Chủ Nhật, 26 tháng 3, 2023

Hoàng Lan Mộc Châu - Ông đưa chân giò, bà thò chai rượu

 VNTB

Phe bắt các cô đã dùng toàn lực quốc gia để bắt, thì phe cứu các cô cũng ngang chức, ngang quyền trong đảng, trong chính phủ.

Trong chuyện bốn cô tiếp viên của hãng hàng không Vietnam Airlines mang ma túy bị bắt rồi lại được ‘tạm tha’ vì không có bằng chứng xác định các cô cố ý mang ma túy, đã dấy lên dư luận chuyện này được dàn xếp qua chiến thuật  mà Robert Greene nêu ra trong cuốn  48 Laws of Power, “Kiểm soát các tùy chọn: Yêu cầu người khác chơi với các quân bài mà mình chia ra.” “Control the options: Get others to play with the cards you deal.” Chiến thuật này thường được áp dụng trong chế độ độc tài, các băng đảng giang hồ, chính trị cơ hội, hoạt đầu, gian thương.

Luật này nhấn mạnh tầm quan trọng là đưa ra việc lựa chọn cho người khác những điều mình đã đóng khung trong sự lọc lựa có kiểm soát trước, trong một tình huống nhất định, nhằm đạt được lợi thế chiến lược. Bằng cách giới hạn các lựa chọn dành cho người khác, mình có thể kiểm soát tốt hơn kết quả của một tình huống. Sự lựa chọn này cũng nằm trong chiến thuật cò cưa ông đưa chân giò, bà thò chai rượu.

 

Ví dụ đơn giản và thực tế để dễ nhận ra trò chơi bẩn thỉu và vô đạo đức này là qua cách bầu cử vào bất cứ vị trí dân cử ở Việt Nam, từ ghế hội đồng xã đến quốc hội, chủ tịch nước. Bằng cách giảm số lượng ứng cử viên để lựa chọn trong một cuộc bầu cử, đảng, chính phủ hoặc cơ quan kiểm soát có thể gây ảnh hưởng nhất định đến kết quả của cuộc bầu cử và tăng khả năng ứng cử viên quân xanh, tay chân của đảng giành chiến thắng.

Khi quyền lựa chọn bị tước mất bởi  một thế lực hay bởi ai đó, người dân trở nên thụ động, phó mặc cho các lựa chọn của đảng và buộc phải chấp nhận các điều đảng đưa ra.

Người dân bị trị trong một quốc gia độc tài, độc đảng trị luôn bị đặt trong tình trạng này, tất cả sự lựa chọn của họ chỉ được gói trọn trong những gì chính quyền và đảng đã lựa chọn trước

Ivan IV hay còn gọi là Ivan Bạo Chúa của Nga là một nhà cai trị tàn nhẫn, ông ta đã tìm cách củng cố quyền lực của mình đối với nước Nga vào thế kỷ 16. Ông đã sử dụng nhiều chiến thuật khác nhau, bao gồm cả việc loại bỏ các đối thủ của mình và sử dụng nỗi kinh hoàng để kiểm soát đối tượng, đối thủ. Ông là bậc thầy trong việc thao túng quần thần và cố vấn của mình bằng cách hạn chế các lựa chọn của họ và kiểm soát thông tin họ nhận được. Ông ta đã tạo ra một mạng lưới gián điệp rộng lớn để theo dõi hoạt động của quần thần và ngay cả thường sử dụng thông tin sai lệch hoặc không đầy đủ để đánh lừa các cố vấn và đối thủ của mình. Chiến thuật này được ĐCSVN áp dụng không sai một chấm, một phẩy với ‘thần dân’ của họ.

ĐCSVN có thể duy trì quyền lực của mình bằng cách kiểm soát các lựa chọn dành cho người khác, trong bầu cử chẳng han,  và rằng dân chỉ được chơi bằng những quân bài được đảng chia cho, trong các luật phản nhân quyền, hay về sở hữu đất đai chẳng hạn. Điều này cho phép đảng củng cố quyền lực của mình và duy trì quyền kiểm soát đối với dân chúng trong nhiều năm.

Các lựa chọn được chính phủ hay kẻ nào đó đưa ra có thể được tô vẽ nhiều màu khác nhau nhìn có vẻ hấp dẫn. Tác giả 48 Laws of Power gọi là chiến thuật Controlling the option. Color of choices.

Nhà chính khách hoạt đầu Henry Kissinger, cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ, được biết đến với kỹ năng thao túng và kiểm soát các lựa chọn có sẵn cho đối thủ và đối tác đàm phán của mình. Với chiến thuật “tô màu các lựa chọn”, ông đã sử dụng để tác động đến kết quả của các cuộc đàm phán và quyết định chính sách đối ngoại.

Bằng cách vẽ thêm những màu khác nhau những đề nghị ông ta sẽ đưa ra cho Lê Đức Thọ trong hội đàm Paris để chấm dứt chiến tranh Việt Nam, Kissinger đã lèo lái kết quả đàm phán và đạt được mục tiêu của mình. Kissinger đã cho Bắc Việt lựa chọn giữa ngừng bắn và tiếp tục chiến tranh. Ông đã định hình lựa chọn ngừng bắn theo cách làm cho nó hấp dẫn hơn, chẳng hạn tô màu hồng  những đề nghị về lợi ích kinh tế tiềm năng cho Bắc Việt nếu chấp nhận ngừng chiến và bằng cách miêu tả, tô vẽ thêm màu xám tối nếu Bắc Việt lựa chọn tiếp tục đau khổ và hủy diệt trong chiến tranh.

Thông qua việc sử dụng khéo léo “tô màu các lựa chọn”, Kissinger đã có thể đạt được lợi thế trong các cuộc đàm phán và đạt được mục tiêu của mình. Chiến thuật này có thể được coi là thao túng và phi đạo đức, vì nó có thể hạn chế quyền tự chủ và tự do lựa chọn của những người tham gia vào quá trình đàm phán bốn bên lúc đó.

Nguyễn Phú Trọng, kẻ nhà văn Phạm Thành-Bà Đầm Xòe gọi là kẻ đại nghịch bất cũng không khác Henry Kissinger. Qua chiến dịch đốt lò, ông đã cho những kẻ chống đối ông hai chọn lựa, một là đầu hàng, quy thuận, hai là bị chụp cái nón tham nhũng, đưa ra tòa.

Nghệ thuật bắt đối phương chỉ được chơi những con bài mình đưa ra, những con bài này có thể tô vẽ khiến những con bài đưa ra sáng hơn, tối hơn, thường áp dụng với những đối phương có sức mạnh tương đương, và dĩ nhiên có tính lừa bịp, vô đạo đức. Trở lại chuyện bốn cô tiếp viên hàng không mang giùm ma túy từ Pháp về Việt Nam. Phương án bắt 4 cô này rất kín kẽ, tinh vị, đến nỗi có cả sự liên hệ giữa các cơ quan tình báo trong-ngoài nước, cả với hải quan Pháp (*) thì chắc hẳn các cô phải nằm trong một đường dây buôn lậu ma túy mà những kẻ cầm đầu đường dây này phải là các quan chức rất cao trong đảng, trong bộ chính trị; nhưng chỉ chưa đầy một tuần sau các cô đã được thả ra. Phe nhóm bắt các cô đã dùng toàn lực quốc gia để bắt, thì phe cứu các cô cũng phải ngang sức ngang tài, ngang chức, ngang quyền trong đảng, trong chính phủ.

Hai nhóm này đã phải thương lượng với nhau thế nào hiện nay chưa biết, nhưng chiến thuật hai bên đưa ra để thỏa thuận sự êm xuôi trong câu chuyện bẩn thỉu này có lẽ không nằm ngoài kiểu họ trao cho nhau những quân bài được tô vẽ khiến đối phương chấp nhận, vui vẻ hay ngậm đắng nuốt cay hoặc bị lừa chưa biết. Các sự nhượng bộ có thể bằng những ghế trong bộ chính trị hay trung ương đảng. Tuy nhiên còn một chiến thuật cũng trong luật “Kiểm soát các tùy chọn: Yêu cầu người khác chơi với các quân bài mà mình chia ra” là hai phe nhóm này trở thành “Anh em tội phạm”- “brothers in crime “

Trong bối cảnh hoạt động tội phạm, khái niệm “anh em tội phạm” dùng để chỉ một nhóm các cá nhân hợp tác với nhau để thực hiện các hoạt động phi pháp. Ý tưởng là bằng cách làm việc cùng nhau và tin tưởng lẫn nhau, họ có thể kiểm soát tốt hơn các lựa chọn dành cho các phi vụ tiềm năng và tăng khả năng thành công, như cùng bắt tay nhau thu lợi nhuận về. Hành động này dễ thấy khi hai gia đình Mafia, hay hai, ba nhóm lưu manh, xã hội đen cấu kết, hay bị một nhóm thâu tóm.

Hai nhóm kình nhau trong vụ buôn lậu ma túy bằng đường hàng không xuyên lục địa này có thể đã trở thành anh em câu kết cùng gây thêm tội ác với thanh niên, dân tộc Việt Nam ngày càng khủng khiếp hơn nữa.

Tóm lại, vụ việc bốn cô tiếp viên mang ma túy về qua đường hàng không cho thấy hoạt động tội phạm trong đảng cộng sản Việt Nam cực kỳ lớn lao và phi đạo đức, gây hậu quả nghiêm trọng cho dân tộc không thể kiểm soát được.

_______________

Tham khảo

(*) https://vietnamthoibao.org/vntb-bon-co-danh-do-che-do/

https://vietnamthoibao.org


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét