Cambodia’s Fish Catch Numbers Don’t Add Up for Fishers
Sokummono Khan – Bình Yên Đông lược dịch
VOA Khmer – 17 December 2021
BATTAMBANG, CAMBODIA – Khi Puth Thavy 30 tuổi, ngư dân và anh em của anh thường trở lại làng mỗi ngày với 3 thuyền đầy cá, hay khoảng 200 kg. Ngày nay, họ chỉ có thể được đầy một thuyền duy nhất.
“Việc đánh cá của chúng tôi quá tệ, tôi nghĩ nó đã giảm trên ½,” Thavy nói, nay 38 tuổi, khi anh và em anh bán số cá đánh được trong ngày cho một người trung gian ở nhà nổi nằm cạnh bờ của đồng lụt Tonle Sap. “Chúng tôi già hơn, trong lúc cá ít hơn.”
Hai trong số 8 anh em của Thavy đã ngưng đánh cá, và họ đã rời thị trấn nhà. Gia đình từ làng nổi Bak Prea trong tỉnh Battambang, nổi tiếng với bài hát cổ điển ở Cambodia trong thập niên 1960s, “Con gái của Ngư dân.” Những ngày nầy, nhiều đứa con gái của làng đã rời nhà để có công việc tốt hơn.
Kinh nghiệm của Thavy phản chiếu cái mà các gia đình ngư dân khác trên hồ Tonle Sap nói với VOA Khmer và cái mà vô số ngư dân đã nói từ nhiều năm. Số cá đánh được hàng ngày của họ đã giảm đều đặn, buộc nhiều người phải di chuyển để kiếm việc theo mùa hay bỏ nghề luôn. Một phân tích dữ kiện có sẵn xác nhận có ít người đánh cá trên khắp Cambodia. Nhưng các chỉ số khác cho thấy một chiều hướng khó khăn cho nhiều người tin rằng số cá đánh được ở Cambodia tăng gấp đôi trong 20 năm qua.
Puth Thavy, 38 tuổi, tạm nghỉ để ăn trưa trong ngày Chủ nhật tiêu biểu sau khi đi đánh cá ở tỉnh Battambang, ảnh chụp ngày 26 tháng 9 năm 2021.
[Ảnh: Khan Sokummono]
Làm thế nào để tổng số sản lượng cá tăng gấp đôi trong khi các gia đình đánh cá địa phương đang xuống dốc? VOA phân tích dữ kiện của Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (UN Food and Agriculture Organization (FAO)), Viện Thống kê và Quản lý Cá Quốc gia, phỏng vấn các chuyên viên thủy sản, các viên chức chánh phủ và các gia đình ngư dân địa phương để tìm ra cái đang thực sự xảy ra và tại sao.
Trong khi một số chuyên viên nghi ngờ các con số, một nhà nghiên cứu nói cả hai chiều hướng có thể có vì lối đánh cá mạnh mẽ.
“Số cá đánh được có thể gia tăng, nhưng tích trữ cá, hay số cá trong hệ thống vào một thời điểm, có thể giảm,” Jean Christopher-Diepart, một nhà nghiên cứu về những thay đổi ruộng đất trong khu vực Mekong nghiên cứu về Cải cách Thủy sản ở Cambodia được công bố trong năm 2016, nói. “Họ có thể gia tăng số cá đánh được, nhưng không phải là cách khả chấp. Cá họ đánh được trên căn bản bị loại ra khỏi hệ thống, chúng không thể tái sản xuất.”
Làng Bak Prea nằm bên cạnh đồng lụt Tonle Sap trong tỉnh Battambang ở tây bắc của Cambodia. Nó là một trong những làng nổi nổi tiếng, với khoảng 460 gia đình đánh cá trong tỉnh Battambang, ảnh chụp ngày 26 tháng 9 năm 2021. [Ảnh: VOA Khmer]
XIN BẤM READ MORE ĐỂ ĐỌC TIẾP
Thủy sản ở Cambodia: Thời đại vàng son, nơi ẩn náu cuối cùng
Từ lâu, Cambodia được xem như một trong những nền thủy sản đa dạng và phong phú nhất trên thế giới nhờ hệ sinh thái đặc thù của nó: nước lũ hàng năm đổ xuống sông Mekong và buộc sông Tonle Sap đảo ngược dòng chảy, làm ngập hàng ngàn hectares và cung cấp nơi cư trú và thực phẩm lý tưởng cho cá. Trong một mùa mưa tiêu biểu, mực nước cao cũng làm ngập nhiều vùng tận đến Việt Nam. Trong mùa khô, khi nước rút xuống, rất nhiều cá bị buộc trở lại các vùng nước chánh chẳng hạn như sông Mekong và hồ Tonle Sap, và đó là lúc cá được thu hoạch.
Hệ sinh thái được xây dựng tự nhiên, trong lịch sử, đã cho các gia đình ngư dân như gia đình của Thavy của cải. Người Cambodia là một trong những người tiêu thụ cá nước ngọt nhiều nhất – mỗi người Cambodia ăn khoảng 40 kg cá mỗi năm, khoảng 70% thức ăn chất đạm động vật của người Cambodia.
Những con số chánh thức cho thấy nó vẫn là thời đại vàng son cho các gia đình ngư dân.
Sản lượng thủy sản nội địa của quốc gia đã tăng gấp đôi trong 20 năm qua, từ khoảng 250.000 tấn đến trên 0,5 triệu tấn mỗi năm, theo dữ kiện của FAO, sử dụng tổng số hàng năm thu thập bởi các cơ quan quản lý cá của huyện và tỉnh.
Các viên chức Cambodia nói chiều hướng chung cho thấy thủy sản nước ngọt ở Cambodia đang tốt, nhờ vào việc quản lý tốt và ngư dân tuân theo luật lệ và quy định. Số cá đánh được gia tăng phần lớn trước năm 2018, và hiện đang ổn định. Nhưng cập nhất mới nhất của Cơ quan Quản lý Thủy sản cho thấy thủy sản đã giảm 1/5 trong 2 năm qua còn khoảng 413.000 tấn.
Một sự sụt giảm nhẹ trong năm 2020 có thể quy cho mực nước thấp vì lượng mưa thấp bất thường trong lưu vực sông Mekong, Hong Hy, giám đốc của Nha Quản lý và Luât lệ của Cơ quan Thủy sàn Cambodia, giải thích.
Zeb Hogan, một chuyên viên sinh học về cá của Đại học Nevada-Reno, người giới thiệu chương trình TV “Monster Fish (Cá Khổng lồ)” của NatGeo Wild, nói hạn hán và mực nước thấp có nghĩa là hồ Tonle Sap không lan rộng như trước. “Trong 3 đến 5 năm qua, chúng ta không có lũ lụt lớn thật sự giúp cho thủy sản và hệ sinh thái,” ông nói.
Ngay cả dữ kiện chánh thức cũng cho thấy những hậu quả lâu dài của mực nước thấp. Theo dõi cá con hàng năm của Cơ quan Cá cho thấy sự liên hệ giữa mực nước và số cá đánh được. Vắn tắt, nó nói rằng trong lúc mực nước thấp, như hạn hán trong năm 2019, khi mưa đến trễ 2 tháng, số cá đánh được ít hơn và ít đa dạng hơn. Thủy sản dai – ngư dân dùng lưới cố định và dài trong sông Tonle Sap để bắt di ngư – thấy sự sụt giảm đa dạng, với 20 loại chiếm 90% số đánh được.
Sự sụt giảm đa dạng đã được các ngư dân ghi nhận. Lúc Thavy còn trẻ, anh không bao giờ nghĩ anh sẽ chứng kiến tình trạng thiếu cá. Nhưng trong vài năm qua, anh bắt đầu ghi nhận một số loại cá mà anh biết từ bé đã biến mất.
“Tôi không thấy cá bông (trey diep) một lúc,” anh nói. “Chúng biến mất hoàn toàn. Cá lóc 4 mắt (trey kanhchom chey) cũng biến mất. Nay tôi chỉ thấy loại cá nhỏ hơn.”
Hogan nhấn mạnh rằng thủy sản ở Cambodia nay lệ thuộc nặng nề vào các loại nhỏ hơn, chẳng hạn như trey riel nổi tiếng, hay cá chép Siamese, một loại cá nhỏ chịu đựng với đánh bắt bừa bãi. “Số cá lớn đã sụt giảm, nhưng số cá trey riel vẫn ổn định khác thường,” Hogan nói. “Trey riel và cá nhỏ khác quả thật đang duy trì số cá thu hoạch ở Cambodia hiện nay.”
Nhưng, Hogan nói thêm, “Mekong là một trong những sông phong phú nhất trên thế giới, và Cambodia thật sự là trung tâm của việc sản xuất đó.”
“Cambodia là một thứ cư trú cuối cùng cho nhiều loại cá [lớn và di chuyển] nầy. Và nó là một nơi rất quan trọng cho thủy sản trong tất cả Mekong, và trong tất cả Đông Nam Á (ĐNA),” ông nói. “Nhưng có thêm đập được xây, nên khó hơn để đảo ngược những thay đổi chúng ta đang thấy.”
“Ở đây là nơi, hy vọng của chúng ta nằm trong nước”
Một lái buôn cá ở Bak Prea, 52 tuổi, Pheay Soriya, có 5 người con và chồng là Tung Yoth, 57 tuổi, ngưng đánh cá trong năm 1995 sau khi sinh đứa con đầu tiên. Nhà gỗ của họ sơn màu xanh nhạt giống như bến tàu, nổi lên ở giao lộ của làng. Đó là nơi mà mỗi ngư dân đến neo thuyền, bốc cá xuống, và bán.
“Năm nay quá tệ,” Soriya nói. “Hầu như không có cá vì không có nhiều nước. Năm ngoái, chúng tôi chờ đến tháng 11 nước mới lên. Chúng tôi gần chết đói. Và năm nay, đại dịch làm tồi tệ thêm.”
Trong quá khứ, gia đình 7 người của bà có thể thu được 100 USD mỗi ngày. “Nay, nếu tôi có thể thu 100.000 riels (25 USD) trong 1 ngày, tôi sẽ mừng,” bà nói thêm.
Gia đình người em họ của bà đã bỏ nghề đánh cá hoàn toàn và đang làm việc trong hãng xưỡng ở tỉnh Poipet kế cận. Nhưng Soriya vẫn dựa vào việc đánh cá.
“Ở nơi đây, tôi nói thật, hy vọng của chúng tôi nằm trong nước,” Soriya nói.
Trong một ngày tiêu biểu, ngư dân trong làng Bak Prea neo thuyền của họ để bán một số cá trước nhà của lái buôn Pheay Soriya. Ngư dân nói với VOA Khmer rằng số cá họ đánh được sụt giảm, trong tỉnh Battambang, ảnh chụp ngày 26 tháng 9 năm 2021. [Ảnh: Khan Sokummono]
Dân làng dọc theo đồng lụt Tonle Sap là những người cảm nhận ảnh hưởng nhiều nhất. Phal Phany, 25 tuổi, và chồng là Poy Sith, 30 tuổi, đã đánh cá với nhau từ khi họ còn là thiếu niên ở làng Prek Troab. Cá hai dùng lợi tức từ việc đánh cá để trồng hoa màu gồm có đậu xanh, bắp, dưa hấu và bí rợ.
Năm nay, họ không thể bắt được gì ngoài ốc.
“Nếu nước không đến sớm, tôi không thể kiếm đủ tiền từ việc đánh cá,” Phany, có con trai 7 tuổi và đang mang thai, nói. “Kế hoạch của tôi trong năm nay là vay nợ [một lần nữa] để canh tác trong mùa tới.”
Phany nói cô thường chi tiêu đến 40.000 riels (10 USD) mỗi lần đi đánh cá, gồm có xăng và mồi, nhưng một số đêm, họ không được cá và mất mồi.
“Tôi không nghĩ chúng tôi lớn lên chỉ để thấy nước thấp, và ít cá hơn,” cô nói. “Phương sách cuối cùng của tôi là rời thị trấn nầy một lần nữa để tìm việc để trả nợ.” Cha cô, Chuch Phal, 59 tuổi, ngồi kế bên. “Đối với thế hệ của tôi,” ông nói, “tôi có thể đặt 2 lưới và được 1 thuyền [cá], nhưng đối với thế hệ nầy, chúng phải mất từ sáng đến chiều, và chúng chỉ có thể bắt 10 kg.”
Để đối phó với thay đổi như thế, Phany và chồng cô đi qua Thái Lan trong năm 2016 để làm việc xây cất. Họ ở đó 3 năm. Nay họ không thể đi lại vì đại dịch Covid-19, và họ không muốn để con với ông bà một lần nữa.
Phal Phany, 25 tuổi, và chồng là Poy Sith, 30 tuổi, là ngư dân trong làng Prek Troab, xã Prek Norin, huyện Ek Phnom, tỉnh Banttambang, ảnh chụp ngày 26 tháng 9 năm 2021. [Ảnh: Khan Sokummono]
Nhiều đồng nghiệp của Phany cũng rời làng để làm việc xây cất hay hãng xưỡng ở Phnom Penh, Poipet hay các thị trấn khác. “Trong số 10 đồng nghiệp trong làng, tôi có thể nói 6 người đi, và 4 người ở lại đây,” Phany nói.
Dữ kiện chánh thức xác nhận điều nầy. Trong năm 2009, có trên ½ gia đình liên quan đến nghề đánh cá để có lợi tức. Một thập niên sau, con số đó tụt xuống khoảng 1/3, theo Khảo sát Kinh tế Xã hội quốc gia. Sự sụt giảm xảy ra trên khắp các vùng thủy sản nước ngọt của quốc gia. Trong khu vực Tonle Sap, con số gia đình ngư dân giảm 17% trong cùng thời kỳ 10 năm đó.
“Có ít ngư dân hơn bao giờ,” Hong Hy nói, “vì đánh cá là… vâng, số cá đánh được ít hơn, vì thế ngư dân chuyển nghề để làm việc khác. Người trẻ, thường làm việc với cha mẹ ở đồng áng hay đánh cá, nay đi làm ở các hãng xưỡng.”
Các viên chức nói không biết con số ngư dân chính xác ở Cambodia, cũng như tổng số cá đánh được. Đó là 2 mảnh thiếu sót lớn trong câu đố dữ kiện.
Các nhà nghiên cứu tin rằng nhu cầu của các gia đình đánh cá không thể được giải quyết cho đến khi chúng được hiểu biết. “Luật lệ không đòi hỏi ngư dân gia đình hay tiểu qui mô báo cáo số cá đánh được,” Lieng Sopha, giám đốc Nha Phát triển Thủy sản Cộng đồng (Community Fisheries Development Department (CFDD)) thuộc Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản, nói.
Sopha là đồng tác giả của một nghiên cứu gần đây về số cá và lưu ý rằng ảnh hưởng của quy hoạch quốc gia đối với ngư dân tiểu qui mô thì không biết vì thiếu dữ kiện.
“Điều nầy có nghĩa là họ không được xem là một yếu tố trong tiến trình lấy quyết định và như là một hậu quả, tài nguyên và đầu tư thường không đến với người cần nhất,” nghiên cứu nói.
Ngư dân tiểu qui mô từ lâu đã chật vật trong khi thủy sản thương mại phát đạt. Nhưng trong những năm gần đây, chánh phủ Cambodia đã đổi chiều. Hai cải cách thủy sản đã được áp dụng, trong năm 2001 và 2012, nới rộng quyền đánh cá cho ngư dân tiểu qui mô và các cộng đồng đánh cá bị gạt ra khỏi các khu đánh cá thương mại.
Việc cải cách nhằm mang lợi cho ngư dân địa phương về mặt kinh tế lẫn xã hội, nhưng những áp lực hiện nay ảnh hưởng đến thủy sản ở Cambodia quá lớn để cộng đồng giải quyết, Christopher-Diepart nói.
Một mặt, kỹ nghệ đánh cá Cambodia bị ảnh hưởng bởi các đập ở xa, ảnh hưởng dòng nước và ngăn chận phù sa giàu chất dinh dưỡng. Mặt khác, quốc gia đối mặt với các vấn đề địa phương của mình: đánh cá bừa bãi, thiếu thi hành luật pháp đối với tội phạm thủy sản, tàn phá rừng ngập nước do nới rộng diện tích nông nghiệp, và các cộng đồng không có quyền hành, Christopher-Diepart nói với VOA Khmer.
Trong năm 2019, Cambodia quyết định tạm ngưng các kế hoạch đập trên sông chánh sông Mekong cho đến năm 2030, tin tức mà nhiều chuyên viên hoan nghênh. Không có giải thích chánh thức cho hành động nầy, nhưng các chuyên viên nói có thể có tình trạng thiếu nước nên không thể sản xuất số điện được mong đợi và nguy hại mà chúng có thể gây ra cho thủy sản và sinh thái sông.
Nuôi cá là trương mục tiết kiệm của ngư dân
Một phần câu trả lời cho những chật vật của ngư dân địa phương là canh tác cá, hay nuôi cá.
Nuôi cá ở Cambodia đã tăng gấp đôi trong 20 năm qua, theo FAO. Chỉ từ 2014 đến 2019 không thôi, tổng số sản phẩm nuôi cá tăng gấp ba đến trên 300.000 tấn.
“Rõ ràng là chúng ta không thể dựa vào thiên nhiên nữa,” Hong Hy nói. “Dân số cũng gia tăng, và các nhà khoa học đã chứng minh rằng cá là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất có lợi cho sức khỏe của quần chúng. Nay cá có nhu cầu cao. Thiên nhiên không thể hỗ trợ nhiều quá, vì thế chúng ta cần cánh tác cá.”
Puth Rina, 35 tuổi, một trong những người chị của Thavy, quyết định nuôi cá.
Đầu tư trong việc nuôi cá không giống như đánh cá, cô nói, và không giống như bốc cá khỏi thuyền, cân nó, và đếm tiền. Cô đếm ngón tay như đang tình toán và suy nghĩ một lúc trước khi chọn đúng chữ: Làm nghề nuôi cá, cô nói, giống như có một trương mục tiết kiệm.
“Nếu chúng tôi chỉ lệ thuộc vào cá sông, chúng tôi không có gì để tiết kiệm,” cô nói.
Tính đến nay, nuôi cá, thêm với đánh cá nước ngọt, đã giúp các anh em khác của cô sống còn mà không phải di cư.
Puth Rina, 35 tuổi, một trong những người chị của Puth Thavy, người biến gia đình thành ½ người nuôi cá ½ ngư dân. Cô bắt đầu canh tác cá trong năm 2015 trong tỉnh Battambang, ảnh chụp ngày 26 tháng 9 năm 20201.
[Ảnh: Khan Sokummono]
Các nguồn tin khác nói với VOA Khmer rằng nuôi cá không thành công, một số bỏ nghề và một số không thể bắt đầu.
Giá của cá nuôi thường bằng ½ cá nước ngọt, Rina nói.
Lái buôn cá, Theav Soriya, từng nuôi cá trong 2 lồng nổi, khoảng 50.000 cá bột, chỉ bỏ nuôi sau khi thất bại một vài năm. “Nó không có lợi,” cô nói. Thức ăn cho cá rất tốn kém, nhưng giá của cá nuôi thì rẻ ở thị trường. Tôi mất rất nhiều.”
“Khi tôi nuôi cá, tôi không ngủ ngon. Khi tôi ngưng canh tác, tôi không còn cảm thấy đau,” cô nói thêm.
Cambodia có 51.000 trại nuôi cá, với 49.000 gia đình chấp nhận lối thực hành, theo dữ kiện của Khảo sát Liên-Thống kê Nông nghiệp Cambodia 2019. Dữ kiện tương tự cho thấy thủy sản nuôi có trị giá khoảng 95 triệu USD mỗi năm.
Việc nuôi cá ở Cambodia chưa cạnh tranh, Hong Hy nói. “Thứ nhất, kiến thức của người nuôi cá vẫn còn hạn chế về kỹ năng. Thứ nhì, hạ tầng cơ sở của chúng tôi vẫn còn hạn chế, và chúng tôi cũng thiếu tài nguyên như làm thức ăn cho cá.”
Hiện nay, Cambodia có 516 thủy sản cộng đồng, hay nhóm ngư dân tiểu qui mô được quyền để cùng quản lý tài nguyên thủy sản trong vùng của họ. Con số thủy sản cộng đồng đã tăng gấp đôi trong 2 thập niên vừa qua.
Để đầu tư vào việc nuôi cá, Christopher-Diepart đề nghị biến các thủy sản cộng đồng hiện hữu thành các hệ thống nuôi cá thương mại.
“Những thách thức then chốt sẽ là làm thế nào để tổ chức nầy đã được thiết lập từ lâu được biến đổi trên căn bản, hay biến thành một hệ thống nuôi cá thương mại,” ông nói.
Mặc dù ảnh hưởng môi trường của việc nuôi cá chưa được nghiên cứu rộng rãi ở Cambodia, các chuyên viên nói nó là cách tích cực để “sản xuất thực phẩm.”
Teav Savath, 59 tuổi, sửa lưới cho các cháu trẻ hơn đi đánh cá và nuôi cả gia đình trong tỉnh Battambang, ảnh chụp ngày 26 tháng 9 năm 2021.
[Ảnh: Khan Sukummono]
Vào buổi trưa, ngay sau khi Puth Thavy ăn trưa, anh nằm nghỉ cạnh người cô 59 tuổi đang may và sửa lưới. Khi họ nói chuyện, người cô khoác lác đã thấy và biết nhiều loại cá mà Thavy chưa từng thấy.
“Cảm thấy luyến tiếc quá khứ,” Thavy nói với cô. “Tôi không có ý kiến về tương lai của tôi. Tôi đã thấy một số cá biến mất bằng chính mắt của tôi. Tôi không biết những loại cá nào sắp sửa biến mất.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét