Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2022

Tưởng Năng Tiến – Lòng Dân & Ý Đảng

Cách đây chưa lâu, có hôm tôi nghe nhà văn Nguyễn Đình Bổn than phiền (“những bồn hoa tết tại Hà Nội chỉ sau một đêm là mất sạch!”) nhưng không lưu tâm gì lắm bởi đây nào có phải là chuyện lạ lùng hay mới mẻ chi đâu.

Ngay từ hồi cuối thế kỷ trước, cũng đã có người than thở thế rồi: “Một cái gì đó đã phá vỡ lòng tin của con người rằng xã hội luôn luôn cố gắng đem lại sự tốt đẹp cho mình, và chính mình phải có bổn phận phải gìn giữ các công trình xã hội để mình và mọi người cùng hưởng. Người ta thẳng tay cắt dây điện để bán lấy chút tiền, có thể đốt hết một kho hàng hoá để phi tang cho một vật ăn cắp không đáng là bao… con người đối xử với xã hội thô bạo như vậy chỉ vì xã hội đã đối xử với họ tệ quá. (Phạm Xuân Đài. Hà Nội Trong Mắt Tôi. nxb Thế Kỷ: California 1994).

Mà nào có riêng chi Hà Nội. Đâu cũng vậy thôi. Ở những nơi không có dây điện để cắt, hoặc kho hàng để đốt thì thiên hạ tàn phá bất kể thứ gì miễn là kiếm được chút đỉnh lợi lộc hay tiền bạc.

Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2022

Tin tức thế giới ngày Tứ sáu 18 tháng 3 năm 2022

Võ Thái Hà tổng hợp

Mỹ cảnh cáo Trung Quốc không nên hỗ trợ Nga xâm lăng Ukraina

Tổng thống Mỹ Joe Biden (G) cùng với ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (T) và thứ trưởng quốc phòng Mỹ Kathleen Hicks (P) tại Nhà Trắng ở Washington DC, Hoa Kỳ ngày 16/03/2022. REUTERS - TOM BRENNER 

Hôm nay, 18/03/2022, tổng thống Mỹ Joe Biden có cuộc điện đàm với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Vài giờ trước cuộc điện đàm, Washington đã cảnh cáo là Bắc Kinh sẽ bị các biện pháp trả đũa nếu “yểm trợ cuộc xâm lăng Ukraina của Nga”.  

Từ Washington, thông tín viên Guillaume Naudin gởi về bài tường trình:

Thời sự Việt Nam

Phụ huynh - học sinh kiệt sức vì học online kéo dài 

Nguyễn Lại 

Ảnh tư liệu - Một lớp học thời Covid tại tỉnh Bình Dương tháng 5/2022

Ảnh tư liệu - Một lớp học thời Covid tại tỉnh Bình Dương tháng 5/2022 

Hơn 2 năm trời học online vì COVID, học sinh quên mất thói quen tới trường, phụ huynh ‘vật vã’ canh chừng, đồng hành với con nhiều giờ mỗi ngày. Đó là những gì mà các em học sinh và các bậc phụ huynh tại Hà Nội đang tiếp tục gánh chịu, khi COVID tiếp tục leo thang. 

Việt Nam những tuần gần đây liên tục ghi nhận số ca nhiễm kỷ lục với hơn 7,1 triệu trường hợp dương tính kể từ đầu dịch đến nay. Hà Nội hiện là tâm dịch của cả nước. 

Thứ Năm, 17 tháng 3, 2022

Tin tức thế giới

Võ Thái Hà tổng hợp

Tổng thống Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ điện đàm về Ukraine vào ngày 18/3

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden sẽ có cuộc điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào ngày 18/3 và sẽ thảo luận về việc quản lý cạnh tranh giữa hai nước cũng như cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, Tòa Bạch Ốc cho biết hôm 17/3.

(Theo Reuters)

Tòa Bạch Ốc nói về vùng cấm bay: ‘Chúng tôi không có hứng thú tham gia Thế Chiến III’ 

https://etviet.com/wp-content/uploads/2022/03/psaki-e1647490817493-700x420-1.jpg


Tham vụ Báo chí Tòa Bạch Ốc Jen Psaki tổ chức một cuộc họp báo tại Tòa Bạch Ốc ở Hoa Thịnh Đốn hôm 15/03/2022. (Ảnh: Leah Millis/File Photo/Reuters) 

Hôm thứ Tư (16/03), Tòa Bạch Ốc đã kiên quyết phản đối việc thiết lập vùng cấm bay đối với Ukraine sau khi Tổng thống (TT) Ukraine Volodymyr Zelensky đưa ra lời kêu gọi hỗ trợ thêm trong một bài diễn văn thời chiến hiếm hoi trước lưỡng viện của Quốc hội. 

Trong bài diễn văn trước Quốc hội, TT Zelensky đã một lần nữa kêu gọi chính phủ TT Biden giúp thực thi vùng cấm bay ở Ukraine để bảo vệ dân thường, trong bối cảnh cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine đã kéo dài gần đến tuần thứ tư. 

Thời sự Việt Nam

Việt Nam phản đối giải thưởng Phụ nữ Can đảm mà Hoa Kỳ trao cho tù chính trị Phạm Đoan Trang

RFA

Việt Nam phản đối giải thưởng Phụ nữ Can đảm mà Hoa Kỳ trao cho tù chính trị Phạm Đoan Trang

Nhà báo Phạm Đoan Trang và các cuốn sách do cô viết 

Facebook Phạm Đoan Trang 

Giải thưởng ‘Phụ nữ can đảm quốc tế’ mà Hoa Kỳ trao cho tù chính trị Phạm Đoan Trang tại Việt Nam bị Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho là ‘không khách quan, không phù hợp, không có lợi cho quan hệ hai nước’. Truyền thông Nhà nước Việt Nam loan tin ngày 17/3 về phát ngôn vừa nêu của bà Hằng tại cuộc họp báo ở Hà Nội.

Theo người phát ngôn nhân này của Bộ Ngoại giao Việt Nam thì Việt Nam luôn bảo vệ và thúc đẩy quyền của người dân, trong đó có quyền của phụ nữ.

Vào ngày 14/3 vừa qua nhà báo bất đồng chính kiến Phạm Đoan Trang của Việt Nam cùng 11 phụ nữ từ các nước khác trên thế giới được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trao giải Phụ nữ Quốc tế Can đảm.

Tại buổi lễ trao giải, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Antony Blinken lên án việc cầm tù bất công đối với nhà báo bất đồng chính kiến Phạm Đoan Trang và kêu gọi Chính phủ Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức cho bà. 

Trong phần mô tả về nhà báo Phạm Đoan Trang trên trang web của Bộ Ngoại giao Mỹ, nhà báo đang bị cầm tù này được cho là đã “can đảm viết về những vấn đề xã hội không được truyền thông Việt Nam đả động đến”.

Nhà báo, nhà hoạt động nhân quyền Phạm Đoan Trang bị toà sơ thẩm Hà Nội kết án chín năm tù giam hồi ngày 14 tháng 12/2021 với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”.

Sau khi Tòa án Hà Nội tuyên án đối với bà Phạm Đoan Trang, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng ra tuyên bố kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho bà Trang và cho phép mọi cá nhân ở Việt Nam được tự do bày tỏ quan điểm mà không sợ bị trả thù. 

Tác giả Chân Trời Tím qua đời ở Sài Gòn, ở tuổi 89

Tuấn Khanh

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/03/CTT.jpg

Chân dung nhà văn Văn Quang, lúc tác phẩm Chân Trời Tím ra mắt (1964), và được Liên Ảnh chọn quay thành phim, tạo nên  tên tuổi nhà văn ở Miền Nam. 

Tin từ gia đình cho hay, nhà văn Văn Quang, tác giả nhiều truyện ngắn và kịch bản phim nổi tiếng trước 1975, đã qua đời vào lúc 10g20 (giờ Việt Nam) sáng ngày 15 Tháng Ba, 2022 tại nhà riêng ở Cư xá Nguyễn Thiện Thuật, quận 3, Sài Gòn, hưởng thọ 89 tuổi.

Sau năm 1975, nhà văn Văn Quang ở lại Sài Gòn, sống ẩn dật và chọn viết những tâm tình và ký sự của một Sài Gòn thời cộng sản cho các tờ báo hải ngoại. Từ một nhà văn với số lượng tác phẩm văn chương và báo chí nhiều đến đáng kinh ngạc, ông chọn dừng lại mọi thứ trước thời thế mới.

Trước năm 1975, nhà văn Văn Quang không phải là một cái tên xa lạ. Văn Quang tên thật là Nguyễn Quang Tuyến, sinh năm 1933 tại Thái Bình.

Năm 1953, động viên gia nhập Quân Đội Quốc Gia, phục vụ trong nhiều đơn vị tác chiến tại miền Bắc trước hiệp định Geneve năm 1954.

Từ năm 1957, chuyển sang ngành Tâm lý chiến với nhiệm vụ Trưởng phòng Báo chí Quân Đội thuộc Cục Tâm lý chiến, Tổng cục Chiến tranh Chính trị QLVNCH và là Trưởng Ban biên tập của các tờ báo Quân Đội VNCH thời đó.

Từ năm 1969 cho đến 30/4/1075, là Quản đốc đài Phát thanh Quân Đội, cấp bậc Trung tá. Tác phẩm đầu tay của Văn Quang là “Tiếng Tơ Lòng” được đăng trên nhật báo Thanh Dân, Hà Nội cuối năm 1953 và tác phẩm thứ nhì là tập truyện ngắn Thùy Dương Trang do Lạc Việt xuất bản tại Sài Gòn năm 1957.

Từ đó cho đến 30 Tháng Tư 1975, Văn Quang cộng tác thường xuyên với nhiều nhật báo, tuần báo, tạp chí tại Sài Gòn như Ngôn Luận, Chính Luận, Tiếng Chuông, Tin Sớm, Tiếng Vang, Kịch Ảnh, Truyện Phim, Điện Ảnh, Văn Nghệ, Tiền Phong, Bách Khoa, Tiểu Thuyết Thứ Năm, Tiểu Thuyết Tuần San…

Trong khoảng thời gian này, Văn Quang hoàn thành hơn 50 tác phẩm in trên các báo và đã có 28 tác phẩm được xuất bản. Các tác phẩm của ông hầu hết là truyện dài, trong số có những tác phẩm từng gây sôi nổi một thời trong giới độc giả trẻ như “Nét Môi Cuồng Vọng”, “Nguyệt Áo Đỏ”, “Người yêu Của Lính”… và đặc biệt đã có bốn tác phẩm được chuyển thành phim từ 1962 đến 1972 là “Ngàn Năm Mây Bay”, “Chân Trời Tím”, “Đời Chưa Trang Điểm”, “Tiếng Hát Học Trò”.

Các tác phẩm của Văn Quang có thể phân thành bốn nhóm đề tài: Mô tả cuộc sống tuổi trẻ; Phản ảnh đời sống quân ngũ; Phản ảnh thực đời sống thời chiến; và những châm biếm những lề lói thời thượng lố lăng thuộc nhiều lãnh vực sinh hoạt, đặc biệt là các giới làm nghệ thuật.

Sau 30 Tháng Tư 1975, cũng như mọi sĩ quan quân lực VNCH khác, Văn Quang bị đưa qua nhiều trại tù từ miền Nam tới miền Bắc trong thời gian dài hơn 12 năm. Ông trải qua nhiều năm tù ở K5 Vĩnh Phú và K2 thuộc Z30 tại Hàm Tân. Tháng Chín năm 1987, được thả ra khỏi trại tù, Văn Quang trở về Sài Gòn và từ chối ra đi theo diện HO, quyết định tiếp tục ở lại Việt Nam. Năm 2002, ông rời bỏ Sài Gòn và dọn lên Lộc Ninh sinh sống. Ở đấy hàng tuần, Văn Quang cho ra loạt ký sự “Lẩm Cẩm Sài Gòn Thiên Hạ Sự”, và chỉ gửi ra cho các báo Việt Nam ở hải ngoại. Loạt bài này rất được độc giả hải ngoại ưu ái đón nhận.

Về văn nghiệp, từ năm 1992, Văn Quang là cộng tác viên thường xuyên của nhiều tờ báo Việt ngữ tại hải ngoại như báo Chiêu Dương tại Australia, báo Người Việt, Thời Luận của nhà văn Đỗ Tiến Đức tại Nam California và Tiếng Vang tại Sacramento…

Bộ phim chuyển thể Chân Trời Tím được thực hiện vào năm 1970, dưới sự hợp lực của Liên-ảnh Công-ty (tổ hợp gồm bảy hãng phim, mà lớn nhất là Trung-tâm Quốc-gia Điện-ảnh và Mỹ-Vân Điện-ảnh Công-ty) và tán trợ Bộ Quốc-phòng cùng ba binh chủng. Bộ phim được quay ròng rã ba tháng, với 100 chiến xa, 45 trực thăng, 300 xe cơ giới các loại, 600 tài tử chính phụ và đã thu về 94 triệu đồng, nghĩa là lời gấp gần bảy lần so với số vốn bỏ ra. Cho tới thời điểm 2020 vẫn là xuất phẩm điện ảnh về đề tài chiến tranh có kinh phí, nhân sự và cả doanh thu lớn nhất tại Việt Nam.

Sau khi được đích thân Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trao tượng vàng Văn học Nghệ thuật tại tiệc chiêu đãi ở Dinh Độc Lập năm 1970, bộ phim này cũng lại đoạt giải nhất nghệ thuật tại Liên hoan phim Á châu – Đài Bắc (Best Artistic Expression Award from the Asian Film Festival) năm 1971. Theo lời nghệ sĩ Hùng Cường, bức ảnh chụp Kim Vui – Hùng Cường hôn nhau trên bãi tắm (phục vụ cảnh phim) được phóng to rồi đem trưng tại một triển lãm trong “chiến dịch bài trừ văn hóa phẩm đồi trụy” năm 1978.

Ngược lại thời điểm sách mới phát hành, nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đã cảm tác ca khúc Chân trời tím. Năm 1970, trong quá trình thảo luận về nhạc phim, đã có đề nghị đưa ca khúc này làm nền, nhưng vì lúc đó bài hát đã lỗi thời nên nhà sản xuất Quốc Phong quyết định đặt nhạc sĩ Phạm Đình Chương soạn các bài Nửa hồn thương đau và Người đi qua đời tôi thay thế, bản thân ông Phạm Đình Chương cũng được mời góp một vai phụ (nhạc công phòng trà) trong phim.

Nhà thơ Du Tử Lê (tựa lần tái bản Chân trời tím năm 2006, nhà Tiếng Quê Hương) viết:

Thời điểm 1954, khi cuộc phân chia đất nước diễn ra, rất nhiều nhà văn trẻ, từng cầm bút trước Hiệp định Geneva ở miền Bắc di cư vào Nam. Trong số này, chúng ta không có nhiều nhà văn sớm có tiểu thuyết được các báo hàng ngày chọn đăng như trường hợp Văn Quang. Người xưa từng nói, tuy sống suốt một đời thật đấy, nhưng nghiệm lại xem, đã mấy ai, tới khi từ trần, viết được trọn vẹn chỉ một nét thôi, của chữ “Nhân” hai nét, theo Hán tự? 

Càng hiếm hoi hơn nữa, số người viết nốt được nét còn lại của chữ “Nhân” ấy! Riêng ông, trong ghi nhận của tôi thì chẳng những ông đã viết được trọn vẹn chữ “Nhân” hai nét – mà ông còn viết được trong một hoàn cảnh khó khăn hơn những gì chúng ta có thể tưởng. Vì thế, thưa ông, cho phép tôi được gửi tới ông, lời chúc mừng chân thành của một người ở bên ngoài đất nước.

(Tổng hợp)

Đắk Lắk: Nông dân biểu tình phản đối công ty lâm trường vì không chịu “cảnh nô lệ”

RFA

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/dak-lak-farmer-protests-land-appropriation-03172022080321.html/@@images/image

Người dân huyện Cư M’ Gar, Đăk Lăk biểu tình phản đối thu hồi đất 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngẢnh chụp màn hình 

Hàng trăm nông dân ở huyện Cư M’ Gar trong mấy ngày qua đã liên tục biểu tình để chống lại việc thu hồi đất.

Đã bốn ngày liên tiếp, hàng trăm người dân gồm cả người Kinh và người dân tộc ở xã Ea Kiết, huyện Cư M’Gar, tỉnh Đắk Lắk tập trung giương khẩu hiệu để đòi quyền sử dụng đất đai.

Được biết, hoạt động này của người dân là nhằm phản ứng lại việc toà án huyện Cư M’Gar, tiến hành thẩm định tài sản theo đơn kiện của công ty TNHH Một Thành Viên Lâm Nghiệp Buôn Ja Wầm.

Trước đó, vào năm 2018, công ty này đã đâm đơn kiện 13 hộ dân ở đây vì không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng thuê khoán tài sản.

Qua tìm hiểu của Đài Á châu Tự do, công ty này được chính quyền địa phương giao cho 6.940 ha rừng và đất rừng trên địa bàn hai xã Ea Kiết và Ea Kuêh vào năm 1993. Đến năm 1996 thì đơn vị này ký hợp đồng giao khoán lại cho những hộ dân địa phương với diện tích 400 ha đất để canh tác, và tiến hành thu sản phầm hàng năm. 

Tuy nhiên thì từ năm 2016, nhiều hộ dân ở đây đã chấm dứt việc nộp sản phẩm dẫn đến việc công ty này đâm đơn kiện đòi toà án yêu cầu người dân trả nợ và trả đất.

Phóng viên của đài RFA đã phỏng vấn một số người dân ở xã Ea Kiết để tìm hiểu quan điểm của họ về sự việc.

Một người dân ở thôn 11 xã Ea Kiết trao đổi với đài Á Châu Tự do với điều kiện giấu tên vì lý do an toàn, về căn nguyên của việc người dân chấm dứt nộp khoán:

“Bà con hiện nay đang đứng lên để đấu tranh đòi quyền lợi là bởi vì bà con nhận thấy cái công ty này là làm ăn gian dối với người dân. Bởi vì, như chúng ta đã hiểu rằng là khi mà đã liên kết với nhau làm ăn thì anh phải bỏ vốn ra đầu tư cho người dân, khi ấy người dân mới có thu nhập hàng năm để nộp thuế, nộp sản lượng cho bên công ty.

Nhưng ngược lại bên công ty không đầu tư một hột phân hay là một giọt nước nào cả, hoặc là kỹ thuật gì. Mà hàng năm là thu sản lượng của người dân. Rồi nếu như hộ người dân nào mà hàng năm chưa kịp nộp sản lượng cho công ty kịp thời, thì công ty cho người đến nhà áp đảo, đe doạ. Sau đó nếu như không nạp kịp thời là có xảy ra những trường hợp đánh đập người dân đến mức độ thương tích 20, 30 phần trăm nhưng mà cuối cùng là chính quyền cũng không xử lý được việc gì cả.

Vì là người dân nhận thấy đằng sau công ty này có một nhóm lợi ích nào đó cho nên mới bao che công ty này, còn nếu như mà sai sờ sờ như vậy rồi nhưng mà rồi cuối cùng người dân cũng thấp cổ bé họng không biết kêu ai, người dân đành phải chịu những cảnh nô lệ.”

Phóng viên của đài RFA đã gọi điện vào số điện thoại công khai của công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Buôn Ja Wầm nhiều lần để xác minh thông tin này, nhưng không ai nhấc máy.

Trong một bài báo trên báo mạng Doanh nghiệp Hội nhập hồi năm 2018, ông Phan Quốc Tấn, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Buôn Ja Wầm, cho rằng lý do người dân dừng nộp sản phẩm là do “đối tượng xấu xúi giục, kích động”. 

Khi được hỏi nếu toà án xử phía công ty thắng kiện và thu hồi lại đất của các hộ bị kiện, thì chuyện gì sẽ xảy ra, một người dân trong nhóm này cho biết là sẽ không biết phải mưu sinh thế nào vì gia đình trông cậy hoàn toàn vào việc canh tác trên mảnh đất này.

Người dân ở đây cũng cho biết họ mong muốn đối thoại với công ty để tìm ra giải pháp có lợi cho cả đôi bên, nhưng phía công ty không đáp lại. Một người giấu tên nói với RFA như sau:

“Không, hoàn toàn không đối thoại mặc dù người dân vẫn tha thiết yêu cầu chính quyền các cấp sẽ cùng với công ty Buôn Ja Wầm với người dân làm cà phê này ngồi lại. Chính quyền làm trọng tài ở giữa rồi để đối thoại với công ty và với người dân để đưa ra những phương án nào cho phù hợp, giải quyết ổn thoả để tránh thiệt hại cho công ty và người dân. Hiện nay người dân đã yêu cầu nhiều lần rồi nhưng các cấp chính quyền vẫn chưa làm được điều đó. Người dân rất khẩn thiết muốn điều đó xảy ra.”

Một vấn đề mấu chốt nữa là người dân cho rằng họ đã đến vùng đất này khai hoang và trồng trọt từ những năm 80 theo chương trình Kinh tế Mới, và phải đến năm 1996 thì Nhà nước mới giao đất cho công ty này để thực hiện dự án trông cà phê.

Do vậy phía người dân tranh luận rằng họ lẽ ra phải có quyền sử dụng đất vì đã đến đây khai phá trước, nhưng cuối cùng Nhà nước lại trao quyền cho công ty Buôn Ja Wầm.

Một người dân ở thôn 5 xã Ea Kiết đã mua lại mảnh đất mà gia đình ông đang định canh định cư từ một gia đình khác vốn đến khu vực này khai phá từ thời Kinh tế Mới, nhưng hiện vẫn không có giấy tờ pháp lý nào để chứng minh quyền sử dụng đất, do đó nếu bị thu hồi thì sẽ mất tất cả.

Người này cho biết nguyện vọng của mình:

“Nguyện vọng của người dân nói chung là cũng mong muốn chính quyền, nhất là Uỷ ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk, thu hồi đất của công ty này về trao trả cho địa phương, để địa phương giao cho nhân dân để nhân dân tự cách tác trên mảnh đất của mình và đóng thuế cho Nhà nước, và cũng để đảm bảo cuộc sống cho gia đình.”

Phóng viên đã nhiều lần gọi điện vào các số liên lạc của lãnh đạo huyện Cư M’Ga để tìm hiểu hướng giải quyết của chính quyền, nhưng không ai nhấc máy.

Bộ trưởng Tài chính VN tiết lộ thu gần 5.000 tỉ đồng tiền thuế từ Facebook, Google, Microsoft

Bộ trưởng Tài chính VN tiết lộ thu gần 5.000 tỉ đồng tiền thuế từ Facebook, Google, Microsoft

Facebook đã nộp 1.694 tỉ đồng tiền thuế tại VN (Hình minh hoạ) 

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngAFP 

Việt Nam thu được gần năm ngàn tỉ đồng tiền thuế của các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới trong năm 2021.

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết thông tin trên trong ngày 16/3 tại buổi trả lời chất vấn trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội về việc quản lý thuế trên mạng và được truyền thông Nhà nước loan trong cùng ngày.

Cụ thể, ông Phớc cho biết ngành thuế các năm qua đã thu thông qua các tổ chức tại Việt Nam (thuế nộp thay nhà thầu nước ngoài gần 5.000 tỉ đồng. Trong đó nhiều doanh nghiệp lớn đã nộp thuế như Facebook nộp 1.694 tỉ đồng, Google khoảng 1.618 tỉ đồng, Microsoft gần 576 tỉ đồng và thu thuế từ dịch vụ thương mại xuyên biên giới 1.317,7 tỉ đồng.

Ông Bộ trưởng tài chính cũng cho biết Bộ đã chỉ đạo Tổng cục Thuế xây dựng cổng thông tin điện tử về kê khai thuế xuyên biên giới và môi trường mạng. Cổng này sẽ được khai trương để doanh nghiệp nước ngoài khi bán hàng qua biên giới trực tiếp kê khai và nộp thuế bắt đầu từ 21/3.

Cục thuế sắp tới cũng lấy mã định danh dân cư làm mã thuế để chủ động quản lý trong vấn đề thu thuế bán hàng online.

Ông Phớc cho biết thêm cuối năm 2021, Thông tư 100 sửa đổi Thông tư 40 của Bộ Tài chính đã hướng dẫn việc thu thuế với hộ và cá nhân kinh doanh. Trong đó có đề cập thêm việc thu thuế cá nhân bán hàng trên sàn thương mại điện tử, nhưng chưa đưa ra lộ trình cụ thể. Do đó, Nếu sàn thương mại điện tử không khai thay, nộp thuế thay thì cần chia sẻ và cung cấp thông tin của người kinh doanh theo hướng dẫn của Tổng cục Thuế.

Qua đó, các sàn thương mại điện tử như Tiki, Shopee, Lazada, Sendo hoặc các đơn vị giao vận sẽ có trách nhiệm cung cấp thông tin của chủ shop (nếu cư trú tại Việt Nam) cho cơ quan thuế.

Còn với các cá nhân kinh doanh trên mạng xã hội như Facebook, cơ quan thuế địa phương khai thác dữ liệu công bố trên trang bán hàng, fanpage để xác định danh tính cá nhân kinh doanh online, từ đó tìm cách thu thuế.

Nguyen Luong Hai Khoi - Nghệ thuật và chính trị 




Nghệ thuật và chính trị 

Đang ngồi xem "Đầy tớ của nhân dân" (Servant of the people) của Zelenskyy, cảm động quá phải bấm bấm vài dòng.

Hoá ra đây là một dự án chính trị của Zelenskyy. Ông làm phim cũng như Phan Châu Trinh viết tiểu thuyết "Bích Câu kỳ ngộ", Phan Bội Châu viết "Trùng Quang tâm sử".

Đảng chính trị hỗ trợ Zelenskyy ban đầu có tên, tạm dịch, "Đảng Quyết Đoán", nhưng khi bộ phim thành công vang dội, họ lấy luôn tên phim làm tên đảng (Đảng Đầy tớ của nhân dân). Sợ đảng khác chôm mất thương hiệu của mình.

Kịch bản bộ phim này được viết dựa trên những nghiên cứu chính trị, kinh tế và xã hội rất nghiêm túc. 

Nhưng người nghệ sỹ - chính trị gia không biến tác phẩm thành bài giảng khô khan (và ngu ngốc) mà chuyển hoá chúng thành tiếng cười. Cực kỳ thông minh. 

Không có gì ngạc nhiên khi Zelenskyy tranh cử, ông chỉ đăng ký, hầu như không vận động tranh cử gì cả, và nhận hơn 70% phiếu bầu. 

Kết hợp chính trị và nghệ thuật không phải là chuyện xa lạ trong lịch sử châu Á. 

Lương Khải Siêu năm xưa đến thành Đông Kinh xứ Phù Tang lưu học, trở về Trung Quốc oà khóc: Chúng ta muốn phú quốc cường binh, thoát khỏi thân phận bán khai, phải hiện đại hoá tiểu thuyết. 

Lưu học ở Đông Kinh, Lương nhận ra trí thức Nhật thời Minh Trị dùng tiểu thuyết để truyền bá tinh thần "khai sáng" học được từ phương Tây. 

Việt Nam đến thập niên 1930s xuất hiện Tự Lực Văn đoàn mà người sáng lập đồng thời là yếu nhân của Việt Nam Quốc Dân Đảng giai đoạn sau. Tinh thần cải cách xã hội của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn cũng là một cách biểu đạt tư tưởng chính trị. 

Ước mơ chính trị của Tự lực văn đoàn không thành. Cuối đời, nhà sáng lập ra nó để lại một đại tác của văn chương Việt Nam hiện đại, tiểu thuyết "Dòng sông Thanh Thuỷ". 

Thật tự hào vì văn học Việt Nam có một tiểu thuyết chính trị như thế. (Nhưng thật đau thương vì lịch sử của chúng ta lại sinh ra cuốn tiểu thuyết ấy). 

Tôi từng nghĩ rằng thời đại của tiểu thuyết đã qua. Câu nói của Lương Khải Siêu năm nào phải thay "tiểu thuyết" bằng "điện ảnh". 

Nhưng tôi chưa từng tưởng tượng được rằng có thể có một dự án nghệ thuật - chính trị như "Đầy tớ của nhân dân" trên đời.

 

Thứ Tư, 16 tháng 3, 2022

David Brown - Lãnh đạo Việt Nam từ bỏ than đá ?

 Song Phan, chuyển ngữ

Ảnh: Khai thác than ở Vịnh Hạ Long, Việt Nam. Nguồn: Zniper/ Flickr (CC BY-NC-ND 2.0).

Hè năm ngoái, cơ quan năng lượng Việt Nam tìm cách phớt lờ các chỉ đạo của cấp cao nhất trong việc đưa đất nước thoát khỏi sự phụ thuộc ngày càng tăng vào than đá và các nhiên liệu hóa thạch khác. Tất nhiên, vì quyền lợi và kiểm soát các ngân khoản lớn sẽ bị đe dọa.

Tuy nhiên, sau một thập niên thất bại của giới quản lý trong việc cung cấp năng lượng và không khí sạch, nhiều người Việt mong muốn   khai thác tối đa nguồn tài nguyên nắng và gió dồi dào của đất nước.

Và, tại COP26 (hội nghị thượng đỉnh khí hậu diễn ra hồi tháng 11 năm ngoái), Thủ tướng đã gạt bỏ  mọi nghi ngờ về con đường mà đất nước đang hướng tới: Ông cam kết Việt Nam sẽ trung hòa carbon (net zero carbon) vào năm 2050.

Việt Nam là đất nước có gần 100 triệu dân, một nước nhiệt đới hẹp về bề ngang, trải dài dọc theo bờ Tây của biển Đông. Suốt một phần tư thế kỷ, nền kinh tế của nước này đã tăng trưởng với tốc độ trung bình hàng năm hơn 6%. Đồng đô la đầu tư đổ vào vì các tập đoàn đa quốc gia nhận thấy rằng công nhân Việt Nam rất giỏi làm những sản phẩm mà  thế giới bên ngoài muốn tiêu thụ.

Từ năm 2110, theo tiêu chí của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đã là ‘nước có thu nhập trung bình’. Các nhà lãnh đạo Viêt Nam nhắm mục tiêu cao hơn. Mục tiêu cho Việt Nam, được Đại hội Đảng Cộng sản đặt ra vào tháng 1 năm 2021, sẽ trở thành “nước phát triển có thu nhập cao” vào năm 2045, với thu nhập bình quân đầu người là 18.000 đô la Mỹ.

Điều đó khó có khả năng xảy ra trừ khi Việt Nam không phụ thuộc vào than trong việc cung cấp điện. Hệ thống lưới điện quốc gia đang hoạt động quá công suất và ngành năng lượng phụ thuộc rất nhiều vào điện than. Năm 2021, Việt Nam sản xuất 141 gigawatt-giờ điện từ than. Trên toàn thế giới, chỉ có tám quốc gia đốt nhiều than như thế.

Cách đây 18 tháng, Mongabay đưa tin, giới lãnh đạo Việt Nam đã đạt được sự đồng thuận rằng việc phụ thuộc vào than đá là trở ngại chính cho việc tìm kiếm một cuộc sống chất lượng cao, lâu bền. Song song đó, các nhóm xã hội dân sự như Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) đã thuyết phục một số lớn thường dân rằng chỉ những thay đổi sâu rộng trong chính sách năng lượng mới có thể đảo ngược chất lượng môi trường đang trở nên tồi tệ hơn.

Tuy nhiên, gần đây nhất là hồi mùa hè và mùa thu năm ngoái, các nhà hoạch định năng lượng vẫn đang đấu tranh chống lại việc loại bỏ các chính sách lấy than làm trung tâm. Những người được đào tạo ở Liên Xô thời kế hoạch hóa tập trung, vốn là phe cánh của các quan chức cấp cao nằm trong Bộ Công Thương và trong ba doanh nghiệp nhà nước lớn – Vinacomin (than), EVN (điện lực) và PetroVietnam (dầu khí). Vì vậy, không chút ngạc nhiên khi nhiều người trong cơ quan năng lượng hoài nghi về cách tiếp cận mới và các loại công nghệ không quen.

Điều đó dường như giải thích vì sao hồi tháng 10 năm 2021, Bộ Công Thương chuyển cho Văn phòng Thủ tướng Chính phủ một kế hoạch phát triển điện lực được soạn thảo lại trái ngược hẳn Nghị Quyết số 55 của Bộ Chính trị, được ban hành trước đó 18 tháng.

Các kế hoạch toàn diện là đặc điểm thường xuyên của quá trình phát triển kinh tế Việt Nam. Giống như các kế hoạch trước đây, kế hoạch ngành năng lượng mới, gọi tắt là PDP-8, là đưa ra các mục tiêu chi tiết trong thời gian từ bây giờ đến năm 2030 và ‘tầm nhìn’ trong 15 năm sau đó.

Điển hình là cơ quan năng lượng đã quyết định những gì cần phải làm để đáp ứng nhu cầu điên lực sắp tới. Trong những thập niên đầu tiên sau khi Việt Nam thống nhất, kế hoạch năng lượng chú trọng đến thủy điện, than đá, và sau đó là khí đốt tự nhiên từ các mỏ ngoài khơi. Dần dà, những thứ này đã được khai thác hết mức. Sự chú ý chuyển sang năng lượng hạt nhân trong một thời gian. PDP-7 (2010) dự kiến sẽ xây dựng cả chục nhà máy điện hạt nhân.

Giấc mơ hạt nhân của cơ quan năng lượng không kéo dài; nó đã bị xếp xó vài năm sau đó vì quá đắt đỏ, thời gian thành hình lâu và sau thảm họa Fukushima của Nhật Bản, rất ít công chúng Việt Nam ưa chuộng. Các nhà hoạch định kết luận rằng, để đáp ứng nhu cầu đang gia tăng mạnh, Việt Nam phải đầu tư thêm nhiều nhà máy điện than hơn nữa, và nhanh chóng thực hiện ngay khi có thể thu xếp được các nhà đầu tư và nguồn tài chính. Bản sửa đổi năm 2016 của PDP-7 dự báo rằng, đóng góp của than vào nguồn cung cấp năng lượng quốc gia sẽ tăng từ 35% năm 2015 lên 55% vào năm 2025.

Việc Việt Nam đặt cược vào than đá đối đầu trực diện với mối lo ngại đang gia tăng về tác động của biến đổi khí hậu. Các ngân hàng phát triển quốc tế, từng ngân hàng một đã tuyên bố ngưng tài trợ cho CFPP; đến năm 2020, chỉ có một số nhà cho vay Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc xem xét trợ vốn các dự án kinh doanh mới ở Việt Nam hoặc ở nước khác. Mặc dù trong năm 2018, Việt Nam có thêm 32 gigawatt công suất phát điện đốt than đang được xây dựng hoặc theo kế hoạch, hầu hết các dự án này đều bị chậm tiến độ hay sẽ sớm bị hủy bỏ vì thiếu nhà đầu tư.

Cơ quan năng lượng Việt Nam đã cạn kiệt ý tưởng và uy tín. Mặc dù đất nước này được đặc biệt ưu đãi với bức xạ mặt trời và nguồn gió ổn định trên biển Đông, cả Bộ Công Thương lẫn EVN đều không quan tâm thật sự đến công nghệ điện tái tạo. Thay vào đó, họ một mực cho rằng nguồn điện dao động theo ý muốn của Mẹ Thiên nhiên sẽ làm lưới điện quốc gia mất ổn định.

Nhờ có một liên minh không chính thức của các bên liên quan – các quan chức địa phương, các nhà khoa học, doanh nhân, chuyên gia và nhà đầu tư nước ngoài, và các nhóm xã hội dân sự cùng chí hướng –  thúc đẩy sự thay đổi chấn động trong định hướng chính sách được báo vào tháng 2 năm 2020 bằng NQ-55 của Bộ Chính trị. Vào cuối năm đó, Mongabay đưa tin rằng PDP-8 sẽ tập trung vào việc triển khai nhanh chóng điện mặt trời và điện gió, sử dụng LNG (khí tự nhiên hoá lỏng) trong nước và nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu cân bằng, xây dựng mạng lưới truyền tải điện quốc gia và thị trường hóa cung cầu năng lượng.

Tuy nhiên, như đã nói ở trên, hồi hè năm 2021, cam kết đó đã không còn chắc chắn. Bộ Công Thương ban đầu có vẻ chấp nhận chỉ đạo của Bộ Chính trị, nhưng bây giờ họ đang lưu hành một dự thảo PDP-8 khác. Khi GreenID có được một bản sao, giật mình khi thấy những đoạn giải thích tại sao các nguồn điện tái tạo, theo quan điểm của Bộ Công Thương, là không đáng tin cậy và chắc chắn sẽ gây mất ổn định lưới điện Việt Nam. Do đó, các dự tính về điện gió và đặc biệt là điện mặt trời đã bị cắt giảm. Để bù vào chỗ thiếu hụt, Bộ Công Thương đã dự thảo tăng gấp đôi công suất nhiệt điện than – đạt được một cách kỳ diệu qua việc tìm ra các nhà đầu tư cho các dự án CFPP vốn đã được phê duyệt nhiều năm trước nhưng đến nay vẫn chưa tìm được nguồn tài chính.

Thông tin về điều nói trên không được các phương tiện truyền thông quốc gia loan báo. Không nản lòng, GreenID đã thực hiện một bước táo bạo khi đăng nội dung một bức thư của giám đốc điều hành, bà Ngụy Thị Khanh, gửi Thủ tướng Phạm Minh Chính. Bà Khanh cảnh báo, nếu dự thảo của Bộ Công Thương được thực hiện, năng lượng hóa thạch sẽ chiếm 68% sản lượng điện quốc gia vào năm 2030, và “Việt Nam có nguy cơ bị cô lập trong cộng đồng quốc tế”.

Hai tuần sau đó, Thủ tướng đến Glasgow dự COP26. Ở đó, ông đã gây chú ý toàn cầu khi cam kết dứt khoát rằng Việt Nam sẽ đạt được mức phát thải CO₂ ròng bằng số 0 vào năm 2050. Vài ngày sau, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên tham gia cùng 40 quốc gia cam kết loại bỏ dần việc sử dụng than vào năm 2040.

Đối với Việt Nam, cam kết về than tương đương với cam kết loại bỏ khoảng 30 CFPP. Hầu hết sẽ rất sớm trước khi chúng đến hạn ngưng hoạt động. Hơn 80% CFPP hiện tại của Việt Nam đã được đưa vào hoạt động trong mười năm qua. Một số ít khác đang được xây dựng. Một số khác vẫn chưa được xây dựng, mặc dù được liệt kê là bảo đảm nguồn tài chính. Carbon Tracker, một nhóm chuyên gia theo dõi carbon, tính toán, vào giữa năm 2021 rằng 99% các dự án than mới của Việt Nam, các dự án liên doanh dự định tăng thêm 23,4 gigawatt công suất mới, sẽ có tổng số chi phí cao hơn  khi so sánh với năng lượng sạch. Vì vậy –  điều này tuy hiển nhiên với  tất cả mọi người bên ngoài trừ cơ quan năng lượng của Việt Nam – thật ảo tưởng khi mong đợi những CFPP này sẽ được xây dựng.

Dự phòng trường hợp các quan chức trong Vụ Năng lượng của Bộ Công Thương chưa biết rằng dự thảo mới về PDP-8 của họ đã bị loại khi chuyển đến, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã gặp các cán bộ cấp cao tại Bộ vào ngày 11 tháng 11. Ông nói với họ bằng lời lẽ không lầm lẫn được là, phải tìm ra các giải pháp kỹ thuật phù hợp với cam kết COP26 của Việt Nam. Và sau đó, ngày 11/1, Thủ tướng Chính phủ chủ trì cuộc họp đầu tiên của Ban Chỉ đạo Quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26.

Việc đáp ứng các cam kết COP26 đó sẽ không dễ dàng, nhưng có thể thực hiện được. Trong lần sửa đổi tiếp theo (và có lẽ là cuối cùng) của PDP-8, có khả năng sẽ tập trung nhiều vào việc khai thác các khoản vay của quỹ phát triển quốc tế để mở rộng và xây dựng lại lưới điện quốc gia. Điều này hết sức cốt yếu để các nhà quản lý lưới điện có thể cân bằng những biến động trong việc cung cấp điện mặt trời và điện gió.

Tiến sĩ David Dapice, là người đã theo dõi chính sách năng lượng của Việt Nam từ thập niên 1980, cho biết, sẽ ít tốn kém hơn rất nhiều so với việc vận hành thêm các nhà máy nhiệt điện. Việc kết hợp công suất năng lượng mặt trời và gió hiện có và dự kiến với khả năng tích trữ của pin được cải thiện và rẻ hơn, sẽ cho phép điện mặt trời và gió với giá qua đấu giá có thể phân phối được và cạnh tranh về chi phí với than đá. Ông ấy nói, đó là lý do tại sao các kế hoạch đầu tư phải đáp ứng với các phát triển mới về chi phí và công nghệ.

Tiến sĩ Dapice cũng tin rằng, Việt Nam có thể làm giảm cường độ về năng lượng cho tăng trưởng kinh tế, theo công ty British Petroleum là cao nhất thế giới trong thập niên qua. Và theo nhận xét của Dapice, Việt Nam có rất nhiều cách để tiết kiệm. Kể từ năm 2010, mức tiêu thụ năng lượng sơ cấp ở Việt Nam tăng gần 10% hàng năm – nhanh hơn GDP từ 3 đến 4 điểm phần trăm. Ông nói, bằng cách áp dụng và thích ứng các kỹ thuật bảo toàn năng lượng thường sử dụng ở Trung Quốc, Việt Nam sẽ không cần năng lực phát điện mới trong những thập niên tới.

Trước khi bác bỏ ý kiến của Vụ Năng lượng, thuộc Bộ Công Thương, Thủ tướng Phạm Minh Chính phải chắc chắn được Bộ Chính trị Việt Nam tiếp tục hậu thuẫn. Can thiệp của ông Chính dường như đã khẳng định hướng phát triển điện lực của Việt Nam. Tuy nhiên, có một câu hỏi quan trọng chưa được trả lời đã khiến những người ủng hộ năng lượng xanh trên toàn quốc phải sững sờ: Tại sao nhà lãnh đạo uy tín của Green ID lại bị bắt chỉ vài tháng sau khi bà công bố bức thư về sự trao đổi năng lượng xanh bằng than trong dự thảo của các quan chức năng lượng tại Bộ Công Thương? Cáo buộc đối với bà Ngụy Thị Khanh là tội trốn thuế. Theo các nguồn tin địa phương, có vẻ như khi được trao giải Goldman 2018 – còn được gọi là “Nobel Xanh” – bà Khanh đã không nộp thuế trước khi chuyển 200.000 đô la tiền thưởng của mình vào tài khoản của GreenID.

GreenID được cho là nhóm xã hội dân sự hiệu quả nhất của Việt Nam. Việc bắt giữ bà Khanh diễn ra ngay sát sau vụ bắt giữ hai nhà vận động năng lượng sạch nổi tiếng khác, cũng với tội danh trốn thuế, đã khiến cộng đồng các tổ chức phi chính phủ trên toàn quốc rúng động.

Ai đã ra lệnh bắt bà Khanh và tại sao? Điều đó vẫn còn là một bí ẩn. Bà Khanh có xúc phạm thủ tướng trong quá trình kích động dư luận ủng hộ đường hướng loại bỏ carbon mà ông ta hiện đang tán thành không? Chắc là không. Nhiều khả năng, bà ấy đã quá táo bạo và thành công đối với khẩu vị của đảng cầm quyền ở Việt Nam, một nhóm theo chủ nghĩa Lenin vốn không thích bị người dân bình thường cạnh tranh, giành lấy sự chú ý.

_______

Tác giả: David Brown là một nhà ngoại giao Hoa Kỳ đã nghỉ hưu, có nhiều bài viết về các vấn đề chính sách công ở Việt Nam. Bản dịch này đã được ông Brown chỉnh sửa, dành cho độc giả người Việt, có thể có vài chi tiết khác với bản tiếng Anh.

https://baotiengdan.com/2022/03/15

 

Ts. Phạm Đình Bá - Đảng đỏ Quảng Nam bật đèn xanh cho côn đồ đánh dân oan đòi sổ đỏ từ công ty tên gốc Tàu


Người dân tập trung trước cửa UBND thị xã Điện Bàn, Quảng Nam hôm 5/2/2022, an ninh bắt giữ một người dân /Ảnh chụp màn hình Facebook

Hàng chục côn đồ tấn công người dân biểu tình ở trước cổng trụ sở Ủy ban thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, lực lượng công an tuy có mặt nhưng không can thiệp. [1]

Sự việc xảy ra 05/03/2022, khi hơn một trăm người dân kéo đến trung tâm hành chính thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, dựng lều và căng băng rôn để yêu cầu Thanh tra Chính phủ vào cuộc điều tra vụ mua đất nhưng không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (người dân gọi là sổ đỏ).

Hơn 1000 dân oan bức xúc vì đã trả tiền mua đất từ năm 2017 cho công ty Cổ phần Bách Đạt An, chủ đầu tư của dự án khu đô thị Điện Nam-Điện Ngọc trên địa bàn huyện Điện Bàn, nhưng đến nay vẫn chưa nhận được sổ đỏ. [2]

Hồi năm 2019, Tòa án nhân dân Đà Nẵng bác đơn khởi kiện của công ty Bách Đạt An yêu cầu hủy hợp đồng với công ty đầu tư Hoàng Nhất Nam, bản án buộc Công ty Bách Đạt An tiếp tục ra sổ đỏ cho người mua đất nhưng đến nay công ty này vẫn chưa thực hiện. [1]

Trao đổi với báo chí, bà Nguyễn Thị Tâm (ở Hội An, tỉnh Quảng Nam) khách hàng mua đất tại dự án Bách Đạt 1 vào năm 2017 với giá 550 triệu đồng/lô cho biết – “…, suốt 4 năm qua đã ăn ngủ không yên, vợ chồng luôn cãi vã về việc mua đất”. Cứ tưởng phiên toà phúc thẩm diễn ra ngày 8/5/2020 sẽ mở ra cơ hội để đòi quyền lợi nhưng thật sự không như mong đợi. “Chúng tôi đã kêu cứu khắp mọi nơi về vụ việc chủ đầu tư dự án Bách Đạt 1 không thực hiện nghĩa vụ giao đất và sổ đỏ cho khách hàng dù đã nộp 95% số tiền”. [3]

Những dân oan của công ty Bách Đạt An đã nhiều lần tổ chức biểu tình, gây áp lực lên công ty để đòi giao đất và sổ đỏ. Ví dụ ngày 06/01/2022, hàng chục người dân đại diện cho gần 1.000 dân oan đã bao vây trụ sở công ty Bách Đạt An ở Đà Nẵng để yêu cầu giải quyết quyền lợi cho dân oan. [4]

Tuy nhiên ngày 05/03/2022 là lần đầu tiên dân oan biểu tình trước cổng Ủy ban thị xã Điện Bàn, và bị đàn áp bởi côn đồ trong khi Đảng ủy thị xã Điện Bàn không có thái độ gì rõ rệt về hành vi đàn áp dân oan của những côn đồ nầy. [1]

Người dân cũng cho biết là đã nhiều lần kiến nghị đến chính quyền địa phương về việc cấp sổ đỏ, thậm chí sự việc đã được đưa ra toà và được Toà án Nhân dân Thành Phố Đà Nẵng thụ lý, toà này sau đó đưa ra phán quyết là chủ đầu tư phải trao sổ đỏ cho người dân. [1]

Nhưng đã năm năm trôi qua mà người mua vẫn chưa nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bức xúc trước sự chây ì của chính quyền và chủ đầu tư, khoảng hơn 100 người dân đã kéo đến trụ sở uỷ ban thị xã Điện Bàn để gây sức ép, và sau đó bị tấn công. [1]

Trả lời phỏng vấn của Đài Á châu Tự do, bà Nguyễn Thị Thanh Tâm, một thành viên trong nhóm người mua đất đòi quyền lợi ở trước trụ sở chính quyền, cho biết chi tiết về sự việc:

“Sự việc xảy ra trưa ngày mùng 5, tháng 3 năm 2022, chúng tôi vào thị xã Điện Bàn thì họ canh gác hết tất cả các ngả, bốn phía là không cho người dân vô. Chúng tôi phản đối kịch liệt, lấy số lượng đông để đẩy vô, đi vô được xong xuôi rồi thì răng băng rôn rồi lấy chiếu, mền dựng trại để ở đến thứ Hai.” [1]

Cũng theo bà Tâm, khi người dân mới dựng trại xong được một lúc thì xuất hiện một nhóm người mặc thường phục đến tấn công. Bà nói thêm:

“Khoảng ba chục thằng côn đồ mặc đồ người dân, mặc đồ người dân bình thường ra để đánh dân rồi xô bà già, trong đó có con nít nữa, có mấy bà bảy mươi tuổi nữa, đánh dân rồi xịt hơi cay dân. Đánh dân sau đó rồi bắt đầu thu đồ của dân, và bắt người trái pháp luật nữa. Bắt người không có một cái lý do chi để bắt mà tự nhiên bắt đem về đồn.”

Trong một đoạn băng hình quay trực tiếp sự việc được đăng tải trên mạng xã hội có thể thấy nhiều người đàn ông mặc thường phục, đeo khẩu trang, đội mũ bảo hiểm xông vào giật băng rôn của người dân. Khi người dân chống trả thì những người này đã xịt bình bột cứu hỏa và đuổi đánh những người chống cự - https://www.youtube.com/watch?v=SzISZCLrLD8

Đoạn video gần 30 phút cũng cho thấy, một dân quân tự vệ túm đầu một người đàn ông cùng với hai người mặc thường phục lôi đi.

Lực lượng công an, cảnh sát giao thông có mặt tại hiện trường, nhưng theo bà Nguyễn Thị Thanh Tâm thì họ không hề bảo vệ dân, bà cho hay:

“Công an ra đứng đó trơ trơ chứ không có can thiệp, chỉ để đánh dân thôi, công an mà thấy dân bị đánh và xịt khói, xịt cay mắt với lại xô bà già mà không liên quan gì hết trơn, công an đứng làm bù nhìn cho có chừng đó thôi.”

Bà này cũng đặt ra nghi vấn về việc chính quyền và nhóm côn đồ trên có sự thông đồng, khi đặt ra câu hỏi vì sao bốn ngả đường dẫn vào trụ sở uỷ ban thị xã Điện Bàn đều bị chặn, nhưng nhóm côn đồ này lại vào được khu vực người dân dựng trại để tấn công? [1]

Phóng viên Đài Á châu Tự do đã nhiều lần gọi vào số liên lạc của lãnh đạo thị xã Điện Bàn, bao gồm ông Bí thư thị xã Đặng Hữu Liên, và ông Chủ tịch thị xã Trần Úc, nhưng cả hai ông không bắt máy. [1]

Tuy nhiên, trong một bài báo đăng trên báo Lao Động cùng ngày hôm xảy ra sự việc, ông Nguyễn Minh Hiếu - Phó Chủ tịch UBND thị xã Điện Bàn, thừa nhận có việc người dân đến dựng lều và căng băng rôn trước cổng uỷ ban, nhưng ông này không hề đề cập gì đến việc người dân bị đánh, thay vào đó lại nói rằng người dân tự gỡ lều và giải tán sau khi được tuyên truyền. [5]

Tưởng cũng nên hiểu rằng, Tỉnh ủy Quảng Nam đã nhiều lần "gỡ vướng" cho công ty Bách Đạt An dù rằng công ty nầy đã từng bị xem xét thu hồi, buộc chấm dứt đầu tư tại 4 dự án khu đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc. Bách Đạt An đã vướng phải những sai phạm do san lấp mặt bằng, thi công xây dựng 4 dự án khi chưa được cấp phép. Tuy nhiên, trái ngược với việc thu hồi trước đó, Tỉnh ủy Quảng Nam lại chỉ đạo lập phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư, "gỡ vướng" cho chủ đầu tư tại các dự án này. [6]

Trên mạng, có nhiều bài báo đặt câu hỏi về liên hệ giữa Tỉnh ủy Quảng Nam với các chủ đầu tư của công ty Bách Đạt An, đặc biệt là câu hỏi tại sao Quảng Nam lại đặc biệt ưu ái công ty nầy như vậy. [7]

Ngược lại, dân oan trong tranh chấp với công ty Bách Đạt An và tỉnh ủy Quảng Nam có vẻ đã nghiên cứu tốt về cách biểu tình có dựng lều và giăng biểu ngữ để chuyển tải sâu rộng nguyện vọng đấu tranh của họ. Cách tổ chức biểu tình nầy rất giống cách tổ chức của Phong Trào Chiếm Đóng (Occupy Movement), một phong trào chính trị - xã hội quốc tế phản đối sự bất bình đẳng về kinh tế và xã hội cũng như thiếu dân chủ trên toàn thế giới. [8]

Cách dựng lều, biểu ngữ và chiếm đóng đã được tiên phong bởi Phong Trào Chiếm Đóng. Cuộc biểu tình Chiếm đóng đầu tiên nhận được sự quan tâm rộng rãi, Chiếm Đóng Đầu Não Tài Chính Wall Street ở Công viên Zuccotti của Thành phố New York, bắt đầu vào ngày 17 tháng 9 năm 2011. Đến ngày 9 tháng 10, các cuộc biểu tình Chiếm Đóng đã diễn ra tại hơn 951 thành phố trên 82 quốc gia. [8]

Thế là bây giờ lịch sử của Phong Trào Chiếm Đóng cần phải cập nhật để ghi vào đó cuộc biểu tình của dân oan trước trụ sở Ủy ban thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Lần nầy những người đối nghịch với người biểu tình không phải là Đầu Não Tài Chính Wall Street mà là Tỉnh ủy Quảng Nam của Đảng “Cộng sản” Việt Nam. Trớ trêu thay!

Không biết bao giờ thì lãnh đạo thị xã Điện Bàn, bao gồm ông Bí thư thị xã Đặng Hữu Liên, và ông Chủ tịch thị xã Trần Úc, mới chịu trả lời khi báo chí gọi điện để hỏi tin tức về vụ việc nầy. [1] Hết trốn!

Nguồn:

1.         RFA. Quảng Nam: Côn đồ đánh đập người dân ngay trước cổng Ủy ban thị xã Điện Bàn. 07/03/2022; Available from: https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/quang-nam-thugs-beat-people-up-in-front-of-people-s-committee-office-03072022065455.html.

2.         Thu Giang. Chủ đầu tư Bách Đạt An nói gì về việc bị người dân vây trụ sở? 18/01/2019; Available from: https://diendandoanhnghiep.vn/chu-dau-tu-bach-dat-an-noi-gi-ve-viec-bi-nguoi-dan-vay-tru-so-143812.html.

3.         Cafef.vn. Kêu cứu khắp nơi, hàng trăm khách hàng của Bách Đạt An ‘mỏi mòn’ chờ đất. 29/09/2021; Available from: https://cafef.vn/keu-cuu-khap-noi-hang-tram-khach-hang-cua-bach-dat-an-moi-mon-cho-dat-20210929090020321.chn.

4.         Hoàng Quân. Công An Thành phố Sài gòn - Hàng chục người dân lại tập trung tại Công ty Bách Đạt An đòi quyền lợi. 06/01/2022 Available from: https://congan.com.vn/doi-song/hang-chuc-nguoi-dan-lai-bao-vay-bach-dat-an-doi-quyen-loi_125593.html.

5.         Thanh Chung. Lao Động - Người dân dựng lều trước UBND thị xã Điện Bàn để yêu cầu được cấp sổ đỏ. 05/03/2022; Available from: https://laodong.vn/ban-doc/nguoi-dan-dung-leu-truoc-ubnd-thi-xa-dien-ban-de-yeu-cau-duoc-cap-so-do-1020525.ldo.

6.         Thương Trường. Vì sao Quảng Nam "gỡ vướng" cho chủ đầu tư từng bị xem xét thu hồi dự án? 29/09/2021; Available from: https://thuongtruong.com.vn/news/vi-sao-quang-nam-go-vuong-cho-chu-dau-tu-tung-bi-xem-xet-thu-hoi-du-an-66541.html.

7.         Anh Phương and Cương Nguyễn. Báo Ngày Nay - Bất thường các dự án BT ở Quảng Nam: Công ty Bách Đạt là ai? Công ty Bách Đạt là ai, vì sao tỉnh Quảng Nam lại ưu ái doanh nghiệp này như vậy? 13/09/2018; Available from: https://ngaynay.vn/bat-thuong-cac-du-an-bt-o-quang-nam-cong-ty-bach-dat-la-ai-post60342.html.

8.         Wikipedia. Occupy movement. Available from: https://en.wikipedia.org/wiki/Occupy_movement.