Võ Thái Hà tổng hợp
Úc đặt mục tiêu tự chủ sản xuất tên lửa trong hai năm
26/4/2023
Bộ trưởng Quốc phòng Úc Richard Marles
Úc hôm 26/4 nói họ sẽ bắt đầu sản xuất tên lửa điều hướng trong nước vào năm 2025, sớm hai năm so với dự kiến, trong hành động cải tổ sâu rộng sự bài bố về quốc phòng để tập trung vào năng lực tấn công tầm xa.
Trước đó hai ngày, chính phủ của Công Đảng cho biết họ chấp nhận các khuyến nghị trong một đánh giá quốc phòng trong đó cho biết Trung Quốc đã phát động xây dựng lực lượng hùng hậu nhất so với bất kỳ nước nào kể từ khi kết thúc Đệ nhị Thế chiến mà không hề minh bạch và cạnh tranh nước lớn có ‘khả năng dẫn đến xung đột’ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Thời gian biểu để sản xuất vũ khí điều hướng trong nước, ban đầu dự kiến là vào năm 2027, sẽ được đẩy nhanh lên thành trong vòng hai năm với việc phân bổ 2,5 tỷ đô la Úc cho dự án, Bộ trưởng Quốc phòng nước này Richard Marles cho biết trong các cuộc phỏng vấn trên truyền thông.
Ngân quỹ đó tăng hơn gấp đôi, và được chuyển từ các dự án quốc phòng bị hủy bỏ.
“Nhờ đó mà khung thời gian về năng lực sản xuất hoàn toàn thay đổi”, Bộ trưởng Marles nói trong một cuộc phỏng vấn với kênh Nine hôm 26/4.
Úc sẽ chi thêm 1,6 tỷ đô la Úc để mua các hệ thống tấn công tầm xa từ nước ngoài trong vòng hai năm, ông cho biết.
Chính phủ Úc đã đàm phán với các hãng sản xuất tên lửa Raytheon và Lockheed về việc thiết lập sản xuất tại Úc, ông Marles nói thêm.
Úc cũng đã đàm phán với công ty Kongsberg, hãng sản xuất tên lửa tấn công hải quân của Na Uy, ông nói. Úc đã đồng ý mua tên lửa của công ty này.
Ông Pat Conroy, Bộ trưởng Công nghiệp Quốc phòng Úc, cho biết tài liệu đánh giá quốc phòng đề xuất mua tên lửa tấn công chung của Kongsberg để Úc ‘có thể cân nhắc sản xuất dòng tên lửa tấn công ở Úc’.
Úc sẽ hợp tác chặt chẽ hơn với đồng minh an ninh là Mỹ, đồng thời thúc đẩy ngoại giao trong khu vực để ngăn chặn xung đột và tăng cường quan hệ quốc phòng với Ấn Độ, Nhật Bản, các nước Đông Nam Á và các đảo quốc Thái Bình Dương.
Mỹ sẽ làm những gì cần thiết để bảo vệ an ninh của Hàn Quốc trước đe dọa Bắc Triều Tiên
25/4/2023
Thủy quân lục chiến Hàn Quốc tham gia cuộc tập trận chung với binh sĩ Mỹ tại Pohang, Hàn Quốc, ngày 29/03/2023. REUTERS - KIM HONG-JI
Trọng Thành /RFJ
Nhân chuyến công du Mỹ của tổng thống Hàn Quốc nhằm siết chặt quan hệ an ninh song phương, hôm qua, 24/04/2023, phát ngôn viên John Kirby Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Mỹ khẳng định Hoa Kỳ sẽ nỗ lực để bảo vệ đồng minh châu Á chủ chốt đối phó với các đe dọa từ Bắc Triều Tiên.
Trả lời họp báo, phát ngôn viên Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Mỹ khẳng định: ‘‘Cam kết của chúng tôi, nghĩa vụ bảo vệ của chúng tôi đối với Hàn Quốc là kiên định, và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục làm những gì cần để thực thi cam kết này’’. Phát ngôn viên Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Mỹ một lần nữa kêu gọi chế độ Bắc Triều Tiên lời ‘‘đàm phán về phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên’’. Ông John Kirby thừa nhận Bình Nhưỡng ‘‘đã không chấp nhận đề nghị này, và trong khi chờ đợi chúng tôi phải bảo đảm là liên minh (Mỹ - Hàn) có đủ năng lực sẵn sàng bảo vệ các lợi ích chung’’.
Kể từ đầu năm ngoái, Bắc Triều Tiên đã bắn thử gần 100 tên lửa, và sẵn sàng cho một vụ thử hạt nhân thứ bảy ‘‘vào bất cứ lúc nào’’, theo một số giới chức Mỹ, Hàn. Theo Nhà Trắng, ‘‘các biện pháp răn đe mở rộng’’ sẽ là nội dung chính của thượng đỉnh ngày mai giữa tổng thống Mỹ Joe Biden và tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol.
Theo hãng tin Hàn Quốc Yonhap, phát ngôn viên John Kirby cũng nhắc đến đe dọa với Hàn Quốc từ Bắc Triều Tiên gia tăng, khi nhấn mạnh là việc chuyển giao các vũ khí mới đến Bắc Triều Tiên sẽ không có lợi cho bất cứ bên nào. Hôm 18/04, cựu tổng thống Nga Dimtri Medvedev đã bắn tiếng đe dọa Hàn Quốc, Matxcơva có thể chuyển giao cho Bắc Triều Tiên nhiều vũ khí tân tiến, nếu Hàn Quốc cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraina. Tuy nhiên, theo phát ngôn viên Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Mỹ, hiện tại không có dấu hiệu gì cho thấy Bình Nhưỡng và Matxcơva siết chặt quan hệ về quân sự.
Cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ: Hãy tái triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Hàn Quốc
25/04/2023