Thứ Ba, 11 tháng 10, 2022

Bản tin ngày thứ ba 11 tháng 10 năm 2022

 


Việt Nam và Nga vẫn thắt chặt giao thương, cho dù Matxcơva bị phương Tây trừng phạt.

Thu Hằng /RFI

10/10/2022

https://docs.google.com/document/d/12w7s0_8t8MbEkIMrOKa3PNtm9NLMl3b_/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Sau thời gian đầu chững lại vì Matxcơva phát động chiến tranh ở Ukraina, hoạt động thương mại giữa Việt Nam và Nga dần hồi phục, dù vẫn có thể bị tác động sau loạt trừng phạt mới đây của phương Tây về việc Matxcơva sáp nhập 4 vùng lãnh thổ của Ukraina. Một lần nữa, ngày 06/10/2022, Việt Nam lại tránh lên án Nga, chỉ tiếp tục kêu gọi các bên liên quan“giải quyết vấn đề hòa bình”, “tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia”.

Theo thống kê của Hải Quan Việt Nam (1), tổng kim ngạch thương mại hai chiều Nga - Việt trong 8 tháng đầu năm 2022 đạt 2,48 tỷ đô la, giảm 27,74% so với cùng kỳ 2021. Việt Nam nhập siêu từ Nga, kim ngạch nhập khẩu gần 1,4 tỷ đô la, tăng 8,6% so với năm 2021. Hà Nội tăng nhập khẩu từ Nga nhiều loại vật tư thiết yếu cho sản xuất : than (tăng 57,1%, nhằm bổ sung cho nhu cầu năng lượng ngày càng cấp bách vì Việt Nam hiện là một trong những trung tâm công nghiệp trong vùng), gỗ và sản phẩm gỗ (59,38%, bảo đảm nguồn cung cho sản xuất đồ nội thất, trong đó Mỹ là thị trường lớn nhất), thủy sản (73,5%), dược phẩm (114,91%), chất dẻo nguyên liệu (155,04%). Hàng hóa Việt Nam xuất sang Nga đang tăng trở lại, đặc biệt là nông sản, thủy sản.

Việt Nam không sợ bị “vạ lây” khi tiếp tục giao thương với Nga

Việt Nam: Ai chịu trách nhiệm về xăng? Xăng ‘chợ đen’ bán ngay cửa cây xăng treo bảng ‘hết xăng’

Trách nhiệm là của liên bộ Tài chính – Công thương!

Dân tranh nhau mua xăng ‘chợ đen’ ngay cửa cây xăng treo bảng ‘hết xăng’

Nguyễn Thuỳ Dương, Nguyễn Tiến Tường, Nguyễn Đồ

11-10-2022

https://docs.google.com/document/d/16cbOUVAbun9GD7eQYWiMD4GaPSu1ijy5/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Trong ngày hôm qua, ngành xăng dầu thuộc Bộ Công thương đã thành công trong việc tái hiện lại cảnh tượng tem phiếu tưởng chừng như đã đi vào lịch sử, mà giới trẻ hiện nay không bao giờ được nhìn thấy. Tại thành phố lớn nhất cả nước, người dân phải xếp hàng để được đổ xăng kiểu định mức 30 ngàn đồng mỗi bình xăng.

Cũng trong ngày hôm qua, nhiều người dân mới vỡ lẽ, cây xăng không lời, không no nưỡng như người ta vẫn nghĩ. Ngay cả thời điểm xăng ở đỉnh hơn 30 ngàn mỗi lít thì cây xăng vẫn bị bóp cho te tua.

Một chủ cây xăng cho biết, xăng có tăng lên 100 ngàn đồng/ lít thì cửa hàng xăng dầu bán lẻ cũng chỉ ăn nhờ chiết khấu. Chuyện xăng tăng giảm, ai ăn khi nó tăng không hề liên quan cây xăng. Mà chiết khấu cả năm nay đã đẩy cửa hàng kinh doanh xăng dầu lẻ bị dồn vào thế bí. Bấy lâu nay, có lúc lỗ lúc lời bù qua xớt lại. Nay họ gồng lỗ để mong lúc lời, nhưng gồng hoài đứt cơ luôn vẫn chưa thấy lời để bù.

Lo sợ tuyệt chủng, cá "Ma Mekong" tái xuất hiện

(Feared extinct, the ‘Mekong Ghost’ fish resurfaces)

Ed Browne – Bình Yên Đông lược dịch

Newsweek – September 27, 2022

https://docs.google.com/document/d/1_Kinjk-lJiptO1jbJILmApJ99EHvQmrS/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Một con cá chép salmon trưởng thành khổng lồ được ghi nhận trong sông Mekong lần đầu tiên trong 18 năm

Một loại cá chép salmon trưởng thành khổng lồ nặng 13 lbs [6 kg], một trong những chủng loại bị đe dọa nhất trên thế giới chưa thấy trong nhiều thập niên, hồi đầu năm nay được báo cáo từ một chợ cá địa phương dọc theo sông Mekong, hệ thống sông duy nhất trên Trái đất nơi chủng loại nầy sinh sống.

Là một trong những chủng loại bị đe dọa nhất trên thế giới mà các nhà khoa học đã tìm kiếm trong nhiều thập niên, đã được tái khám phá bất ngờ ở miền bắc Cambodia.  Không có cá chép salmon trưởng thành khổng lồ nào được chánh thức ghi nhận kể từ năm 2004, nhưng hồi đầu năm nay một con cá nặng 13 lbs được báo cào từ một chợ cá địa phương dọc theo sông Mekong, hệ thống sông duy nhất trên Trái đất là nơi chúng sinh sống.

Nguyễn Ngọc Chính - Cảo thơm: Thiếu phụ quạt mồ

10/10/2022

https://docs.google.com/document/d/1iTqBIwepf-5FvKgcoqyu4iKBvtshlluf/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Nực cười cho thế thái nhân tình. Người thiếu phụ quạt mồ rất can đảm, không chỉ can đảm đương đầu với dư luận, vượt qua hàng rào lễ nghi cực kỳ khắt khe của xã hội mà còn can đảm đối diện với chính mình, dám làm dám chịu.

Đến bà vợ của Trang Tử, mới vừa mạnh miệng phê bình thiên hạ, đến lượt mình còn hành xử xấu xa, tệ hại hơn, kể cũng đáng xấu hổ. Nhưng tiếc thay chúng ta ai cũng có chứa một “Điền thị” trong lòng. Nói người nhưng rồi cũng quên đến chính mình!

Hầu như trong chúng ta, ai cũng đã từng đóng vai kẻ xấu, chỉ khác nhau ở chỗ ít hay nhiều lần trong suốt cuộc đời. Phải chăng chúng ta chỉ sáng suốt khi dòm ngó người khác và không bao giờ chịu nhìn nhận chính mình?

Thế cho nên, con đường tìm về chân lý, tìm về lẽ phải… cũng là con đường tìm lại chính mình. Tiên trách kỷ, hậu trách nhân!

Thời sự đó đây ngày Thứ ba 11 tháng 10 năm 2022

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/1yWFMyYXjOrlvVo6haO4FwEgISmDYcB5m/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Cuộc chiến Nga - Ukraine: Lá phiếu ngày 12/10 của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc sẽ thế nào?

Bình luận của Trần Hải Ly
10/10/2022

https://docs.google.com/document/d/1vcCJoUGn-IQmf7qBuIMgtMi-91ANrZ98/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Một dự thảo nghị quyết lên án cuộc trưng cầu dân ý của Moscow về vụ sáp nhập bốn tỉnh Ukraine vào Nga, đã được soạn thảo, và 193 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc dự kiến sẽ xem xét quyết định này vào ngày 12/10 tới. Hà Nội sẽ tán thành, phản đối hay bỏ phiếu trắng? Dư luận trong và ngoài Việt Nam đang hết sức quan tâm. Đặc biệt là sau khi Thủ tướng Campuchia Hun Sen tuyên bố từ hôm 1/10, “sẽ không ủng hộ và sẽ phản đối việc thành lập các nhà nước bên trong nhà nước, phân chia lãnh thổ và sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực chống lại các quốc gia khác”.

Những ngày này, Nga đang vận động một cuộc bỏ phiếu kín, thay vì bỏ phiếu công khai tại cuộc họp diễn ra vào tuần tới của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (UNGA). Nội dung cuộc họp vào tuần sau của UNGA dự kiến xoay quanh việc Mátxcơva sáp nhập bốn tỉnh Ukraine sau khi đã tiến hành cái gọi là “các cuộc trưng cầu dân ý” ở đấy. Ukraine và các đồng minh của nước này đã lên án các cuộc bỏ phiếu ở Donetsk, Luhansk, Kherson và Zaporizhzhia là bất hợp pháp và mang tính ép buộc. Một nghị quyết của Đại hội đồng Liên hiệp quốc do phương Tây soạn thảo sẽ lên án cái gọi là “cuộc trưng cầu dân ý” của Nga và “âm mưu sáp nhập bất hợp pháp” các khu vực trưng cầu dân ý. Động thái sáp nhập này của Nga đương nhiên bị Mỹ và phương Tây đồng loạt lên án .

Katsuji Nakazawa * - Tranh giành quyền lực diễn ra khốc liệt ở Trung Quốc năm 1972, và giờ cũng vậy

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China’s power struggles were ferocious in 1972 and remain so today,” Nikkei Asia, 06/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

https://docs.google.com/document/d/1Rp-KOlso8vS7MCoWdNJZkdiCqOmxqTbS/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Bình thường hóa quan hệ với Nhật Bản là một công việc rủi ro đối với tất cả những người liên quan.

Nỗ lực bình thường hóa quan hệ ngoại giao Trung Quốc-Nhật Bản nửa thế kỷ trước là một động thái cực kỳ rủi ro đối với tất cả những người tham gia, và đối với một vài trong số này, không chỉ sự nghiệp chính trị mà cả mạng sống của họ cũng bị đe dọa.

Tháng 09/1972, Thủ tướng Nhật Bản Kakuei Tanaka bay tới Bắc Kinh để gặp Chủ tịch Mao Trạch Đông và Thủ tướng Chu Ân Lai. Sau nhiều vòng đàm phán, Tanaka và Chu đã ký một tuyên bố chung vào ngày 29/09, chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao song phương.

Năm thập niên trôi qua, Akitane Kiuchi, 95 tuổi, thư ký của Tanaka, người đã cùng ông đến Trung Quốc, kể lại những cuộc tranh giành quyền lực khốc liệt trong Đảng Cộng sản Trung Quốc vào thời điểm đó.

Tìm hiểu các học thuyết về Trung Quốc của Tập Cận Bình, trò chuyện với DAVID OWNBY

Bàn về học thuyết về Trung Quốc của Tập Cận Bình

11/10/2022

Song ngữ Việt Anh

Phạm Như Hồ dịch

https://docs.google.com/document/d/1gJgx3wOCehjqs2ikzIAsg-JHOvsGRlA_/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ cấu trúc thế giới. Trung Quốc ở khắp mọi nơi và chúng ta hầu như không biết gì về nó. Cấu trúc của cuộc tranh luận công khai của chúng ta (Pháp) có nghĩa là chúng ta biết các động lực nội bộ của Đảng Xã hội Pháp tốt hơn nhiều so với hoạt động của đảng lớn nhất trên thế giới, Đảng Cộng sản Trung Quốc. Sự thiếu hiểu biết gần như hoàn toàn về hệ thống chính trị Trung Quốc, các học thuyết và những căng thẳng của nó ngăn trở chúng ta suy nghĩ chung về cách định vị bản thân trong thế giới mà Tập Cận Bình dự định định hình. Đó là một vấn đề.

Kể từ sau đại dịch, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa dường như ngày càng xa cách và tách biệt với phần còn lại của thế giới. Vào tháng 11, Đại hội lần thứ XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ chứng kiến ​​sự duy trì quyền lực của Tập Cận Bình. Trong khi cuộc xâm lược Ukraine tập trung sự chú ý của giới truyền thông vào Nga, thì những diễn biến trong đời sống chính trị và trí thức của Trung Quốc lại quá ít được biết đến.

Trung Quốc bình luận về “Ngoại giao cây tre” của Việt Nam

Nguồn: Si Zhentao (Tư Trấn Thao), “镇涛:越南为何此时突出宣扬竹式外交””, 环球时报 (Thời báo Hoàn Cầu), 30/9/2022.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

09/10/2022

https://docs.google.com/document/d/1KBvIiy5btLI4LPRIPElL0nemXUwyir0f/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Là một trong những Phó Chủ tịch của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc lần thứ 77, hôm qua [29/9/2022] Việt Nam đã có những hoạt động nhộn nhịp tại hội trường Liên Hợp Quốc ở New York, thể hiện đầy đủ tư thế nổi bật của “Ngoại giao cây tre”.

Không phải trong năm nay Việt Nam mới đề xuất “Ngoại giao cây tre“. Ngay tại Hội nghị Ngoại giao Việt Nam hồi tháng 8/2016, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng nói: Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng tạo phong cách ngoại giao “độc đáo, như cây tre” trong thực tiễn ngoại giao. Sau đó 5 năm, ngày 14 tháng 12 năm 2021, Nguyễn Phú Trọng kết thúc bài phát biểu tại Hội nghị Ngoại giao toàn quốc bằng câu “Quyết tâm xây dựng và phát triển một nền Ngoại giao cây tre Việt Nam có đặc sắc vừa hiện đại vừa dân tộc“. Từ đó, “Ngoại giao cây tre” đã trở thành một chủ đề nóng, gây ra sự quan tâm rộng rãi cả trong và ngoài Việt Nam.

Vấn đề Đài Loan trong quan hệ Mỹ-Trung và tác động từ xung đột Nga – Ukraine

Tác giả: Nguyễn Văn Lịch & Bế Thanh Xuân

11/10/2022

https://docs.google.com/document/d/1lD-DRADepCxAr-UIb5FZ2fbgqQ9jnsbj/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Tóm tắt: Chiến dịch quân sự đặc biệt Nga – Ukraine là một sự kiện có tác động lớn tới cán cân quyền lực và cấu trúc an ninh toàn cầu, đồng thời gợi ra sự liên tưởng tới cuộc chiến giữa Trung Quốc và Đài Loan. Trong bối cảnh quan hệ Mỹ – Trung rơi vào trình trạng căng thẳng đỉnh điểm từ năm 2017 tới nay, vấn đề Đài Loan là hòn đá tảng khiến xung đột giữa hai nước trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết. Bài viết tập trung làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt về bản chất của chiến tranh tại Ukraine và cuộc tấn công giả định Trung Quốc – Đài Loan, từ đó có những đánh giá sự kiện và bàn về những kịch bản có thể diễn ra về cuộc tấn công Đài Loan, đồng thời phân tích mức độ can thiệp của Mỹ về vấn đề này.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét