Thứ Hai, 17 tháng 1, 2022

Thời sự Việt Nam

Khi bài thơ Hoàng Sa vượt vĩ tuyến 17 vô Nam

17-1-2022

Năm 1974, khi Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa, đất nước vẫn còn chia hai miền Nam /Bắc.
Nhiều trận đánh vẫn chỉ là người Việt bắn vào người Việt.

Anh Trương Huy San có một đúc kết rất sâu sắc: “Hoàng Sa – đấy là chiến trường duy nhất trước ngày 30-4-1975 mà ở đó người Việt đã không nổ súng vào người Việt.”

(Dĩ nhiên đánh Trung Quốc bảo vệ xứ sở thì khỏi phải lo khi hòn đạn bay ra người trúng đạn rất có thể đó chính là anh em máu mủ của mình.)


https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2022/01/2-12.jpg

Hộ tống hạm Nhật Tảo HQ10 và hạm trưởng Ngụy Văn Thà, cả con tàu và chiến binh hạm trưởng đã hy sinh trong hải chiến Hoàng Sa 19.1.1974. Ảnh tư liệu 

Trở lại với bài thơ Hoàng Sa nói trên, khi ấy ở miền Bắc rất ít người biết thông tin này và nếu biết vẫn không hiếm người nghĩ chính Trung Quốc đã giải phóng Hoàng Sa từ tay VNCH giúp cho ta vì Tàu và ta cùng là anh em trong phe XHCN, sau này Tàu sẽ giao lại!

Nhưng giữa ngày tháng Hoàng Sa bị xâm lược đó, một thi sĩ miền Bắc làm bài thơ này, gửi từ Hà Nội qua Pháp và từ Pháp về Nam Việt Nam bày tỏ tấc lòng.

Năm 2005 câu chuyện và bài thơ được kể trên giai phẩm Quảng Đà in ở hải ngoại. Có người nghi tác giả là Việt Phương, có người dẫn lại cơ sở nói tác giả là Hoàng Xuân Huế, người em bà con của cụ Hoàng Xuân Hãn…

Nhưng mình nghĩ trong bối cảnh năm 1974 ấy ở miền Bắc mà viết được như thế này thì biết trái tim thi sĩ dũng cảm ấy đã rỏ máu với Hoàng Sa như thế nào.

***

Hoàng Sa

Xin kể thêm tôi
thành mười chín triệu một người (*)
Trái tim tôi đập về trong nớ
Dòng máu xa nguồn bỗng giận sôi

Hoàng Sa, Hoàng Sa
Cái tên nghe buồn như thuở ban sơ
Từ tuổi ấu thơ, hay tự bao giờ
Ðối với tôi đã là da thịt
Dầu chỉ là một mảng san 

Lại đau chăng vết buốt tự ngàn xưa
Trang sử cũ còn hằn dấu ngựa
Từ thảo nguyên xa, từ biên ải lửa
Khói tràn về đen thẫm những giấc mơ
Đếm biết bao nhiêu người vợ đợi chờ
Em ơi! Trên từng trang sử nhỏ

Xin kể thêm tôi thành mười chín triệu một người,
Thành viên gạch hồng tươi
Làm bức tường thành ngăn triền sóng dữ
Làm chiếc vò đựng mùa xuân ngọt lự
Giữ không rơi một giọt mật nào
Mỗi giọt ra đi, chính giọt máu đào
Từ cuộc đời cha ông rỏ xuống

Em trai ơi!
Trên đảo mù sương
hôm đó có em tay cầm súng
Từ những hạm tàu rẽ sóng đại dương
Anh thấy pháo em dương nòng sừng sững

Cuộc chiến đấu kết thúc dù bi thảm
Bài ca anh hùng vẫn vọng trời cao
Xin cho thơ tôi góp phát súng chào
Vĩnh biệt tuần dương chìm dần giữa sóng
Ðáy biển âm thầm, ngàn năm lạnh cóng
Vẫn mặn nồng lòng Tổ quốc ta

Xin cho thơ tôi làm thảm sóng ngân nga
Ru giấc ngủ những chàng trai dũng cảm
Tiếng cười ngày nào còn ran trong nắng
Đôi mắt ngày nào đọng mắt người thương

Tôi biết mùa xuân chưa đến bao giờ
Ngực đảo còn đau ngàn bàn chân lạ
Hoàng Sa, xa vời ơi Hoàng Sa!
Tên người ngân buồn như bản thánh ca…

(1974- Khuyết danh)

(*) Giải thích thêm vì có bạn chưa rõ: Dân số miền Nam khi ấy là 19 triệu, miền Bắc 21 triệu.

Biên giới Việt-Trung: Hết chặn cửa khẩu đến ‘ném đá’, Trung Quốc đang làm gì với Việt Nam? 

Biên phòng Trung Quốc tại cửa khẩu Thiên Bảo (phía Trung Quốc) - Thanh Thuỷ (tỉnh Hà Giang, Việt Nam).

Biên phòng Trung Quốc tại cửa khẩu Thiên Bảo (phía Trung Quốc) - Thanh Thuỷ (tỉnh Hà Giang, Việt Nam). 

Một đoạn video mới đây ghi lại cảnh các binh sĩ Trung Quốc ném đá và chửi bới lăng mạ những công nhân xây dựng không vũ trang của Việt Nam ở tỉnh Hà Giang, khu vực giáp giới với Trung Quốc. Sự kiện diễn ra giữa bối cảnh xuất khẩu nông sản của Việt Nam đang bị điêu đứng khi hàng ngàn xe tải chở nông sản bị tắc nghẽn nhiều tuần lễ ở biên giới vì chính sách phòng dịch mới của Trung Quốc.

Đoạn video do tài khoản tên “Lee Ann Quann” đăng lên trang Twitter vào ngày 3/1 cho thấy hàng chục lính Trung Quốc đang ném đá về phía những chiếc xe xúc đất được cho biết là của nhóm công nhân Việt Nam đang làm công trình dọc bờ sông phía Việt Nam để chống xói lở.

Nhận định về sự việc, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, một nhà nghiên cứu cao cấp khách mời thuộc Viện ISEAS (Viện Nghiên cứu Đông Nam Á) của Singapore, nói với VOA rằng có thể khẳng định hành động của binh sĩ Trung Quốc là do “nhận lệnh từ Bắc Kinh”.

Ông cho biết thêm: “Trung Quốc họ không đồng ý cho công nhân Việt Nam đắp ở chỗ bờ bên này của suối nước. Lý do của họ là nó sẽ cản dòng nước và (làm cho) dòng nước chảy về phía bờ của Trung Quốc, làm xói bờ phía Trung Quốc và làm đổ hàng rào mà Trung Quốc xây ở đó. Họ nói rất rõ và còn trưng cả khẩu hiệu phản đối bằng tiếng Việt lẫn tiếng Trung Quốc”.

Phía Việt Nam sau đó đã giải thích rằng việc đắp bờ không ảnh hưởng đến Trung Quốc và tiếp tục làm công trình nên dẫn đến vụ “ném đá” trên, vẫn theo TS. Hà Hoàng Hợp.

“Phía bên kia, Trung Quốc họ nói không được thì họ đưa người dân ra biểu tình, đả đảo, nhưng cũng không được nữa thì họ ném đá. Họ không ném vào công nhân Việt Nam nhưng họ ném vào mấy chiếc xe xúc. Không một người Việt Nam nào bị thương cả”, TS. Hà Hoàng Hợp cho biết.

Hành động “ném đá” của người Trung Quốc đối với Việt Nam, theo ông, giống hệt như những gì đã diễn trong giai đoạn đầu cuộc xung đột biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ.

“Lúc đầu, người Trung Quốc chỉ ném đá vào các lều của người Ấn Độ ở biên giới thôi, là những lều không có người, những lều mà lính Ấn Độ trữ thực phẩm, gạo, thức ăn và mấy con heo… Nhưng sau đó (xung đột) tăng lên rất nhanh, (Trung Quốc) bắt đầu ném vào những lều mà lính (Ấn Độ) ở, rồi ném đá vào nhau, đánh nhau, đẩy nhau xuống vực chết”, TS. Hà Hoàng Hợp nói, đồng thời cho rằng đây là một dấu hiệu “không tốt”, mặc dù khả năng xảy ra xung đột vũ trang như trong trường hợp của Ấn Độ là không cao, “nhưng không phải là không có”.

Theo nhận định của nhà nghiên cứu của Viện ISEAS, Việt Nam và Trung Quốc cho tới nay không thể coi là có “hoà bình”, vì dù không có tiếng súng đạn, nhưng hai quốc gia láng giềng lâu nay vẫn ở trong tình trạng “chiến tranh” trên rất nhiều mặt trận.

“Không đánh nhau bằng súng đạn, mà đánh nhau thứ nhất là bằng thông tin: chiến tranh thông tin”, TS. Hà Hoàng Hợp nói. Ông dẫn chứng sự việc gần nhất xảy ra trong tuần này là một Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biển Đông của chính quyền Trung Quốc đã đăng một bài viết trên nhật báo lớn nhất của nước này là tờ “Trung Quốc Ngày Nay”, nói rằng dân binh biển Việt Nam đã đóng các tàu sắt 400 tấn, thay vì tàu gỗ truyền thống, trong đó có trang bị vũ khí như vòi rồng, súng, máy bắn cung… và thậm chí hành động như cướp biển, đánh cướp và đe doạ tàu cá của các nước khác.

“Họ vu khống Việt Nam, và đấy là chuyện đơn giản nhất của chiến tranh thông tin”, TS. Hà Hoàng Hợp nói.

Một cuộc chiến khác “rất mạnh” cũng đang xảy ra giữa Việt Nam và Trung Quốc là cuộc chiến không gian mạng. Hàng chục ngàn cuộc tấn công từ bên ngoài, mà chủ yếu là từ Trung Quốc, vào các mạng lưới máy tính của Việt Nam mỗi tuần là một dẫn chứng, vẫn theo TS. Hà Hoàng Hợp.

Một điểm khá đặc trưng là Trung Quốc thường áp dụng “chiến thuật vùng xám” trong các cuộc chiến trên mọi lĩnh vực đối với Việt Nam, từ việc đưa các tàu gọi là “tàu nghiên cứu” đi ngang dọc các vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền cho đến sự kiện gần đây là dùng chính sách “Zero COVID”, mà TS. Hà Hoàng Hợp nói là một “lý do dối trá” để biện minh cho các hành động gây sức ép của Bắc Kinh nhằm chặn đứng khu vực biên giới, gây điêu đứng cho nông sản Việt Nam.

Tựu trung lại, những hành động trên thực tế cho thấy Trung Quốc có một kế hoạch tấn công tổng hợp và chặt chẽ trên mọi lĩnh vực nhắm vào các quốc gia láng giềng có tranh chấp chủ quyền với họ, đặc biệt là Việt Nam.

Riêng trong lĩnh vực biên mậu, ngoài các lý do theo kiểu “kiếm cớ” của Trung Quốc, TS. Hà Hoàng Hợp cho rằng phía Việt Nam cũng cần phải nhìn nhận và điều chỉnh cung cách làm ăn kinh doanh của mình cho phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, để có thể đối phó với một Trung Quốc “rất chịu khó học hỏi” các quy định quốc tế kể từ sau khi nước này được vào Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO).

Ông nói:“Từ phía Việt Nam cũng phải nhìn thấy rằng mình cần phải học và thực hiện các quy chế thương mại, từ chất lượng hàng hoá cho đến vệ sinh, tiêu chuẩn… ký như thế nào thì phải làm đúng như thế, chứ không phải sang đó rồi cười với nhau rồi bảo ‘Giảm giá rồi ông mua đi cho tôi’. Không phải thế!”

Tuy nhiên, TS. Hà Hoàng Hợp lưu ý ngay cả khi các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện nghiêm chỉnh theo các tiêu chuẩn thương mại quốc tế, thì vẫn không loại trừ khả năng phía Trung Quốc tiếp tục dùng các chiêu trò để gây sức ép và làm thiệt hại cho Việt Nam.

VOA

Con đường hữu nghị cho nông sản Việt Nam

https://www.rfa.org/vietnamese/news/cartoons/friendship-path-for-vn-produce-exports-01162022203332.html/@@images/image

https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngBom Nổ Chậm/RFA 

Hàng ngàn xe container chở nông sản từ Việt Nam xuất sang Trung Quốc đã bị ách lại biên giới hai nước từ nhiều tuần qua do chính sách "không COVID" của Bắc Kinh, bất chấp những kêu gọi liên tiếp từ phía chính quyền Việt Nam đối với Bắc Kinh. Người nông dân Việt Nam cuối cùng là người chịu thiệt thòi nhiều nhất khi chứng kiến trái cây của mình bị hư hỏng, đổ đi do chờ lâu hoặc được mua với giá quá rẻ cho thị trường trong nước vì không xuất được sang Trung Quốc.

Trung Quốc hiện là thị trường xuất khẩu nông sản lớn thứ hai của Việt Nam. Trong 11 tháng đầu năm 2021, Việt Nam xuất khẩu khoảng tám tỷ đô la trị giá hàng nông sản sang Trung Quốc, chiếm hơn 40% tổng trị giá hàng xuất khẩu nông sản của cả nước.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét