Thứ Sáu, 21 tháng 1, 2022

Ts. Phạm Đình Bá - Bất bình đẳng giết dân nghèo


Credit: Oxfam

Tuần nay, tổ chức từ thiện Oxfam của Anh đã công bố một báo cáo ghi lại sự gia tăng nghiêm trọng của bất bình đẳng xã hội trong hai năm đầu tiên của đại dịch COVID-19.[1]

Kết quả cho thấy trong khi thu nhập của 99% tầng lớp dưới cùng của xã hội giảm, tài sản của 10 người giàu nhất thế giới đã tăng gấp đôi, ngay cả khi hàng triệu người chết bất đắc kỳ tử vì bệnh truyền nhiễm.

Những phát hiện của Oxfam đã được tóm tắt trong tiêu đề của báo cáo: “Bất bình đẳng giết người”.


Báo cáo của Oxfam thể hiện một thực tế không thể phủ nhận.[2] Báo cáo kết nối những cái chết mà hàng triệu người trên thế giới phải gánh chịu do các chính sách của chính phủ đã “tạo điều kiện cho vi rút COVID-19 ‘đột biến’ một cách nguy hiểm.”

Báo cáo kết luận, các chính phủ đã “tạo điều kiện cho một biến thể hoàn toàn mới của sự giàu có của các tỷ phú. Biến thể này, biến thể bất bình đẳng, cực kỳ nguy hiểm cho thế giới của loài người."

Oxfam viết, “Cứ 26 giờ lại có một tỷ phú mới được tạo ra kể từ khi đại dịch bắt đầu. 10 người giàu nhất thế giới đã tăng gấp đôi tài sản của họ, trong khi hơn 160 triệu người được dự đoán sẽ rơi vào cảnh nghèo đói. Để dễ so sánh, ước tính có khoảng 17 triệu người đã chết vì COVID-19 - một mức độ thiệt hại chưa từng thấy kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.”

Báo cáo tiếp tục, “Tầng lớp thiểu số của thế giới gồm 2.755 tỷ phú đã chứng kiến vận may của họ tăng lên trong COVID-19 so với những gì họ có trong toàn bộ mười bốn năm qua — mười bốn năm mà họ đã không ngừng gia tăng kho bạc tỷ phú của họ”.

Các số liệu và phân tích mới được Phòng thí nghiệm Bất bình đẳng Thế giới công bố vào tháng 12 năm 2021 cho thấy kể từ năm 1995, 1% người giàu có hàng đầu đã chiếm được mức tăng trưởng tài sản toàn cầu gấp 19 lần so với toàn bộ 50% nhân loại có thu nhập ít hơn. Bất bình đẳng hiện nay cũng lớn như ở đỉnh cao của chủ nghĩa đế quốc phương Tây vào đầu thế kỷ 20.

Mức độ nghèo đói sẽ không trở lại mức trước đại dịch thậm chí vào năm 2030. Nghèo đói không chỉ tạo ra đau khổ to lớn. Nghèo đói giết chết dân nghèo. Nghèo đói rất giống một hình thức bạo lực kinh tế, làm ảnh hưởng có tầm tử vong cho hàng tỷ người dân trên khắp thế giới mỗi ngày. Ở mọi quốc gia, những người nghèo nhất sống ngắn hơn và phải đối mặt với cái chết sớm hơn những người không nghèo.

Đại dịch Covid-19 đã tích cực làm cho nguy cơ chết người nhiều hơn, kéo dài hơn và gây thiệt hại nhiều hơn cho sinh kế người dân vì bất bình đẳng. Bất bình đẳng về thu nhập là một chỉ báo rõ ràng hơn về việc liệu bạn có chết vì COVID-19 hay không. Tín hiệu của chỉ báo nầy còn mạnh hơn là tín hiệu từ tuổi của bạn.

Diễn dịch từ báo cáo của Oxfam vào tình trạng và chính sách của đảng cầm quyền ở Việt Nam.

Cân nhắc của thiểu số lãnh đạo ở mọi lúc ngay cả trong đại dịch vẫn là “làm tiền, làm tiền, làm tiền”.

Thiểu số lãnh đạo tạo dựng và liên kết với các tập đoàn kinh doanh vận hành theo kiểu làm việc của xã hội đen, tạo nên hố sâu bất bình đẳng to lớn trong xã hội.

Tham nhũng là thực tại rõ rệt dung dưỡng bởi thiểu số lãnh đạo để họ tiếp tục cầm quyền. Tham nhũng gia tăng bất bình đẳng.

Bất bình đẳng giết dân nghèo nói riêng và giết người nói chung. Hệ lụy gián tiếp từ cách làm việc của thiểu số lãnh đạo là sống chết mặc bây. 

Tài liệu:

1.    Oxfam. Ten richest men double their fortunes in pandemic while incomes of 99 percent of humanity fall. 17th January 2022 Available from: https://www.oxfam.org/en/press-releases/ten-richest-men-double-their-fortunes-pandemic-while-incomes-99-percent-humanity.

2.    Kevin Reed. “Inequality kills”: Capitalism and the COVID-19 pandemic. World Socialist Web Site 19 January 2022; Available from: https://www.wsws.org/en/articles/2022/01/19/pers-j19.html?pk_campaign=newsletter&pk_kwd=wsws.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét