Thứ Hai, 28 tháng 2, 2022

Động cơ kinh tế của Putin khi xâm lược Ukraine là gì?

Nguồn: Ukraine-Krieg: Anders Aslund erklärt das aggressive Vorgehen Putins, Tuần báo Kinh tế Đức, 26/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Cuộc chiến của Putin ở Ukraine tốn kém đến mức nào? Nga có động cơ kinh tế để sáp nhập Ukraine không? Nhà kinh tế và chuyên gia về Nga Anders Aslund giải thích về cách tiếp cận hung hăng của Putin.

Anders Aslund (70 tuổi) là thành viên cấp cao tại Hội đồng Đại Tây Dương, một viện nghiên cứu chính sách có trụ sở ở Washington. Nhà kinh tế người Thụy Điển này từng là cố vấn cho chính phủ Nga dưới thời Boris Yeltsin, cùng với Jeffrey Sachs và David Lipton, vào đầu những năm 1990. Ông đã làm việc với Phó Chủ tịch hiện tại của Ủy ban EU, Valdis Dombrovskis, trong thời gian ông này làm Thủ tướng Latvia. Aslund được coi là một trong những chuyên gia am hiểu nhất về sự kết thúc của nền kinh tế kế hoạch của Nga.

Hỏi: Thưa ông Aslund, liệu tổng thống Nga Putin có kham nổi cuộc tấn công vào Ukraine không? Cho đến nay, sự thôn tính Crimea đã là một hành động mạo hiểm vô cùng tốn kém.

Đáp: Trong một thời gian dài, Putin luôn phải để ý về chuyện tiền nong. Đầu độc và triệt tiêu những người chống đối chế độ không tốn nhiều tiền. Với việc chiếm đóng Crimea, ông ta đã bước vào một xu hướng với tầm vóc hoàn toàn khác: nước Nga tiêu tốn mỗi năm 5 tỷ đôla Mỹ, trong đó hai tỷ dành cho cơ sở hạ tầng, ở đó tình trạng vô cùng thảm hại.

Hỏi: Những con số này từ đâu ra?

Đáp: Đây là những số liệu chính thức. Khi chiếm Donbass, chúng tôi dựa vào số liệu của cơ quan tình báo quân đội Ukraine, số liệu này khá nghiêm chỉnh. Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Alexei Reznikov đề cập đến con số 4 tỷ đôla một năm. 

Hỏi: Putin phải huy động bao nhiêu tiền cho cuộc chiến ở Ukraine?

Đáp: Những gì Putin đang làm ở đây rất tốn kém. Đây là cuộc chiến thực sự đòi hỏi phải có rất nhiều nguồn lực. Tôi không thể định lượng chi phí của cuộc tấn công quân sự này. Nhưng chi tiêu quân sự của Nga chiếm khoảng 6% tổng sản phẩm quốc nội, hiện ở mức tổng cộng khoảng 1,5 nghìn tỷ đôla Mỹ.

Hỏi: Putin không quan tâm đến chi phí hiện nay, khi ông ấy đang ngồi trên khoản tiền dự trữ ước tính khoảng 631 tỷ đô la?

Đáp: Putin coi lượng dự trữ tiền tệ cao là một sự đảm bảo về chủ quyền. Ông ta nhấn mạnh điểm này rất nhiều. Để thích hợp, Nga cần có dự trữ ngoại hối chỉ khoảng 150 tỷ USD. Nếu dự trữ cao quá mức thì điều đó sẽ làm giảm mức sống ở Nga. Putin theo đuổi chính sách thắt lưng buộc bụng cực kỳ không hợp lý về mặt kinh tế. Ông ta đã chuẩn bị để đưa đất nước vào một cuộc chiến tranh.

Hỏi: Vậy chính sách thắt lưng buộc bụng này mang lại cái gì cho ông ta?

Đáp: Putin tập trung vào ổn định kinh tế vĩ mô vì nếu làm khác sẽ gây nguy hiểm cho quyền lực của ông ta. Đó là lý do tại sao ông ta muốn giữ thâm hụt ngân sách ở mức thấp, một khoản nợ quốc gia tối thiểu, chỉ bằng 20% ​​tng sn phm quc ni.

Hỏi: Tăng trưởng kinh tế không quan trọng đối với ông ta sao?

Đáp: Không, Nga không có tăng trưởng kinh tế từ năm 2014 đến năm 2020. Thu nhập khả dụng thực tế đã giảm 11% trong giai đoạn này. Hồi tháng 7 năm 2021, ông ta công bố một chương trình kinh tế đến năm 2030, dự kiến ​​không tăng trưởng kinh tế và không ci thin mc sng trong hơn mười năm. Điu này không được viết ra mt cách rõ ràng, nhưng cuối cùng thì đó là cách duy nhất để diễn giải nó.

Hỏi: Putin có động cơ kinh tế để sáp nhập Ukraine không?

Đáp: Putin muốn lấy lại ngành công nghiệp vũ khí. Cách đây vài năm, một cố vấn của Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine nói với tôi rằng Ukraine không có tổ hợp quân sự của riêng mình, mà là một phần của tổ hợp quân sự Nga. Ukraine chủ yếu sản xuất các bộ phận để được lắp ráp tại Nga. Trước năm 2014, tất cả các động cơ trực thăng của Nga đều có xuất xứ từ Ukraine. Tên lửa đưa các phi hành gia lên trạm vũ trụ quốc tế được sản xuất ở Dnepropetrovsk. Các bộ phận của hệ thống phòng không S-300 và S-400 được chế tạo ở Kharkov. Máy bay vận tải quân sự Antonov, loại lớn nhất thế giới, được sản xuất ở Kiev.

Hỏi: Người ta có cảm giác Putin không quan tâm đến cái giá phải trả cho cuộc chiến, có đúng thế không?

Đáp: Putin không quan tâm đến chi phí chiến tranh, điều này cực kỳ nguy hiểm. Tại Hội đồng Bảo an và trong bài phát biểu hôm thứ Hai, ông ấy dường như phát biểu vô hồn. Bài phát biểu của ông ta như một dòng chảy, thiếu cấu trúc mạch lạc. Ông ta ngồi vào bàn mà không có bất kỳ một bản ghi chép nào, và rõ ràng là không đọc từ máy nhắc chữ từ xa. Tôi nghĩ ông ta mắc chứng say mê quyền lực quá mức. Ở đây tôi nghĩ chúng ta có thể so sánh Putin với Hitler .

Hỏi: Cho dù có các lệnh trừng phạt, phương Tây vẫn ngại trừng phạt Nga trong lĩnh vực dầu và khí đốt, một nguồn thu rất quan trọng đối với Nga. Điều đó có phải là một việc làm khôn ngoan?

Đáp: Sẽ không phải là một ý tưởng hay, khi người ta cấm vận mặt hàng mà bản thân người ta cần dùng. Nga sản xuất 12% sản lượng dầu toàn thế giới. Các lệnh trừng phạt đối với dầu mỏ sẽ có những hậu quả sâu rộng đến nền kinh tế toàn cầu.

Nghiên Cứu Quốc Tế

Bản tin ngày Thứ hai 28 tháng 02 năm 2022

 


Bản lên tiếng của Việt Nam Quốc Dân Đảng Về việc Nga xâm lăng Ukraine

– Trong hai tháng qua, Tổng Thống Nga, Vladimir Putin đưa trên 150,000 quân áp sát biên giới Ukraine làm cho tình hình thế giới vô cùng căng thẳng.

– Sau nhiều nỗ lực của Hoa Kỳ và các nước Tây Phương đã cố gắng dùng giải pháp ngoại giao để giải quyết tình hình căng thẳng ở Ukraine, nhưng không thành công vì những đòi hỏi phi lý của Nga.

– Ngày 22 tháng 02 năm 2022 ông Putin tuyên bố công nhận hai tỉnh của Ukraine thành hai nhà nước độc lập tự xưng Cộng Hòa Nhân Dân Donetsk và Luhansk”, do Nga yểm trợ để lấy cớ đưa quân xâm lược nước Ukraine.

– Ngày 24 tháng 02 năm 2022, Tổng Thống Putin chính thức tuyên bố đưa quân xâm chiếm Ukraine gây chiến tranh tàn khốc khắp nơi.

Trước những sự kiện trên, VNQDĐ nhận xét hành động của Tổng Thống Nga, Vladimir Putin rằng:

– Chà đạp luật pháp quốc tế, chủ trương bạo lực chiến tranh để xóa bỏ nền dân chủ ở Ukraine.

– Chủ trương sử dụng chiến tranh xâm lăng nước láng giềng nhằm vẽ lại bản đồ quốc tế để dựng nên một đế chế độc tài như thời Liên Xô cũ.

– Đi ngược lịch sử tiến bộ của nhân loại, phá hoại nền hòa bình thế giới.  

Vì những lý do trên Việt Nam Quốc Dân Đảng:

– Lên án hành động của tổng thống Nga, Vladimir Putin xâm lăng Ukraine,

– Yêu cầu Nga rút quân khỏi Ukraine để tránh gây thương vong cho thường dân và  trẻ em vô tội, cùng hàng triệu người dân Ukraine phải sống cảnh phải màn trời chiếu đất do chiến tranh gây nên.

Làm tại Hoa Kỳ, ngày 26 tháng 02 năm 2022
Việt Nam Quốc Dân Đảng

https://vietquoc.org/35332-2/

https://docs.google.com/document/d/1iiVpy70O0OdKdelFuJdqdaiWfsh5dvRD/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Tưởng Năng Tiến – Nguyễn Chí Thiệp

https://docs.google.com/document/d/1LFsVsCBsVmNQQvWPumPhjAmIQIEwj6U_/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Trong tác phẩm (Ký Ức Sơ Sài) của nhà giáo Nguyễn Anh Khiêm, có ghi lại một câu nhận định của bạn bè tác giả về nơi sinh trưởng của ông: “Này, tao nói thật nghe, Quảng Nam mày mười thằng thì tao thấy hết chín đứa liều mạng rồi. Nói thế cũng không đúng hẳn, tao thấy thật ra là … chín thằng rưỡi!”

Tôi cũng quen biết đâu chừng chục ông/bà Quảng Nam. Nhận xét của tôi về họ thì hơi khác: mười người chỉ cỡ tám kẻ liều mạng mà thôi, hai còn lại thì cẩn trọng và dè dặt hơn (chút xíu) nhưng cũng sẵn sàng bán mạng hay liều mình khi cần.

Nguyễn Chí Thiệp (NCT) thuộc loại này.

Ở trang bìa sau của cuốn Trại Kiên Giam – do Sông Thu xuất bản lần đầu, năm 1992 – tôi thấy in dòng chữ sau: NCT sinh năm 1944 tại Quảng Nam, tốt nghiệp Học Viện Quốc Gia Hành Chánh 1965 – 1969, trường Bộ Binh Thủ Đức 1966, Chính Trị Kinh Doanh Đà Lạt 1970…

Nguyễn Minh Quang – Nước "nổi" ở đồng bằng sông Cửu Long trong mùa khô?

17 tháng 2 năm 2022

https://docs.google.com/document/d/1Atj-titAAcp6lxtMd2d0qdfeiEV9jc0m/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Phần giới thiệu

Ngày 16 tháng 2 năm 2022, báo Thanh Niên có đăng tải một bài báo với tựa đề “Sẽ đảo lộn mùa khô thành ‘mùa nước nổi’ ở ĐBSCL” [1] để tường thuật về buổi hội thảo trên mạng do Trung tâm Stimson tổ chức ngày 15 tháng 2 năm 2022 [2].  Tham dự buổi hội thảo gồm có ông Alan Basist của Eyes on Earth (EoE), ông Brian Eyler và cô Courtney Weatherby của Trung tâm Stimson, chuyên viên Nguyễn Hữu Thiện, với sự điều hợp của cô Socheata Hean của Voice of America Khmer.  Bài báo viết: “Ông Alan Basist, Chủ tịch Dự án quan sát trái đất (Eyes on Earth) và đồng đứng đầu Tổ chức giám sát đập Mê Kông, thông tin: Hiện nay đang đầu mùa khô hạn, mọi thứ diễn biến khá bình thường; nhưng chỉ vài tuần nữa khi vào cao điểm sẽ có nhiều biến động lớn, khi Trung Quốc bắt đầu xả nước trên các đập thủy điện của họ để sản xuất điện. Vào lúc đó lượng nước trên dòng sông Mê Kông sẽ rất dồi dào chứ không phải là mùa khô như quy luật tự nhiên vốn có của nó. Từ đó, ông dự báo có thể vùng hạ lưu sông Mê Kông từ giờ về sau sẽ thay đổi theo hình thức mùa khô sẽ bị ngập lụt đáng kể nhưng mùa mưa dòng chảy bị thiếu hụt. Đây là năm thứ 4 liên tiếp dòng sông này thiếu nước trong mùa mưa mà lại thừa nước trong mùa khô.”

Thời sự Việt Nam

28/02/2022

https://docs.google.com/document/d/1G1Kc0aXjXd_IXdYRXqS0-IlhrQCMg1H9/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Tin tức thế giới ngày Thứ hai 28 tháng 02 năm 2022

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/1xNNZu7TpM0kkspf3H0wcw0DAGF__qj27/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Động cơ kinh tế của Putin khi xâm lược Ukraine là gì?

Nguồn: Ukraine-Krieg: Anders Aslund erklärt das aggressive Vorgehen Putins, Tuần báo Kinh tế Đức, 26/02/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

https://docs.google.com/document/d/1xZm8s-huFsJ72_8VzJovICHNutNWwkKE/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Cuộc chiến của Putin ở Ukraine tốn kém đến mức nào? Nga có động cơ kinh tế để sáp nhập Ukraine không? Nhà kinh tế và chuyên gia về Nga Anders Aslund giải thích về cách tiếp cận hung hăng của Putin.

Anders Aslund (70 tuổi) là thành viên cấp cao tại Hội đồng Đại Tây Dương, một viện nghiên cứu chính sách có trụ sở ở Washington. Nhà kinh tế người Thụy Điển này từng là cố vấn cho chính phủ Nga dưới thời Boris Yeltsin, cùng với Jeffrey Sachs và David Lipton, vào đầu những năm 1990. Ông đã làm việc với Phó Chủ tịch hiện tại của Ủy ban EU, Valdis Dombrovskis, trong thời gian ông này làm Thủ tướng Latvia. Aslund được coi là một trong những chuyên gia am hiểu nhất về sự kết thúc của nền kinh tế kế hoạch của Nga.

Ts. Phạm Đình Bá - Dân hồi cư, người tình nguyện nước ngoài và viện trợ quân sự đang đổ vào bảo vệ Ukraine

28/02/2022

https://docs.google.com/document/d/1xzlTTJOM00Q-citUJpFzsZCWz0v_-QT7/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Hàng trăm nghìn người tị nạn đang rời Ukraine để tránh đạn, nhưng một số dân Ukraine ở nước ngoài đang trở về nước từ khắp châu Âu để giúp bảo vệ quê hương. [1] Lực lượng Biên phòng Ba Lan hôm Chủ nhật cho biết khoảng 22.000 người Ukraine đã trở về kể từ hôm thứ Năm 24/02, khi cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine bắt đầu.

Phản biện độc tài toàn trị trên toàn cầu – Phóng sự hình

Phạm Đình Bá

27/02/2022

https://docs.google.com/document/d/17ntz11Ixx4t7iAyHspAA7MGqRH_UaWdH/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Người dân tham gia cuộc biểu tình phản đối việc Nga xâm lược Ukraine hôm thứ Bảy tại Frankfurt, miền Tây nước Đức. [1]

Khi một chế độ độc tài toàn trị thực hiện tội ác chống lại loài người trắng trợn như việc Nga xâm lược Ukraine, những chế độ độc tài toàn trị bị sờ gáy trên toàn cầu.

Thế giới nói “Không!” với những chế độ độc tài toàn trị mọi nơi – “Độc tài toàn trị - Không!”

Hàng nghìn người đã xuống đường vào thứ Bảy trong các cuộc tuần hành lớn trên khắp châu Âu trong khi các cuộc biểu tình được báo cáo ở xa như Nhật Bản, Iran, Úc và Mỹ.[1]

Nguyễn Quang Dy - Những bài học về Ukraine

27/02/2022

https://docs.google.com/document/d/1-j2x6Jxxir5XGuSyh-G9C1PxY3CdDaJ1/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Tuy tình báo Mỹ và phương Tây đã cảnh báo về khả năng Nga có thể tấn công Ukraine bất cứ lúc nào, nhưng nhiều người vẫn hoài nghi và bất ngờ khi chiến sự nổ ra. Điều gì phải đến đã đến. Rạng sáng ngày 24/2 (giờ Moscow), Tổng thống Putin đã tuyên bố “chiến dịch quân sự đặc biệt” nhằm “phi quân sự hóa” Ukraine. Ngay lập tức, quân đội Nga đã đồng loạt bất ngờ tấn công Ukraine từ ba hướng: phía Đông, phía Bắc, và phía Nam.

Tuy Putin nói “Nga không có ý định chiếm đóng Ukraine”, nhưng ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken tin rằng “Nga có ý định lật đổ chính phủ Zelensky” để lập một chính phủ mới thân Nga tại Ukraine. Việc Nga chiếm Chernobyl không chỉ để kiểm soát cơ sở hạt nhân này mà còn mở đường để dễ dàng đánh chiếm Kiev. Tổng thống Biden điều động 7.000 quân không phải để bảo vệ Ukraine chống Nga, mà để bảo vệ các nước NATO giáp Nga.  

Lập trường 5 điểm của Trung Quốc về vấn đề Ukraine hiện nay

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sau đây là bản lược dịch bản tin phát lúc 07h12 ngày 26/2/2022 (giờ Bắc Kinh) của Huanqiu.com.

https://docs.google.com/document/d/1kd9Fm9VNWD-Jhtww7YulcP06ecggVKrr/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Ngày 25/2/2022 Uỷ viên Quốc vụ kiêm Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã lần lượt nói chuyện trên điện thoại với Ngoại trưởng Anh Liz Truss, Cao ủy về chính sách ngoại giao và an ninh của EU Henrique Borrell, và Cố vấn Tổng thống Pháp Bernard Bona, trọng điểm là đi sâu trao đổi ý kiến về tình hình Ukraine. Vương Nghị đã trình bày lập trường cơ bản của Trung Quốc đối với vấn đề Ukraine, khái quát gồm 5 điểm sau đây:

Đăng Nguyễn  - Thời khắc đen tối của châu Âu và bài học làm ngơ trước cái ác

Ký ức về hai cuộc thế chiến khiến châu Âu không thể ngồi yên trước viễn cảnh đen tối.

27/02/2022

https://docs.google.com/document/d/1S6jaSiV2LWmlxtXzYR0LnFnNeNokdlDP/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Sáng ngày 24 tháng Hai, nguyên thủ Mỹ và các quốc gia châu Âu đồng loạt lên án mạnh mẽ hành động mà họ coi là xâm lược Ukraine của người đứng đầu nước Nga, ông Vladimir Putin. Những ngôn từ giảm nhẹ thường được dùng trong ngoại giao nay được thay thế bằng những công kích trực tiếp như “dictator” (nhà độc tài), “barbaric” (man rợ), “unprovoked and unjustified attack” (cuộc tấn công vô cớ và không thể biện minh), để nói về ông Putin và bước đi quân sự của ông. [1]

Cập nhật tình hình chiến sự Ukraina ngày 27.02.2022 (ngày thứ 4)

28/02/2022

https://docs.google.com/document/d/1Aj6XoHQQzR30ujLmw0Cqap5arGOqPXB_/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

  Tóm lược:

- Trong ngày thứ tư của cuộc chiến, quân đội Nga tiếp tục tiến, bao vây hai thành phố lớn phía Nam là Kherson và Berdiansk. Theo Kremlin, tổng cộng có 975 cơ sở quân sự của Ukraina bị phá hủy, trong đó có các hệ thống phòng không S-300.

- Vladimir Putin loan báo đặt "lực lượng răn đe" - gồm có một đơn vị nguyên tử - trong tình trạng cảnh báo.

- Tổng thống Ukraina Zelensky chấp nhận đề nghị thương lượng của Kremlin ở gần biên giới Belarus. Phái đoàn Nga do một nhân vật thân tín của Putin là Vladimir Medinsky đang trên đường đến.

Nguồn:

Bản tin Điểm Nhấn

Báo Quốc Dân

Chủ Nhật, 27 tháng 2, 2022

Phản biện độc tài toàn trị trên toàn cầu – Phóng sự hình

Phạm Đình Bá

27/02/2022

Người dân tham gia cuộc biểu tình phản đối việc Nga xâm lược Ukraine hôm thứ Bảy tại Frankfurt, miền Tây nước Đức. [1]

Khi một chế độ độc tài toàn trị thực hiện tội ác chống lại loài người trắng trợn như việc Nga xâm lược Ukraine, những chế độ độc tài toàn trị bị sờ gáy trên toàn cầu. 

Thế giới nói “Không!” với những chế độ độc tài toàn trị mọi nơi – “Độc tài toàn trị - Không!”

Hàng nghìn người đã xuống đường vào thứ Bảy trong các cuộc tuần hành lớn trên khắp châu Âu trong khi các cuộc biểu tình được báo cáo ở xa như Nhật Bản, Iran, Úc và Mỹ.[1]

Cộng đồng người Úc gốc Ukraina mang theo lá cờ Ukraina trong cuộc biểu tình phản đối sự xâm lược của Nga vào Ukraina, tại Sydney hôm thứ Bảy. [1]

Mọi người tụ tập cho một cuộc biểu tình "Đứng cùng Ukraine" tại Times Square vào thứ Bảy ở New York. Người Ukraine, người Mỹ gốc Ukraine và các đồng minh đã tụ tập để thể hiện sự ủng hộ đối với Ukraine và phản đối cuộc xâm lược của Nga. [1]

Những người ủng hộ Ukraine biểu tình bên ngoài Phố Downing vào thứ Bảy ở London, Anh quốc. [1]

Những người biểu tình tụ tập bên ngoài lãnh sự quán Nga ở Istanbul để trút giận. Ukraine đã kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ ngăn chặn các tàu Nga ra khỏi eo biển nối Biển Đen với Địa Trung Hải.[2]

Biểu tình ủng hộ Ukraine tại Quảng trường Tự do ở Tallinn, Estonia, hôm thứ Bảy. [1]

Người dân Georgia ở Tbilisi biểu tình ủng hộ Ukraine và yêu cầu Thủ tướng Gruzia Irakli Gharibashvili từ chức sau khi ông tuyên bố sẽ không đưa ra các biện pháp trừng phạt chống lại Nga.

Những người biểu tình hạ cờ Ukraine ở Tel Aviv, Do Thái, ngày 26/2. [3]

Người biểu tình tụ tập trong một cuộc biểu tình chống chiến tranh ở Munich, Đức, vào ngày 26/2.[3]

'Tất cả chúng ta đều đang trải qua địa ngục cá nhân của mình', những người biểu tình tập trung ở Toronto để ủng hộ Ukraine, Toronto Canada ngày 26/2. [4]

Putin nhắc nhở chúng ta rằng độc tài toàn trị có thể dẫn đến những sai lầm lớn, và mặc dù dân chủ không có nghĩa là ngăn cản chúng ta [khỏi] việc mắc sai lầm của chính mình, nhưng ít nhất nó cũng cho phép chúng ta có cơ hội nhanh chóng chuyển sang các nhà lãnh đạo mới và các chính sách mới qua tự do bầu cử 1 người 1 phiếu khi điều đó xảy ra.[5] Điều đó có xảy ra được ở Nga bây giờ không?

Điều đó có xảy ra được ở Việt Nam bây giờ không? Đến bao giờ chúng ta mới thấy kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng là một sai lầm khủng? Vi phạm nhân quyền của độc tài toàn trị Hà Nội có chăng cũng là sai lầm chết người?

Nguồn:

1.    NPR. Antiwar protesters take to the streets around the world in support of Ukraine. February 26, 2022; Available from: https://www.npr.org/2022/02/26/1083314709/protests-world-ukraine-russia.

2.    DW. Standing up for Ukraine: Anti-war protests around the world. 24.02.2022; Available from: https://www.dw.com/en/standing-up-for-ukraine-anti-war-protests-around-the-world/g-60904099.

3.    CNN. In pictures: The world rallies in support of Ukraine. February 27, 2022; Available from: https://www.cnn.com/2022/02/26/world/gallery/ukraine-protests-global/index.html.

4.    CTV News Toronto. 'We’re all going through our personal hell,' demonstrators gather in Toronto to support Ukraine 26/02/2022; Available from: https://toronto.ctvnews.ca/we-re-all-going-through-our-personal-hell-demonstrators-gather-in-toronto-to-support-ukraine-1.5797495.

5.    The Telegraph. MI6 chief believes Vladimir Putin's war in Ukraine could be 'unwinnable'. 26 February 2022 Available from: https://www.telegraph.co.uk/news/2022/02/26/mi6-chief-believes-vladimir-putins-war-ukraine-could-unwinnable/?li_source=LI&li_medium=liftigniter-rhr.



Biểu tình chống chiến tranh ở khắp nước Nga – Phóng sự hình

Phạm Đình Bá

Nguồn: The Guardian. Anti-war protests across Russia – in pictures February 25, 2022; Available from: https://www.theguardian.com/artanddesign/gallery/2022/feb/25/anti-war-protests-across-russia-in-pictures.


Các cuộc biểu tình chống lại cuộc xâm lược Ukraine của Putin đã nổ ra ở 53 thành phố trên khắp nước Nga, với công an bắt 1.700 người biểu tình. 

Công an bắt một người đàn bà đi biểu tình đòi hòa bình và chống xâm lăng Urkraine ở Moscow vào Thứ Năm, ngày 24 tháng 2 2022. 




 

Những người tuần hành phản đối chiến tranh ở St Petersburg chống Putin đánh chiếm Ukraine vào đêm thứ Năm, 24 tháng 2 2022.

Hai công an bắt giữ một người biểu tình ở Quảng trường Pushkin ở Moscow vào đêm thứ Năm, ngày 24 tháng 2 2022.


Một hàng công an đối mặt với đoàn biểu tình ở Moscow.  

Một người biểu tình ở St Petersburg với khẩu trang với câu - “Không chiến tranh!”.



 

Biểu tình phản đối Putin và chiến dịch quân sự ở Ukraine trên Quảng trường Pushkin.

Công an vây quanh một người biểu tình cầm một tấm biển có chữ ‘Không chiến tranh!’ và hình lá cờ Ukraine ở St Petersburg.


Một người biểu tình bị công an áp tải khỏi cuộc biểu tình ở Moscow.  

Biểu tình phản đối Putin với chiến dịch quân sự ở Ukraine trên Quảng trường Pushkin.


Hai người biểu tình bị công an đè cổ xuống đường trong cuộc biểu tình ở St Petersburg.

Một người cầm biểu ngữ ghi "Không chiếm đóng Ukraine!" ở Moscow.


Một người biểu tình la hét trong khi bị công an hành hung ở St Petersburg.

Một người giơ cao tấm biển "Không chiến tranh!" khi anh ta bị công an bắt đi ở Quảng trường Pushkin.


Một thanh niên biểu tình phản đối Putin và chiến dịch quân sự ở Ukraine trên Quảng trường Pushkin.

Công an bắt một thanh niên biểu tình ở Moscow.  

Những người biểu tình trẻ tuổi chống chiến tranh ở trung tâm thủ đô Moscow vào đêm thứ Năm, ngày 24 tháng 2, 2022.

 Nguồn: The Guardian. Anti-war protests across Russia – in pictures February 25, 2022; Available from: https://www.theguardian.com/artanddesign/gallery/2022/feb/25/anti-war-protests-across-russia-in-pictures.



Âu Dương Thệ - Nửa thế kỉ sau nhưng vẫn chưa mở mắt, cứ tưởng đỏ là chín!

Tầm nhìn thiển cận và cực kì sai lầm trong 

NGOẠI GIAO và TƯ TƯỞNG từ HCM tới Nguyễn Phú Trọng!

 

Chiến tranh xâm lược Ukraine của Putin – Chuyến thăm Trung quốc của Nixon 50 năm trước – Những bài học chính trị và lịch sử nóng bỏng và  quan trọng cho VN

Trong chính trị và lịch sử có những lúc xẩy ra những sự kiện, biến cố  mà bình thường khó có thể tưởng tượng được. Nhưng nó đã hoặc sẽ gây ra những ảnh hưởng và hậu quả lâu dài cho đất nước, khu vực và có khi cả thế giới. Quyết định của Tổng thống (TT) Nga Puttin ngày 21.2.2022 sát nhập hai phần lãnh thổ của Ukraine vào Nga, rồi chỉ hai ngày sau ra lệnh tuyên chiến với Ukraine, đang gây ra tình hình cực kì nguy hiểm nhất ở Âu châu từ sau Thế chiến II. Vì Nga là cường quốc nguyên tử và Putin là nhà độc tài lại có tính khí cực kì bất bình thường. 

Tưởng Năng Tiến – Nguyễn Chí Thiệp

Trong tác phẩm (Ký Ức Sơ Sài) của nhà giáo Nguyễn Anh Khiêm, có ghi lại một câu nhận định của bạn bè tác giả về nơi sinh trưởng của ông: “Này, tao nói thật nghe, Quảng Nam mày mười thằng thì tao thấy hết chín đứa liều mạng rồi. Nói thế cũng không đúng hẳn, tao thấy thật ra là … chín thằng rưỡi!”

Tôi cũng quen biết đâu chừng chục ông/bà Quảng Nam. Nhận xét của tôi về họ thì hơi khác: mười người chỉ cỡ tám kẻ liều mạng mà thôi, hai còn lại thì cẩn trọng và dè dặt hơn (chút xíu) nhưng cũng sẵn sàng bán mạng hay liều mình khi cần. 

Nguyễn Chí Thiệp (NCT) thuộc loại này.

Ts. Phạm Đình Bá - Tổng thống Ukraine Zelensky ứng xử ra sao?

 

Sáng ngày 26 tháng 2, Volodymyr Zelensky đã đăng một đoạn video của chính mình lên Twitter.[1] Sau một đêm giao tranh căng thẳng nhất mà Kyiv từng chứng kiến ​​kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, và tuyên truyền từ Nga cho rằng ông đã bỏ chạy khỏi thủ đô vì sợ hãi, tổng thống Ukraine đã ra khỏi văn phòng với đôi mắt đỏ hoe và không cạo râu. Ông ấy cầm điện thoại khi tự quay phim mình đang đi ngang qua văn phòng phủ tổng thống. Ông mỉm cười trước ống kính và tuyên bố: “Chào buổi sáng tất cả người dân Ukraine! Có rất nhiều tin giả ngoài kia… [nhưng] tôi vẫn ở đây. ”

Thứ Bảy, 26 tháng 2, 2022

Tưởng Năng Tiến – Phạm Quế Dương

 


Ngày 19 tháng 5 năm 2003, một chuyến đò ngang qua bến Cà Tang (ở thôn Nông Sơn, xã Quế Trung) bị lật. Mười tám em học sinh bị chết chìm!

Người phải chịu trách nhiệm trong tai nạn thương tâm này là ông Võ Nghĩnh, và kẻ liên đới là bào đệ của ông ta – ông Võ Quang Trang. Cả hai đều là những công dân lão hạng. Dù không ai trong số những gia đình nạn nhân nói trên đã thưa kiện hai nhân vật này, ông Võ Nghĩnh vẫn bị truy tố và xử phạt ba năm tù giam vì tội “vi phạm các qui định điều khiển giao thông đường thủy”. Còn ông Võ Quang Trang, chủ con đò, bị ba năm tù treo vì đã “giao cho người không đủ điều kiện, điều khiển phương tiện giao thông” (Hồi Nhân, “Phiên Toà Dành Cho Ai,” Tuổi Trẻ, 26 Dec. 2003:4).

Ở tuổi tám mươi hai, ông Võ Nghĩnh, sau tai nạn thảm khốc này, (e) khó có thể còn đủ thần trí để sống thêm đôi ba năm nữa – cho dù là được sống ở nhà thương, chứ không phải … nhà tù (theo như lệnh xử phạt của toà án “nhân dân” huyện Quế Sơn). Và đây không phải là lần đầu tiên công luận được nghe nhắc đến tên Quế Sơn.

Hoàng Anh Tuấn - Giá dầu: "Gót chân Asin" của nước Nga

 


Nước Nga khó có thể bị "đánh bại" hay "khuất phục" bởi sức mạnh hay sự răn đe của vũ khí từ bên ngoài. Nhưng nước Nga có thể bị suy yếu nghiêm trọng hoặc bị đánh bại bởi vũ khí dầu lửa. Năm 2021, dầu lửa và khí đốt chiếm khoảng 17% % GDP của Nga và 60% tổng giá trị xuất khẩu.

Reagan là Tổng thống Mỹ đầu tiên phát hiện điểm yếu chết người này của Liên Xô. Năm 1986, sau chuyến đi và bàn bạc của Giám đốc CIA dưới thời Tổng thống Reagan là William Casey đến Saudis Arabia, Saudis đã tăng sản lượng dầu khai thác gấp 5 lần, từ 2 triệu lên 10 triệu thùng/ngày và điều này đã giúp giảm giá dầu từ 32 USD xuống còn 8 USD/1 thùng dầu. Ngân sách hụt 7,5 tỷ USD cộng với lạm phát tăng cao, khiến Gorbachev buộc phải đi vào cải tổ, nhưng cũng không cứu vãn được sự suy sụp về kinh tế của Liên xô.

Tổng thống Putin "ngại" Trump, vì ông Trump cũng nhìn ra điểm yếu này của nước Nga và tìm cách bấm đúng huyệt. Ông Trump đẩy mạnh khai thác dầu và khí đốt, khiến Mỹ lần đầu tiên sau hàng thập kỷ tự chủ được về năng lượng và khí đốt, thậm chí còn là một trong những nước xuất khẩu khí đốt hóa lỏng lớn nhất thế giới. Trump đã áp đặt lệnh cấm vận đối với dự án Dòng chảy Phương Bắc 2 (Nord Stream 2), nhưng bị Đức và Đảng Dân chủ phê phán kịch liệt.

Có câu chuyện vui do chính ông Trump kể lại về cuộc gặp với Thủ tướng Đức Merkel. Tại cuộc gặp này ông Trump trao cho bà Merkel một lá cờ nhỏ màu trắng. Bà Merkel hỏi dùng để làm gì, thì ông Trump nói rằng để bà trao và đầu hàng Tổng thống Putin. Khi bà Merkel nheo mắt ngạc nhiên, thì ông Trump giải thích thêm: Nước Đức không thể tiếp tục một mặt coi Nga là mối đe doạ, dựa vào Mỹ để đảm bảo an ninh, nhưng mặt khác lại trao tiền để "vỗ béo" nước Nga, trao nguồn ngoại tệ khổng lồ cho Nga bằng các hợp đồng mua khí đốt béo bở!

Tổng thống Biden lên nắm quyền với cương lĩnh hành động bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu, đã quyết liệt đảo ngược chính sách tự chủ năng lượng của Trump vì cho rằng "phá hoại môi trường". Với chính sách này, Tổng thống Biden cho đóng cửa một loạt giếng dầu vì lo ngại vấn đề ô nhiễm và cho dừng đại dự án xây dựng đường ống Keystone XL (dẫn dầu từ Canada đến các nhà máy lọc dầu bên Vịnh Mexico). Đồng thời Biden dỡ bỏ lệnh cấm vận Nord Stream 2 nối Nga và EU.

Kết quả của chính sách này là làm cho giá xăng tại Mỹ tăng vọt gần gấp đôi chỉ trong vòng chưa đến một năm, làm cho Mỹ phụ thuộc vào năng lượng bên ngoài như quay trở lại mua năng lượng của các cựu thù như Venezuela, Nga... 

Đồng thời, chính sách này cũng đẩy giá dầu trên thế giới tăng gấp 2 từ khoảng 50 USD thùng lên trên 100/USD. Kết quả này đã giúp Nga tăng dự trữ ngoại hối của mình từ 450 tỷ USD lên 700 tỷ USD trong điều kiện vẫn bị Mỹ bao vây, cấm vận.

Nhìn kỹ hơn, trong danh sách các công ty hoặc ngành bị Mỹ và phương Tây cấm vận, không hề có bất cứ một công ty thay dầu và khí đốt nào của Nga.

Và đây là một trong những lý do khiến Nga rất tự tin trong việc xử lý khủng hoảng Ukraina trên thế mạnh.

P/S: Link về câu chuyện Trump kể khi đưa lá cờ trắng cho bà Merkel

https://www.realclearpolitics.com/video/2022/02/08/trump_i_gave_germany_a_white_flag_they_already_surrendered_to_russia_when_they_built_the_pipeline.html

Liệu Chính quyền Biden có thể học theo cách của Reagan giữa những năm 1980s, tìm cách hạ giá dầu tối đa để "đánh gục" Nga về kinh tế hay không?

Cách tiếp cận thì như vậy, nhưng cách làm thì không thể giống như thời Reagan vì 4 lẽ:

(i) Bối cảnh hiện nay đã khác trước, không như thời kỳ Chiến tranh lạnh;

(ii) Vào thời kỳ 1986, Trung Quốc không phải phải là địch thủ số một của Mỹ;

(iii) Và cũng ở thời kỳ đó, nền kinh tế Trung Quốc vẫn là một nền kinh tế nhỏ, đang phát triển, nhập khẩu dầu từ nước ngoài với số lượng rất hạn chế;

(iv) Liên Xô là địch thủ số một của Mỹ, và các nước châu Âu thành viên của NATO, nhưng Liên Xô lại hoàn toàn không bị cấm vận về dầu lửa. Vấn đề lớn nhất đối với Liên Xô khi đó chỉ là giá dầu lửa rẻ mà thôi.

Vậy bây giờ Mỹ và phương Tây cần phải làm gì?

Cách duy nhất có thể làm là thực thi chiến lược "bẻ nanh cọp", tức thực thi một chính sách năng lượng độc lập với Nga. Không chỉ Mỹ, EU mà các nền kinh tế lớn khác thân phương tây như HQ và Nhật Bản cũng phải thực hiện chiến lược này. Theo đó, họ phải buộc chủ động nguồn năng lượng và độc lập về năng lượng với Nga bằng cách tự cung tự cấp cho nhau, nhập khẩu dầu từ Trung Đông, hay sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như điện gió, mặt trời...

Khi không thể bán dầu lửa cho các thị trường phương Tây, Nga chỉ còn cách bán cho khách hàng lớn nhất là Trung Quốc.

Tuy nhiên điều này cũng không dễ. Chuyển đổi khách hàng cũng đồng nghĩa với việc thay đổi phương thức mua, bán, tức Nga và Trung Quốc phải xây dựng hàng chục ngàn kilômét đường ống dẫn dầu và khí đốt mới dẫn từ Nga sang Trung Quốc. Tất nhiên điều này cũng không thể làm trong ngày một ngày hai mà phải mất hàng chục năm. Mà để làm như vậy thì giá dầu và khí đốt mua từ Nga cũng không thể rẻ được.

Về lý thuyết là như vậy, nhưng trên thực tế Mỹ và phương Tây cũng không thể chuyển theo chiến lược này một cách nhanh chóng, trong bối cảnh xu hướng tả hóa trong nền chính trị phương Tây, cũng như cách "tiếp cận xanh" có phần hấp tấp, mà không tính đến hệ quả của Mỹ và nhiều nước EU.

Chỉ lấy một ví dụ đơn giản, dưới các sức ép chính trị, các ngân hàng lớn của phương Tây, các thiết chế tài chính và quỹ đầu tư... có kế hoạch sẽ cắt hết các nguồn đầu tư tài chính vào việc khai thác "năng lượng bẩn", tức năng lượng hóa thạch, sau năm 2030. Tuy nhiên, nguồn năng lượng xanh, sạch và tái tạo vào lúc đó lại chưa đủ để thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch. Điều này có nghĩa phương Tây vẫn phụ thuộc vào Nga và Trung Đông về năng lượng hóa thạch kể cả sau năm 2030.

Cách tiếp cận này chỉ có thể thay đổi nếu có sự thay đổi trong hệ thống chính trị Mỹ, tức Đảng Cộng hòa thay thế đảng Dân chủ và đóng vai trò chi phối nền chính trị Mỹ cũng như các nước phương Tây.

Và tất nhiên họ cũng phải nắm quyền đủ lâu để tạo ra những thay đổi vững chắc và khó có thể đảo ngược. Liệu họ có làm được hay không thì vẫn chưa có một câu trả lời chắc chắn. Chỉ có một điều ta biết cho đến nay là Đảng CH nhiều khả năng thắng lớn và kiểm soát Hạ viện Mỹ trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ sắp tới tổ chức vào tháng 11 năm nay.

FB Hoàng Anh Tuấn