Thứ Bảy, 23 tháng 1, 2021

Điểm tin thế giới ngày Thứ bảy 23 tháng 1 năm 2021

Võ Thái Hà tóm lược

Ông Fauci phản bác lại tin tức của CNN: Việc phân phối vắc xin của TT Biden không phải "bắt đầu từ sơ khởi"

Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, Tiến sĩ Anthony Fauci ngày 21/1 cho biết, chính quyền TT Biden đang tiếp tục kế hoạch phân phối vắc xin COVID-19 của chính quyền tiền nhiệm, chứ không phải là không được chuyển giao kế hoạch như CNN đưa tin.

Tiến sĩ Fauci, người đứng đầu Viện Quốc gia về Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm, đã lật tẩy một báo cáo của CNN vài giờ trước đó, trích dẫn tuyên bố của một quan chức chính quyền TT Biden giấu tên rằng: “Chúng tôi không có gì để làm lại. Chúng tôi sẽ phải xây dựng lại kế hoạch triển khai vắc-xin từ đầu”.

 

Báo cáo của phóng viên Nhà Trắng MJ Lee của CNN trích dẫn các nguồn giấu tên cáo buộc rằng chính quyền TT Biden sẽ phải bắt đầu triển khai vắc-xin COVID-19 từ “sơ khởi”.

Bà Hillary Clinton đã phản hồi các cáo buộc của báo cáo này trên Twitter rằng tuyên bố này là "kinh khủng nhưng không đáng ngạc nhiên."

Trái ngược với báo cáo này của CNN, Tiến sĩ Fauci nói với các phóng viên tại phòng họp của Nhà Trắng: "Chúng tôi chắc chắn không bắt đầu từ đầu. Các hoạt động phân phối vẫn đang tiếp tục". Ông cũng cho biết, các quan chức của chính quyền mới sẽ tiếp tục xây dựng kế hoạch và điều chỉnh trên các kế hoạch của chính quyền tiền nhiệm.

Ông Fauci tiếp tục giới thiệu kế hoạch của TT Joe Biden về việc mua thuốc, mở rộng trung tâm tiêm chủng vắc-xin và sử dụng có mục tiêu Đạo luật sản xuất quốc phòng để sản xuất vắc-xin, xét nghiệm và thiết bị bảo vệ cá nhân. Năm ngoái, cựu Tổng thống Donald Trump đã sử dụng đạo luật này để thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất máy thở và các mặt hàng bảo hộ y tế khác.

Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Lindsay Graham cho biết các báo cáo tuyên bố rằng chính quyền TT Biden đang bắt đầu từ đầu với kế hoạch phân phối vắc xin COVID-19 của họ là “dối trá”.

Ông Graham viết trên Twitter: “Các phương tiện truyền thông không nên đưa tin sai sự thật từ chính quyền TT Biden rằng họ đang‘ bắt đầu lại từ đầu’ với việc phân phối vắc xin. Đó là một lời nói dối. Đừng tin, hãy tin lời Tiến sĩ Fauci".

Châu Âu phong tỏa, du lịch đóng cửa, doanh nghiệp biểu tình

Khắp nơi tại Châu Âu, dịch bệnh COVID-19 đang bùng phát mạnh mẽ buộc chính phủ các nước phải áp dụng các biện pháp cứng rắn. Áo và Hy Lạp phong tỏa toàn quốc, Pháp áp đặt lệnh giới nghiêm, Vương quốc Anh đóng cửa tất cả hành lang du lịch. Điều này đã khiến nhiều doanh nghiệp biểu tình...

Theo trang thống kê trên Worldometers, tính đến 18/1/2021, tổng số ca nhiễm COVID-19 ở châu Âu kể từ đầu dịch tới nay đã vượt 27,6 triệu ca, trong đó có trên 630,000 người tử vong. Với số ca nhiễm liên tục đạt đỉnh mới và các biến thể mới liên tục xuất hiện, các quốc gia châu Âu đã lần lượt đưa ra các biện pháp cứng rắn với hy vọng có thể ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.

Pháp: Áp đặt lệnh giới nghiêm toàn quốc sau 18 giờ từ ngày 16/1

Virus COVID-19 đã gây ra cái chết cho hơn 70.000 người Pháp, khiến quốc gia này trở thành nước có số ca tử vong cao thứ bảy trên thế giới. Không chỉ vậy, biến thể COVID-19 tại Anh đang chiếm khoảng 1% các trường hợp mắc mới. Điều này khiến chính phủ Pháp vô cùng lo lắng. 

Jean Castex, Thủ tướng Pháp nói trong một bài phát biểu, “Những biện pháp giới nghiêm là cần thiết trong tình hình hiện nay. Mặc dù dịch bệnh có vẻ tồi tệ, nhưng tình trạng nước Pháp vẫn còn tương đối tốt hơn so với nhiều quốc gia xung quanh. Nhưng tôi đã phải chọn các biện pháp này vì bối cảnh, đặc biệt là với sự đột biến của virus. Chúng ta phải cảnh giác tối đa”.

Lệnh giới nghiêm toàn quốc sẽ có hiệu lực từ 6 giờ chiều, sớm hơn 2 tiếng so với lúc trước là 20 giờ, và kéo dài đến 6 giờ sáng hôm sau. Ngoài ra, từ thứ Hai (18/01), bất kỳ ai đi du lịch đến Pháp bên ngoài Liên minh Châu Âu sẽ phải xuất trình kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính và tự cách ly trong một tuần khi đến nơi.

Các cửa hàng và doanh nghiệp đã tìm cách giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra do lệnh giới nghiêm bằng cách mở cửa sớm - sớm nhất là 7:30 sáng. Người dân Pháp cũng đã điều chỉnh sang giờ mới để đảm bảo đường phố vắng người vào chiều tối, mặc dù có mưa tuyết xảy ra ở nhiều nơi trên nước Pháp.

Trước đó, chính phủ Pháp bị chỉ trích là chậm chạp trong việc triển khai tiêm phòng vaccine COVID-19.

Áo: Gia hạn lệnh phong tỏa COVID-19 đến tháng Hai 

Kể từ khi đại dịch bắt đầu, Áo với 8,9 triệu dân đã thống kê được hơn 390.000 ca nhiễm COVID-19 và hơn 7.200 ca tử vong.

Hôm Chủ Nhật (17/1), Áo đã gia hạn lệnh phong tỏa COVID-19 lần thứ ba, kéo dài đến tháng Hai, với hy vọng giảm tỷ lệ lây nhiễm bất chấp một loạt các biến thể nCoV dễ lây lan hơn. Lệnh phong tỏa cho phép các cửa hàng, viện bảo tàng và dịch vụ cá nhân như tiệm làm tóc mở cửa trở lại từ ngày 8/2, nhưng lĩnh vực ăn uống và du lịch sẽ đóng cửa cho đến ít nhất là tháng Ba.

Ngày 16/1, đã có hàng nghìn người tuần hành ở Vienna để phản đối lệnh phong tỏa. Chỉ một ngày sau đó, Thủ tướng Sebastian Kurz đã phát biểu trong một cuộc họp báo với sự tham gia của các nhà lãnh đạo khu vực và các quan chức y tế nhằm thể hiện quan điểm thống nhất phong tỏa “Chúng ta có hai đến ba tháng khó khăn trước mắt”.

Hy Lạp: Gia hạn lệnh phong tỏa toàn quốc vô thời hạn từ ngày 18/1

Hy Lạp ban hành lệnh phong tỏa toàn quốc từ ngày 7/11/2020 và đã gia hạn 5 lần do số ca nhiễm và tử vong mới tiếp tục gia tăng. Đến ngày 18/1/2021, chính phủ thông báo gia hạn vô thời hạn các biện pháp phong tỏa toàn quốc nhằm ngăn chặn làn sóng dịch bệnh mới.

Các biện pháp phong tỏa toàn quốc bao gồm lệnh giới nghiêm ban đêm, lệnh hạn chế đi lại trong nước và lệnh lưu trú tại nhà đều sẽ có hiệu lực giống như lần đầu tiên áp dụng vào đầu tháng 11/2020.

Các cửa hàng bán lẻ và trung tâm thương mại đã đóng cửa kể từ ngày 3/1 sẽ mở cửa trở lại vào ngày 18/1 với giới hạn ra vào nghiêm ngặt, và chỉ được phép đón những khách có thông báo cho phép rời khỏi nhà thông qua tin nhắn di động.

Anh: Đóng cửa tất cả các “hành lang du lịch” từ ngày 18/1

Bắt đầu từ 4 giờ sáng ngày 18/1, chính phủ Anh sẽ dỡ bỏ miễn trừ cách ly đối với tất cả các quốc gia. Những người muốn du lịch đến Anh sẽ phải cung cấp chứng nhận xét nghiệm âm tính với virus Corona trong vòng 72 giờ trước khi khởi hành. Ngay cả khi có xét nghiệm âm tính, khách du lịch cũng phải tự cách ly trong 10 ngày, trừ khi họ có kết quả xét nghiệm âm tính sau 5 ngày.

Các biện pháp này được đưa ra trong bối cảnh lo ngại ngày càng có nhiều chủng virus đột biến hơn. Đã có ít nhất 11 người Anh xét nghiệm dương tính với chủng virus đột biến Brazil được phát hiện gần đây. 

Ý, Ba Lan: Hàng ngàn nhà hàng Ý và nhiều doanh nghiệp Ba Lan vẫn hoạt động trong nỗ lực phản đối các quy tắc phong tỏa  

Hôm 17/1, theo tin tức từ Breitbart, hàng ngàn nhà hàng ở Ý đã tham gia cuộc biểu tình phản đối các quy định nghiêm ngặt về ngăn chặn virus corona của ĐCSTQ. Chiến dịch bất tuân dân sự hàng loạt này - được phát động dưới hashtag #IoApro (#IOpen) - đã kéo theo sự tham gia của ​​50.000 nhà hàng vẫn tiếp tục mở cửa bất chấp lệnh giới nghiêm buổi tối.

Biden quay trở lại thỏa thuận hạt nhân với Iran

Chính quyền Biden đang đàm phán với Teheran để quay trở lại thỏa thuận hạt nhân 2015 và đã thông báo cho Israel về kế hoạch này. Trong khi đó, Israel được cho là đang cân nhắc biện pháp quân sự để làm suy yếu các nỗ lực hạt nhân của Iran vì họ lo ngại rằng Biden có thể hủy bỏ bất cứ điều gì mà ông Trump đã xây dựng, theo Vision Times.

Thỏa thuận hạt nhân Iran (JCPOA) là sản phẩm từ thời chính quyền Obama. JCPOA cấm các nhà điều tra hạt nhân Mỹ kiểm tra các địa điểm hạt nhân của Iran, nới lỏng các biện pháp trừng phạt đối với Iran và cho phép Trung Quốc và Nga cung cấp vũ khí cho nước này. Chính quyền Obama thậm chí còn thừa nhận rằng một phần trong số 150 tỷ USD doanh thu mà Iran có được từ việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt sẽ được chi cho việc tăng cường khả năng quân sự và thậm chí cả các hành động khủng bố.

Tổng thống Trump đã rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran vào năm 2018, vì cho rằng nó chỉ làm Iran mạnh thêm. Sau đó, ông áp đặt nhiều lệnh trừng phạt đối với Teheran để khiến thế lực này phải đồng ý với một thỏa thuận mới đảm bảo Iran không phát triển vũ khí hạt nhân.  

Ông Benjamin Netanyahu, Thủ tướng Israel, đang tập hợp một nhóm để thảo luận cách đối phó sắp tới với chính quyền Biden về vấn đề thỏa thuận hạt nhân Iran. 

“Nếu chúng ta quay trở lại JCPOA, điều sẽ xảy ra và có thể đã xảy ra là nhiều quốc gia khác ở Trung Đông sẽ vội vàng trang bị vũ khí hạt nhân cho mình. Đó là một cơn ác mộng và điều đó thật điên rồ. Nó không nên xảy ra”, ông Netanyahu cảnh báo trong một tuyên bố.

Người được Biden đề cử làm Giám đốc Tình báo Quốc gia muốn Mỹ ‘hợp tác’ với ĐCSTQ

Bà Avril Haines, người được tân Tổng thống Joe Biden đề cử cho vị trí Giám đốc Tình báo Quốc gia (DNI), không muốn coi ĐCSTQ là kẻ thù, theo Vision Times.

Tại Ủy ban Đặc biệt về Tình báo Thượng viện Hoa Kỳ được tổ chức vào ngày 19/1, để khẳng định lập trường của mình, bà Haines đề nghị Washington nên xem xét làm việc với Bắc Kinh. Bà nói rằng tốt hơn nên gọi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chứ không phải kẻ thù. Bà đã trả lời câu hỏi của thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ Mark Warner về việc liệu Trung Quốc dưới thời ĐCSTQ có phải là đối thủ của Hoa Kỳ hay không.

“Trung Quốc là kẻ thù và là đối thủ trong một số vấn đề nhưng trong các vấn đề khác, chúng tôi cố gắng hợp tác với họ, cho dù trong bối cảnh biến đổi khí hậu hay những thứ khác. Và cuối cùng, khuôn khổ mà tổng thống đắc cử đã xác định khi suy nghĩ về điều này là một đối thủ cạnh tranh toàn cầu. Khi nói đến gián điệp hoặc nhiều lĩnh vực mà tôi sẽ tập trung vào nếu tôi được xác nhận là giám đốc tình báo quốc gia, họ là một đối thủ và chúng tôi phải giải quyết những vấn đề đó, đặc biệt, chống lại các hành động bất hợp pháp, không công bằng, hung hãn của họ trong những khu vực này”, bà Haines nói trong một tuyên bố.

Thượng nghị sĩ Marco Rubio (Đảng Cộng hòa) và Mark Warner (Đảng Dân chủ) đã có mặt tại ủy ban và cả hai đều khẳng định rằng ĐCSTQ là mối đe dọa số một mà Mỹ phải đối mặt. Trong phát biểu của mình, bà Haines đã né tránh dùng những cụm từ mà ông Rubio và Warner nói về ĐCSTQ, thay vào đó bà ủng hộ lập trường mềm mỏng hơn của chính quyền Obama-Biden trước đây so với lập trường kiên quyết hơn của chính quyền TT Trump.

Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Ben Sasse đã đề nghị cho bà Haines sáu tháng để phát triển một kế hoạch chiến lược bàn về cách cộng đồng tình báo nên làm gì để đối phó với ĐCSTQ .

Texas đệ đơn kiện lớn đầu tiên chống lại chính quyền Biden

Tiểu bang Texas ngày 22/1 đã kiện chính quyền Biden vì ra lệnh ngừng trục xuất hầu hết những người nhập cư không có giấy tờ. Đây là vụ kiện lớn đầu tiên thách thức các chính sách của Tổng thống Joe Biden chỉ sau hai ngày trong nhiệm kỳ của ông.

Theo Newsmax, Tổng Chưởng lý Texas, ông Ken Paxton cho rằng chỉ thị từ Bộ An ninh Nội địa đã vi phạm luật liên bang do không hỏi ý kiến ​​đóng góp t tiu bang. Ông Paxton cũng cáo buc chính quyn đã không thực thi luật nhập cư và ban hành “lệnh ân xá toàn diện”.

“Vào ngày đầu tiên nhậm chức, chính quyền Biden đã gạt bỏ luật nhập cư do quốc hội ban hành và đình chỉ việc trục xuất những người nước ngoài bất hợp pháp”, ông Paxton cho biết trong đơn kiện được đệ trình hôm thứ Sáu (22/1 theo giờ Mỹ) lên tòa án liên bang ở Victoria, Texas. Ông cho biết thêm: “Khi làm như vậy, chính quyền đã bỏ qua các nguyên tắc hiến pháp cơ bản và vi phạm cam kết bằng văn bản của mình là hợp tác với tiểu bang Texas để giải quyết các mối quan tâm chung về nhập cư”.

Vụ kiện nêu bật mâu thuẫn giữa cam kết của ông Biden nhằm đảo ngược nỗ lực của chính quyền cựu TT Donald Trump vốn để kiềm chế những người nhập cư vào Hoa Kỳ một cách bất hợp pháp và đảng Cộng hòa muốn tiếp tục các chính sách đó của ông Trump. Tân tổng thống Joe Biden có kế hoạch sẽ cung cơ hội trở thành công dân cho gần 11 triệu người nhập cư bất hợp ở Hoa Kỳ. Theo Newsmax, điều này có thể sẽ kích hoạt thêm các vụ kiện tụng tương tự.

3 Thống đốc sẽ đưa Vệ binh Quốc gia về lại tiểu bang vì họ không được tôn trọng

Thống đốc Florida đã nói: “Họ là những người lính, họ không phải là người hầu của Nancy Pelosi”.

Tức giận trước những thông tin cho rằng binh lính Vệ binh Quốc gia đã được chuyển đến một ga-ra để xe ở Washington DC sau khi đến bảo vệ Quốc hội, ba thống đốc cho biết họ sẽ đưa quân về tiểu bang.

Thống đốc Texas, Greg Abbott đã đưa ra một tweet ngắn gọn hôm thứ Năm (21/1 theo giờ Mỹ) sau khi các báo cáo ban đầu xuất hiện cho rằng Vệ binh Quốc gia đã bị cho ra khỏi Điện Capitol khi không làm nhiệm vụ.

“Tôi đã chỉ thị cho Tướng Norris ra lệnh đưa lực lượng Vệ binh Quốc gia Texas trở lại tiểu bang của chúng tôi. @TexasGuard”, thống đốc thuộc Đảng Cộng hòa đã tweet.

Vào thứ Sáu (23/1 theo giờ Mỹ), đã có thêm 2 thống đốc khác thuộc Đảng Cộng hòa cũng đã tham gia cùng ông Abbott đưa quân về tiểu bang mình, là Thống đốc Ron DeSantis của tiểu bang Florida và Chris Sununu của tiểu bang New Hampshire.

“Họ là những người lính, họ không phải là người hầu của Nancy Pelosi”, ông DeSantis nói vào sáng thứ Sáu trên Fox & Friends . “Đây là một nhiệm vụ thất bại vào thời điểm này, và tôi nghĩ điều thích hợp là đưa họ về nhà”.

Thống đốc Ron DeSantis đã tweet bầy tỏ sự không hài lòng của mình với các báo cáo rằng những người lính từ tiểu bang của ông đã được đưa đến một nhà để xe để nghỉ ngơi khi không làm nhiệm vụ.

“Họ đã làm một công việc xuất sắc phục vụ thủ đô của quốc gia chúng ta trong thời kỳ xung đột và nên được khen ngợi một cách ân cần, chứ không phải chịu đựng những điều kiện dưới mức tiêu chuẩn như vậy”, ông ấy tweet.

ĐCSTQ cho phép hải cảnh nổ súng vào tàu, tháo dỡ công trình nước ngoài

Ủy ban Thường vụ Đại hội Nhân dân Toàn quốc của Trung Quốc ngày 22/1 đã thông qua Luật Hải cảnh, cho phép lực lượng bảo vệ bờ biển của họ nổ súng vào các tàu nước ngoài, một động thái có thể khiến các vùng biển đang tranh chấp xung quanh Trung Quốc trở nên hỗn loạn hơn, theo Reuters.

Theo dự thảo được công bố trước đó, lực lượng hải cảnh Trung Quốc được phép sử dụng “mọi phương tiện cần thiết” để ngăn ngừa hoặc ngăn chặn các mối đe dọa từ tàu nước ngoài. Còn theo luật hải cảnh mới, các loại vũ khi khác nhau mà lực lượng này được phép sử dụng bao gồm vũ khí cầm tay, vũ khí phóng từ tàu hoặc từ trên không.

Luật này cũng cho phép lực lượng hải cảnh phá dỡ công trình của các quốc gia khác xây dựng trên các bãi đá ngầm và kiểm tra các tàu nước ngoài trong vùng biển mà Trung Quốc nêu yêu sách chủ quyền. Hải cảnh Trung Quốc đồng thời có quyền thiết lập các vùng cấm di chuyển “khi cần thiết” để ngăn các tàu thuyền nước khác qua lại.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh ngày 22/1 nói luật này phù hợp với thông lệ quốc tế.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét