cộng lẽ ra có thể được cơ quan y tế địa phương và quốc gia ở Trung Quốc áp dụng mạnh mẽ hơn vào tháng 01/2020”. Khi có bằng chứng về sự lây truyền từ người sang người, “tín hiệu đã bị bỏ qua ở quá nhiều quốc gia”.

Cụ thể, hội đồng đặt câu hỏi tại sao Ủy Ban Khẩn Cấp của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) không họp trước tuần thứ ba của tháng 01/2020 và không ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu trước ngày 30/01/2020.

Lê Thành Nhân - Những bộ trưởng tương lai của nước Mỹ trong 4 năm tới

Dưới đây là những ứng viên bộ trưởng quan trọng trong chính quyền mới của Hoa Kỳ. Những ứng viên này (trừ Cố Vấn An Ninh Quốc Gia) đều phải qua điều trần trước Thượng Viện Hoa Kỳ. Hiện nay Thượng Viện do Đảng dân Chủ kiểm soát nên những ứng cử viên này sẽ không gặp trở ngại – Trong 9 Bộ Trưởng quan trọng này có 4 người Mỹ gốc Do Thái.

Bộ Trưởng Ngoại Giao: Antony Blinken


Tân Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ Antony Blinken

Ông Antony Blinken sinh năm 1962 tại Yankers tiểu bang New York, gốc người Do Thái, thuở nhỏ ông từng theo mẹ qua sống tại Paris và học ở trường Đại Học École Jeannine Manuel vì thế ông Blinken rất thông thạo tiếng Pháp. Trở về Mỹ năm 1980 ông vào học trường đại học Harvard sau chuyển qua đại học Columbia Law School và tốt nghiệp Tiến Sĩ Luật 1988. Ông đã từng làm việc dưới thời Tổng Thống Clinton và Bush (con). Ông Antony Blinken từng giữ chức Cố Vấn An Ninh Quốc Gia cho Phó Tổng Thống Joe Biden trước đây, và giữ chức Phó Bộ Trưởng Ngoại Giao dưới thời Tổng Thống Obama.

Ngày 23/11/2020 ông Blinkin được ông Biden đề cử giữ chức Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ và ngày 19/01/2021 ông đã điều trần trước Ủy Ban Đối Ngoại Thượng Viện Hoa Kỳ.

Thứ Tư, 20 tháng 1, 2021

Điểm tin thế giới ngày Thứ tư 20 tháng 1 năm 2021

Võ Thái Hà tóm lược

Cục trưởng phản gián Mỹ: Trung Quốc là mối đe dọa ‘nghiêm trọng’ với Hoa Kỳ

Hôm thứ Ba (19/1), Giám đốc Trung tâm Phản gián và An ninh Quốc gia Bill Evanina nói rằng một trong những “thách thức lớn hơn” của chính quyền sắp tới sẽ là đối phó với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Ông Evanina nói với Fox News: “Từ góc độ mối đe dọa mà nói, Nga là một đối thủ đáng gờm, đặc biệt liên quan đến các cuộc xâm nhập mạng, ảnh hưởng xấu và gieo rắc mối bất hòa trong nền dân chủ của chúng ta… Tuy nhiên, không có quốc gia nào đặt ra mối đe dọa thu thập thông tin tình báo rộng rãi và nghiêm trọng hơn với Mỹ hơn Trung Quốc”.

Là người đã có nhiều thập kỷ làm việc trong các cơ quan tình báo, ông Evanina nói rằng ảnh hưởng xấu từ nước ngoài đối với Hoa Kỳ đang gia tăng trong những năm gần đây.

Thứ Hai, 18 tháng 1, 2021

Trần Gia Phụng - Trận Hoàng Sa Trong Chiến Tranh Lạnh Toàn Cầu

2/2014
1. CHIẾN TRANH LẠNH Chiến tranh lạnh bắt đầu từ năm 1946, sau thế chiến thứ hai (1939-1945), là tình trạng tranh chấp căng thẳng, gay cấn và quyết liệt giữa hai khối tư bản và cộng sản (CS). Nói trắng ra, đây là cuộc tranh chấp giữa hai tập đoàn quyền lợi tư bản và CS. Hai tập đoàn quyền lợi nầy đối chọi nhau về tất cả các mặt, nhưng hai bên không trực tiếp đánh nhau vì các cường quốc đứng đầu hai khối cùng thủ đắc võ khí nguyên tử, sợ chiến tranh nguyên tử xảy ra, thì cả hai bên đều thiệt hại nặng nề. Chiến tranh lạnh, có một số đặc điểm như sau: 1) Mỗi khối không phải là một tổ chức thống nhứt, không có chỉ huy chặt chẽ. 2) Các quốc gia trong mỗi khối vẫn duy trì quyền lợi riêng tư, nên trong nội bộ mỗi khối, các quốc gia vẫn xảy ra tranh chấp quyền lợi với nhau, nhiều khi không kém phần quyết liệt. Ví dụ giữa Hoa Kỳ và Pháp trong khối tư bản, giữa Liên Xô và Trung Cộng trong khối CS. 3) Quyền lợi quốc gia của các nước luôn luôn thay đổi theo hoàn cảnh và theo thời gian nên chính sách đối ngoại cũng thay đổi theo thời gian. (Ví dụ Hoa Kỳ, Pháp, Liên Xô, Trung Cộng.) 4) Các nước nhỏ yếu bị các nước cường quốc lợi dụng.