Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2022

Thời sự đó đây ngày Thứ sáu 14 tháng 10 năm 2022

Võ Thái Hà tổng hợp

Chiến lược an ninh quốc gia của TT Biden gọi Trung Quốc là thách thức ‘quan trọng nhất’ 

Tác giả Andrew Thornebrooke 

Chiến lược an ninh quốc gia của TT Biden gọi Trung Quốc là thách thức ‘quan trọng nhất’

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden trình bày tại Phòng Roosevelt của Tòa Bạch Ốc ở Hoa Thịnh Đốn hôm 20/09/2022. (Ảnh: Saul Loeb/AFP qua Getty Images) 

Hôm 12/10, Tổng thống (TT) Joe Biden đã đưa ra Chiến lược An ninh Quốc gia của mình sau gần 22 tháng tại vị, trong đó dán nhãn Trung Quốc cộng sản là thách thức địa chính trị “quan trọng nhất” đối với Hoa Kỳ. 

Tài liệu này nhằm cung cấp khuôn khổ tổng thể mà trong đó chính phủ sẽ tìm cách bảo vệ quốc gia và theo đuổi lợi ích của quốc gia của mình trong một trật tự quốc tế ngày càng cạnh tranh. 


Đáng chú ý, chiến lược nói trên công khai gọi chế độ cộng sản của Trung Quốc là mối nguy hiểm lớn nhất mà Hoa Kỳ đang phải đối mặt. 

“Chiến lược này thừa nhận rằng CHND Trung Hoa là thách thức địa chính trị quan trọng nhất của Mỹ,” tài liệu 48 trang (pdf) cho biết, sử dụng từ viết tắt cho tên chính thức của Trung Quốc là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. 

“Mặc dù khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là nơi kết quả của thách thức này sẽ được định hình một cách sâu sắc nhất, nhưng có những khía cạnh toàn cầu quan trọng trong thách thức này.” 

Hơn nữa, chiến lược này nhấn mạnh rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), vốn cai trị đất nước như một quốc gia độc đảng, hiện đang tham gia một chiến dịch phá hoại trật tự quốc tế tự do và tái tạo thế giới theo hình ảnh độc tài của chính họ. 

Tòa Bạch Ốc cho biết trong một tuyên bố, “Chúng ta sẽ cạnh tranh hiệu quả với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, vốn là đối thủ duy nhất có cả mục đích lẫn khả năng định hình lại trật tự quốc tế ngày càng tăng, đồng thời hạn chế một nước Nga nguy hiểm.” 

“Chúng ta sẽ tận dụng tất cả các yếu tố của sức mạnh quốc gia để vượt qua các đối thủ cạnh tranh chiến lược của mình; giải quyết những thách thức chung; và định hình các quy tắc.” 

Chiến lược này vạch ra ba chiến thuật chính và các lĩnh vực trọng tâm của Hoa Kỳ trong việc theo đuổi một thế giới an toàn hơn, tự do hơn: đầu tư vào các nguồn ảnh hưởng và sức mạnh của Hoa Kỳ, xây dựng liên minh các quốc gia mạnh mẽ và cùng chung chí hướng, và hiện đại hóa quân đội Hoa Kỳ cho một kỷ nguyên mới của cạnh tranh chiến lược. 

Chiến lược đề cập đến cả Trung Quốc và Nga như những chế độ chuyên quyền đang tìm cách thiết lập lại thế giới theo mong muốn của riêng họ, nhưng nói thêm rằng Trung Quốc cộng sản là mối đe dọa nghiêm trọng và lâu dài hơn trong hai mối đe dọa này. 

Tài liệu cho biết: “Theo cách riêng của họ, họ [Trung Quốc và Nga] hiện đang tìm cách thiết lập lại trật tự quốc tế để tạo ra một thế giới có lợi cho kiểu chuyên quyền có tính cá nhân hóa và đàn áp cao của họ.” 

Cuối cùng, chiến lược nói rằng “sự khác biệt quan trọng” giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc cộng sản là Hoa Kỳ tận tâm bảo vệ quyền của các quốc gia yếu hơn, trong khi ĐCSTQ có ý định buộc họ trở thành chư hầu cho chế độ của riêng mình. 

Cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan cho biết trong một cuộc họp báo rằng những năm tới sẽ là một “thập niên quyết định” giữa nền dân chủ và chế độ chuyên quyền, và cam kết của Hoa Kỳ đối với các nguyên tắc của một xã hội tự do và cởi mở sẽ tạo ra sự khác biệt.

“Thập niên quyết định này rất quan trọng đối với cả việc xác định các điều khoản cạnh tranh, đặc biệt là với CHND Trung Hoa, lẫn việc đối mặt với những thách thức lớn mà nếu chúng ta bỏ lỡ thời gian trong thập niên này, chúng ta sẽ không thể bắt kịp với không những là cuộc khủng hoảng khí hậu nổi cộm nhất, mà còn nhiều thách thức khác.”

Anh điều chỉnh chính sách ngoại giao, chính thức coi Trung Quốc là ‘mối đe dọa’

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2022/10/ntdvn_screen-shot-2022-10-14-at-160931.jpg

Chính phủ mới do Thủ tướng Liz Truss lãnh đạo dự định điều chỉnh “chính sách Trung Quốc” và chính thức liệt Trung Quốc vào danh sách “mối đe dọa”. (Ảnh: Leon Neal/Getty Images) 

Theo báo cáo từ nhiều phương tiện truyền thông Anh, chính phủ Thủ tướng Liz Truss sẽ chính thức coi Trung Quốc là một “mối đe dọa”. Đây là sự thay đổi lớn trong lập trường ngoại giao của nước này, thu hút sự ủng hộ đông đảo của phe diều hâu.

Anh điều chỉnh chính sách ngoại giao, coi Bắc Kinh là ‘mối đe dọa’

Theo báo cáo từ các phương tiện truyền thông Anh như The Guardian và The Daily Telegraph, chính phủ Anh sẽ chính thức điều chỉnh “chính sách Trung Quốc”.

Theo đó, Vương Quốc Anh sẽ đưa ra lập trường diều hâu hơn đối với Bắc Kinh, “nâng vị thế” Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lên từ “đối thủ cạnh tranh mang tính hệ thống” sang một “mối đe dọa”, một phát ngôn viên của Phố Downing, Vương quốc Anh xác nhận vào hôm 11/10. Vị phát ngôn viên nói thêm rằng, các thủ tục liên quan đang được tiến hành.

Tờ Daily Telegraph ngày 12/10 chỉ ra rằng so với Nga, quốc gia xâm lược Ukraine từ hôm 24/2, Trung Quốc thực sự “xảo quyệt hơn” và là “mối nguy hiểm tiềm tàng” đối với lợi ích lâu dài của các nền dân chủ phương Tây.

May mắn thay, Vương quốc Anh và các nước phương Tây đang chào tạm biệt “kỷ nguyên vàng” hợp tác với Bắc Kinh trong việc xây dựng trường học, phát triển chương trình điện hạt nhân và hệ thống mạng 5G kể từ năm 2015.

Tờ Guardian, trích dẫn các nguồn tin, cho biết chính phủ Thủ tướng Liz Truss có khả năng sẽ tiến hành xem xét sớm “chính sách Trung Quốc” của mình trong “một vài ngày”. Bộ Giáo dục Anh tuần trước đã bày tỏ sự ủng hộ đối với việc xóa sổ các Viện Khổng Tử do Trung Quốc quảng bá.

Định nghĩa trước đây của chính phủ Anh về Trung Quốc đã được đưa vào báo cáo chính sách đối ngoại và quốc phòng toàn diện. Tài liệu này sẽ được công bố vào tháng 3/2021. Bản báo cáo nhằm định hướng về chiến lược toàn cầu của Anh trong 5 năm tới. Chỉ trong vài tuần sau khi nhậm chức, bà Truss đã đảo ngược các chính sách từ thời ông Johnson.

Văn phòng Thủ tướng cho biết, bà Truss đã chỉ thị cập nhật báo cáo đánh giá toàn diện về các chính sách đối ngoại, quốc phòng và an ninh để đối phó với một Trung Quốc ngày càng hùng mạnh.

Người phát ngôn của Văn phòng Thủ tướng cho biết: “Như Thủ tướng đã nói, Nga vẫn là mối đe dọa lớn nhất đối với Vương quốc Anh, nhưng Trung Quốc là mối đe dọa lâu dài nghiêm trọng nhất đối với các giá trị và lối sống của người dân nước Anh”.

Thủ tướng Liz Truss duy trì lập trường diều hâu chống lại Trung Quốc trong một thời gian khá dài và từng khiến các đồng nghiệp trong nội các của bà phản đối việc chuyển trụ sở của TikTok đến London. Động thái này đối lập với chiến lược của Thủ tướng Boris Johnson lúc bấy giờ, người có xu hướng áp dụng phương pháp tiếp cận chi tiết hơn để đối phó Trung Quốc.

Trung Quốc là mối đe dọa lâu dài đối với các giá trị và lối sống của Anh

Hầu hết các ứng viên nặng ký trong Đảng Bảo thủ cầm quyền của Anh đều hoan nghênh động thái này. Ông Iain Duncan Smith, nghị sĩ quan tâm đến việc tranh cử chức Chủ tịch ủy ban đối ngoại Hạ viện, cho biết đáng lý ra Anh nên cứng rắn với Trung Quốc từ lâu.

Ông Smith nói: “Đã đến lúc chúng ta ngừng lãng phí thời gian để thừa nhận rằng Trung Quốc là mối đe dọa đối với các giá trị và lối sống của người dân Anh. Đã đến lúc Anh nên đối xử với họ như đối với Nga”.

Các thành viên Đảng bảo thủ Anh trở nên quan tâm hơn đến ĐCSTQ trong những năm gần đây. Tại Hoa Kỳ, cả cựu Tổng thống Trump và Tổng thống Biden đều muốn duy trì lập trường cứng rắn hơn trong các giao dịch với Bắc Kinh, động thái càng làm trầm trọng thêm mối quan ngại của Đảng Bảo thủ Anh về Trung Quốc.

Sau đó, cựu Thủ tướng Anh Johnson đã không ngần ngại trì hoãn việc quảng bá chương trình 5G.

Ngày 30/11, Chính phủ Anh thông báo kể từ sau tháng 9/2021, các công ty viễn thông của Anh sẽ không được cài đặt thiết bị mạng viễn thông di động thế hệ thứ 5 (5G) mới của công ty Huawei.

Bên cạnh đó, Chính phủ Anh cũng thông báo một chiến lược mới nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng 5G, bao gồm một khoản đầu tư ban đầu trị giá 250 triệu bảng (333,4 triệu USD), phối hợp thử nghiệm với công ty NEC của Nhật Bản và thiết lập các cơ sở nghiên cứu mới.

Mối bang giao Trung-Anh trượt dốc từ thời kỳ hoàng kim sang ‘mối đe dọa’ trong 10 năm

Trong 10 năm qua, mối quan hệ Trung-Anh ngày càng được thắt chặt. Năm 2015, cựu Thủ tướng David Cameron từng nói rằng ông “muốn trở thành người bạn thân thiết nhất của Bắc Kinh ở phương Tây”, và hai bên đã khởi động một “kỷ nguyên vàng”.

Vương Quốc Anh từ chỗ là người ủng hộ lớn nhất của Trung Quốc ở châu Âu, nay trở thành một trong những quốc gia chỉ trích gay gắt nhất nước này, đặc biệt là các cuộc tranh luận về nhân quyền ở Hong Kong và Tân Cương, khiến Đảng Bảo thủ ngày càng có thái độ thù địch với Trung Quốc.

Tờ Daily Telegraph của Anh đã chỉ ra trong một báo cáo rằng trong mười năm qua, lập trường của Anh đối với Trung Quốc đã có những thay đổi to lớn.

Tờ Times đưa tin độc quyền vào ngày 29/8 rằng sau khi Thủ tướng Truss lên nắm quyền, các quan chức Anh sẽ lần đầu tiên liệt Trung Quốc vào danh sách “mối đe dọa sắp xảy ra”, có nghĩa là hai nước không còn là quan hệ đối tác kinh tế, và Trung Quốc cũng vậy.

Chính phủ cựu Thủ tướng Johnson từng định vị ĐCSTQ là một “đối thủ cạnh tranh có hệ thống”, nhằm kiềm chế sự hợp tác kinh tế tăng cường trước đây giữa Bộ Tài chính Anh với Trung Quốc.

Theo tờ Guardian, chìa khóa để Thủ tướng Liz Truss chuẩn bị hành động ngay từ bây giờ là tuyên bố của Bộ Giáo dục Anh vào cuối tuần trước trong việc ủng hộ 30 “Viện Khổng Tử” do ĐCSTQ thành lập trong các trường đại học ở Anh. Các Viện Khổng Tử này vốn bị nghi ngờ được sử dụng làm công cụ tuyên truyền.

Tuyên bố của Bộ Giáo dục Anh cũng đã được thay đổi dưới áp lực sau khi chính phủ Anh đẩy nhanh việc xem xét chiến lược đối với Trung Quốc.

Lam Giang

Seoul: Triều Tiên phóng phi đạn sau khi cho phi cơ chiến đấu bay gần biên giới 

Reuters 

Lãnh tụ Triều Tiên Kim Jung Un, xem phóng phi đạn đạn đạo Liên lục đia ICBM Hwasong-14, tại vùng tây bắc Triều Tiên.

Lãnh tụ Triều Tiên Kim Jung Un, xem phóng phi đạn đạn đạo Liên lục đia ICBM Hwasong-14, tại vùng tây bắc Triều Tiên. 

Triều Tiên bắn một phi đạn đạn đạo tầm ngắn vào vùng biển ngoài khơi bờ biển phía đông hôm 14/10, quân đội Hàn Quốc cho biết. Đây là vụ phóng mới nhất trong một loạt vụ phóng của nước này.

Trước đó, quân đội Hàn Quốc cho biết đã phái máy bay chiến đấu ra nghênh cản khi một nhóm khoảng 10 máy bay quân sự của Triều Tiên bay sát biên giới phân chia hai nước, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng về các vụ thử phi đạn liên tục của Triều Tiên.

Hãng thông tấn KCNA chính thức của Triều Tiên dẫn lời quân đội nước này cho biết họ đã thực hiện “các biện pháp đáp trả quân sự mạnh mẽ” sau cuộc tập trận bằng pháo của Hàn Quốc hôm thứ Năm.

Vụ việc xảy ra sau một báo cáo của KCNA hôm 13/10 rằng nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã giám sát vụ phóng hai phi đạn hành trình chiến lược tầm xa hôm 12/10 để xác nhận độ tin cậy của vũ khí có khả năng hạt nhân được triển khai cho các đơn vị quân đội.

Tần suất phóng phi đạn chưa từng có của Triều Tiên đã làm dấy lên lo ngại rằng nước này có thể chuẩn bị tiếp tục thử bom hạt nhân lần đầu tiên kể từ năm 2017, mặc dù một số nhà phân tích không dự kiến chuyện này trước khi nước láng giềng Trung Quốc kết thúc đại hội đảng Cộng sản cầm quyền, bắt đầu vào ngày 16 tháng 10.

Bộ Chỉ huy Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ nói họ đã biết về vụ phóng phi đạn mới nhất của Triều Tiên và đánh giá rằng “nó không gây ra mối đe dọa ngay lập tức đối với nhân viên hoặc lãnh thổ của Hoa Kỳ, hoặc đối với các đồng minh của chúng tôi.”

“Chúng tôi sẽ tiếp tục tham vấn chặt chẽ với các đồng minh và đối tác của mình để giám sát các vụ phóng phi đạn đạn đạo gây mất ổn định của CHDCND Triều Tiên”.

Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc cho biết phi đạn được phóng hôm 14/10 từ khu vực Sunan gần thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên. Đó ít nhất là vụ phóng tên lửa đạn đạo thứ 41 của Triều Tiên trong năm nay.

Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cũng báo cáo rằng Triều Tiên đã bắn thử có thể là phi đạn đạn đạo và nó đã rơi.

Hàn Quốc cho biết sự cố máy bay xảy ra vào cuối ngày 13/10 và đầu ngày 14/10 theo giờ Hàn Quốc.

Hàn quốc cho biết lực lượng không quân Hàn Quốc “đã tiến hành một cuộc xuất kích khẩn cấp với lực lượng không quân vượt trội của họ, bao gồm cả F-35A, và duy trì tư thế đáp trả, đồng thời thực hiện cơ động đáp trả tương ứng với chuyến bay của máy bay quân sự Triều Tiên.”

KCNA dẫn lời phát ngôn viên của Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Triều Tiên (KPA) nói rằng quân đội Hàn Quốc đã tiến hành khoảng 10 giờ nã pháo gần khu vực phòng thủ phía trước của Triều Tiên vào hôm 13/10.

“Ghi nhận một cách nghiêm túc về hành động khiêu khích này của quân đội Hàn Quốc ở khu vực tiền tuyến, chúng tôi đã thực hiện các biện pháp đối phó quân sự mạnh mẽ”. “KPA gửi lời cảnh báo nghiêm khắc tới quân đội Hàn Quốc đang kích động căng thẳng quân sự ở khu vực tiền tuyến bằng hành động liều lĩnh.”

Người phát ngôn quân đội Hàn Quốc nói ông không có thông tin gì liên quan đến vụ nã pháo mà Triều Tiên tố cáo.

Giới phân tích lo ngại học thuyết mới về hạt nhân của Bắc Triều Tiên

Ảnh do KCNA, hãng thông tấn chính thức Bắc Triều Tiên, công bố ngày 06/10/2022 về một cuộc tập trận, nhưng không ghi địa danh và thời điểm. AP 

Bị lãng quên đôi chút trong bối cảnh căng thẳng trên thế giới do Nga xâm lược Ukraina, Bắc Triều Tiên tìm cách quay trở lại bàn cờ địa chính trị thế giới bằng cách thông báo một « học thuyết » mới về hạt nhân và điều này làm gia tăng căng thẳng trong khu vực Đông Bắc Á. RFI giới thiệu bài viết của Philippe Pons, thông tín viên tại Tokyo, đăng trên báo Le Monde ngày 10/09/2022. 

Tại Hội đồng Nhân dân Tối cao (Quốc Hội) họp ngày 08/09/2022, trước ngày kỷ niệm 74 năm thành lập Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên (CHDCND), lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un đã thông báo một đạo luật mới quy định việc Bắc Triều Tiên có lực lượng hạt nhân là điều « không thể đảo ngược được » và vũ khí hạt nhân có được sử dụng trong trường hợp bị « các thế lực thù địch tấn công, bằng vũ khí hạt nhân hay không ». Lãnh đạo Bắc Triều Tiên nói thêm : « Không có việc từ bỏ vũ khí hạt nhân và chúng ta gạt bỏ mọi đàm phán về việc phi hạt nhân hóa ».

Văn bản này quả thực là rõ ràng, nhưng cũng chỉ là nhắc lại nội dung tuyên bố của Kim Jong-un hồi tháng 07/2022. Lúc đó, lãnh đạo Bắc Triều Tiên nói sẵn sàng triển khai lực lượng răn đe hạt nhân trong trường hợp đối đầu với Mỹ và Hàn Quốc. Hàm ý tính chất « không thể đảo ngược được » của lực lượng hạt nhân cũng đã thể hiện trong Hiến pháp của Bắc Triều Tiên, được sửa đổi bổ sung hồi tháng 04/2012, coi CHDCND Triều Tiên là một « Nhà nước có vũ khí nguyên tử ». Vào lúc đó, điều khoản mới trong Hiến pháp sửa đổi cũng đã loại trừ việc từ bỏ một vũ khí mà cho đến hiện nay Bắc Triều Tiên vẫn nói đó là một lực lượng răn đe.

« Học thuyết » mới về hạt nhân còn đi xa hơn, nêu ra 5 kịch bản, « biện minh » cho một cuộc tấn công phòng ngừa chống lại « các thế lực thù địch », trong đó, theo Bình Nhưỡng, có hai kịch bản « giai đoạn cuối các chuẩn bị cho một cuộc tấn công bằng vũ khí nguyên tử hoặc không » ; « mối đe dọa đang chuẩn bị các hoạt động » nhắm vào « các lãnh đạo Nhà nước » hoặc « bộ chỉ huy lực lượng hạt nhân » biện minh cho việc tự động sử dụng ngay lập tức vũ khí hạt nhân.  

Những rủi ro đánh giá sai lầm

Theo Chad O’Carroll, chuyên gia phân tích của trang mạng về Bắc Triều Tiên NK News, các quy định này, nhằm gây khó khăn cho Hoa Kỳ và Hàn Quốc trong việc đánh giá những rủi ro của một hoạt động nào đó và nhờ vậy, làm giảm bớt khả năng hành động của Washington và Seoul, nhưng chứa đựng nhiều rủi ro đánh giá sai lầm của chính Bắc Triều Tiên. Vụ một máy bay B-52 của Mỹ có thể mang bom nguyên tử, bay qua lãnh thổ Bắc Triều Tiên năm 2013 hoặc tình hình trên bán đảo Triều Tiên lại rất căng thẳng do các bên bắn tên lửa, như hồi năm 2017, về mặt lý thuyết, giờ đây, có thể coi là một trong những trường hợp biện minh cho việc đáp trả bằng vũ khí nguyên tử.

Tại Quốc Hội, Kim Jong-un nói rõ là « đối với CHDCND Triều Tiên, không có việc từ bỏ vũ khí nguyên tử và sẽ không thể có đàm phán về điểm này ». Lập trường này cũng không có gì là mới mẻ cả nhưng được trình bày một cách rõ ràng và đi kèm với cam kết không tiến hành mở rộng phát triển vũ khí hạt nhân, có nghĩa là không chuyển giao công nghệ hạt nhân cho các nước khác. 

Đối với Bình Nhưỡng, các cuộc thương lượng với Hoa Kỳ - bị đình chỉ từ cuộc gặp cuối cùng giữa Kim Jong-un và Donald Trump, ở Hà Nội, năm 2019 và cuộc gặp này đã thất bại – phải bao gồm một thỏa thuận chung về cân bằng lực lượng tại Đông Bắc Á, đi kèm với những bảo đảm lẫn nhau của các bên, chứ không phải chỉ bàn đến việc đơn phương gỡ bỏ lực lượng hạt nhân của Bắc Triều Tiên.

Làm cho Washington chuyển biến lập trường

Cho dù chính quyền Biden tuyên bố sẵn sàng đàm phán mà không đòi hỏi các điều kiện tiên quyết, nhưng tổng thống Mỹ vẫn giữ nguyên lập trường coi việc phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên là mục tiêu tối hậu của các cuộc thương lượng. Khi tuyên bố rõ ràng rằng việc Bắc Triều Tiên có lực lượng hạt nhân là điều « không thể đảo ngược được », Kim Jong-un thử tìm cách thúc đẩy Washington có những chuyển biến trong khuôn khổ này. Bình Nhưỡng đã có các tuyên bố hùng hồn mới sau các vụ bắn thử tên lửa đạn đạo, nhiều ở mức kỷ lục trong năm nay. Theo các chuyên gia phân tích Hàn Quốc, vụ thử hạt nhân lần thứ 7, được dự báo từ nhiều tháng nay, dường như đã phải lùi lại do Bắc Kinh phản đối, không muốn một sự kiện như vậy lại xẩy ra trước khi Đại Hội đảng Cộng Sản Trung Quốc khai mạc ngày 16/10.

Bầu không khí xung đột giữa một bên là Hoa Kỳ và các đồng minh và bên kia là Nga và Trung Quốc, đặt Bắc Triều Tiên vào một vị thế thuận lợi cho hoạt động leo thang mới. Cả Matxcơva cũng như Bắc Kinh dường như không sẵn sàng bỏ phiếu ở Hội Đồng Bảo An về các trừng phạt mới nhắm vào Bình Nhưỡng – và áp dụng các trừng phạt hiện hành một cách kém sốt sắng hơn trước. Bắc Triều Tiên củng cố quan hệ với Trung Quốc và ngày càng phụ thuộc vào nước này kể từ khi Bình Nhưỡng tự cô lập do đại dịch Covid. Bắc Triều Tiên cũng tăng cường quan hệ với Nga. Sau khi ủng hộ Nga xâm lược Ukraina, Bắc Triều Tiên sẵn sàng cung cấp cho Nga các thiết bị pháo, được vận chuyển theo tuyến đường sắt vừa được mở lại, nối liền hai nước, rồi sau đó, qua tuyến đường sắt xuyên Sibéria.

TT Putin cảnh báo tất cả cơ sở hạ tầng năng lượng toàn cầu gặp rủi ro sau vụ nổ đường ống Nord Stream 

Tác giả Katabella Roberts 

TT Putin cảnh báo tất cả cơ sở hạ tầng năng lượng toàn cầu gặp rủi ro sau vụ nổ đường ống Nord Stream

Tổng thống Nga Vladimir Putin tham dự cuộc họp với Tổng thống Sheikh Mohammed bin Zayed al-Nahyan của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất tại Saint Petersburg, Nga, hôm 11/10/2022. (Ảnh: Sputnik/Pavel Bednyakov/Pool qua Reuters) 


Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói rằng tất cả các cơ sở hạ tầng năng lượng trên toàn thế giới đều gặp rủi ro sau các vụ nổ trên đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 1 và 2 dưới biển Baltic hồi tháng trước (tháng Chín.) 

Hãng thông tấn Bloomberg đưa tin, nói chuyện tại một diễn đàn năng lượng ở Moscow hôm thứ Tư (12/10), nhà lãnh đạo Nga cho biết các vụ nổ tại các đường ống là một vụ tấn công khủng bố đã đặt ra “tiền lệ nguy hiểm nhất.” 

Ông nói: “Việc này cho thấy rằng bất kỳ đối tượng trọng yếu nào của cơ sở hạ tầng giao thông, năng lượng, hoặc tiện ích đều đang bị đe dọa bất kể nó nằm ở đâu hay do ai quản lý.” 

Các quan chức của cả phương Tây và Nga đang điều tra những vụ nổ đường ống dẫn quan trọng xảy ra hôm 26/09. Các quan chức Nga đã quy trách nhiệm cho các quốc gia đối địch về vụ nổ, trong khi Hoa Kỳ và các đồng minh cho rằng Nga có thể đứng sau vụ việc này. 

Trong khi đó, cố vấn tổng thống Ukraine Mykhaylo Podolyak nói rằng vụ rò rỉ “chẳng qua là một cuộc tấn công khủng bố do Nga lên kế hoạch và một hành động gây hấn nhắm đến EU,” và tuyên bố rằng Nga muốn “gây mất ổn định tình hình kinh tế ở Âu Châu và gây ra hoảng loạn trước mùa đông.” 

Hôm thứ Tư (12/10), ông Putin quy trách nhiệm cho sự phá hoại của Mỹ, Ukraine và Ba Lan gây ra thiệt hại đối với các đường ống dẫn khí đốt này, đồng thời tuyên bố rằng các quốc gia đó đã được hưởng lợi từ những vụ nổ, gây rò rỉ một lượng khí đốt rất lớn. 

Các quan chức NATO và Liên minh Âu Châu nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo vệ cơ sở hạ tầng năng lượng ở nước họ sau vụ rò rỉ đường ống dẫn, vốn xảy ra sau khi phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Nga vì nước này đã xâm lược Ukraine. 

Rò rỉ đường ống của Ba Lan

Hôm thứ Tư, nhà điều hành PERN của Ba Lan cho biết họ đã phát hiện một chỗ rò rỉ trong một đường ống dẫn nguồn cung cấp năng lượng từ Nga đến Âu Châu, gồm có Đức, Ba Lan, Belarus, Hungary, Slovakia, Cộng hòa Séc, và Áo. 

Đường ống dẫn dầu Druzhba nằm cách thành phố Plock của Ba Lan chỉ hơn 40 dặm. 

“Hiện tại nguyên nhân sự cố vẫn chưa được rõ – việc bơm nhiên liệu ở đoạn bị hư hỏng đã được ngừng ngay lập tức. Việc bơm nhiên liệu qua đoạn còn lại vẫn ổn định,” công ty cho biết trong một tuyên bố. 

Tuy nhiên, ông Mateusz Berger, đại diện của chính phủ Ba Lan về Cơ sở hạ tầng Năng lượng Chiến lược nói với hãng thông tấn Reuters rằng không có cơ sở để tin rằng vụ rò rỉ là do một hành động phá hoại gây ra và nó có thể là do ngẫu nhiên. 

“Ở đây chúng tôi có thể nói về thiệt hại do ngẫu nhiên,” ông Berger nói. “Chúng ta đang sống trong thời kỳ hỗn loạn, những ý nghĩa khác nhau đều khả dĩ, nhưng ở giai đoạn này chúng tôi không có căn cứ nào để tin vào điều đó,” ông nói thêm. 

Đầu tháng này, các quan chức Đức cho rằng việc cắt đứt dây cáp vốn cần thiết đối với mạng lưới đường sắt ở miền bắc nước này là một hành động phá hoại, nhưng không ngừng quy trách nhiệm cho Nga. 

Trong khi đó, ông Putin gợi ý rằng Nga chuyển hướng nguồn cung cấp chạy qua các đường ống Nord Stream bị hư hỏng đến Hắc Hải, từ đó thiết lập một trung tâm khí đốt ở Thổ Nhĩ Kỳ. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã nhiều lần tìm cách đóng vai trò hòa giải trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Tổng thống Nga cũng đã tuyên bố sử dụng một phần còn nguyên vẹn của Nord Stream 2 để cung cấp cho EU, mặc dù các quan chức Âu Châu đã nhanh chóng bác bỏ ý kiến ​​đó khi bang giao giữa Điện Kremlin và phương Tây tiếp tục xấu đi.

Đài Loan: Trung Quốc đang phát triển ‘chiến tranh hỗn hợp’, học hỏi kinh nghiệm từ xung đột Ukraine

Huyền Anh

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2022/10/ntdvn_1-92s.jpeg

Trực thăng quân sự Trung Quốc bay qua đảo Bình Đông, một trong những điểm gần nhất của Trung Quốc đại lục từ Đài Loan, ở tỉnh Phúc Kiến, trước cuộc tập trận quân sự ngoài khơi Đài Loan, hôm 04/8/2022. (Ảnh: Hector Retamal/AFP/Getty Images) 

Trung Quốc đang học hỏi kinh nghiệm của cuộc chiến ở Ukraine để phát triển các chiến lược “chiến tranh hỗn hợp” chống lại Đài Loan, bao gồm sử dụng máy bay không người lái và áp lực tâm lý, một quan chức an ninh cấp cao của Đài Loan cho biết hôm thứ Tư (12/10).

Đài Loan đã và đang nghiên cứu cẩn thận các bài học rút ra từ cuộc chiến Ukraine để tìm cách đáp trả nếu Trung Quốc đưa ra lời đe dọa sử dụng vũ lực để thực thi yêu sách chủ quyền của mình. Bắc Kinh luôn coi hòn đảo dân chủ là lãnh thổ của riêng mình.

Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tổ chức các cuộc tập trận quân sự xung quanh Đài Loan vào tháng 8 để đáp trả chuyến thăm Đài Bắc của Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi. Kể từ đó ĐCSTQ vẫn duy trì các hoạt động quân sự xung quanh hòn đảo nhưng với quy mô nhỏ hơn.

Phát biểu trước quốc hội, Cục trưởng Cục An ninh Quốc gia Đài Loan Trần Minh Đồng (Chen Ming-tong) cho biết Trung Quốc cũng đang để mắt đến những diễn biến tại chiến trường Ukraine.

Ông nói với các nhà lập pháp: “Năm nay, ĐCSTQ đã vay mượn kinh nghiệm của cuộc chiến Nga-Ukraine để phát triển ‘chiến tranh hỗn hợp’ chống lại Đài Loan, đồng thời tăng cường huấn luyện và chuẩn bị chiến đấu chống lại những đối thủ hùng mạnh”.

Sau cuộc tập trận hồi tháng 8, Trung Quốc đã mở rộng “vùng xám” cùng các hoạt động hỗn hợp chống lại Đài Loan. Đặc biệt, ĐCSTQ sử dụng máy bay không người lái bay gần các đảo do Đài Loan kiểm soát ngoài khơi Trung Quốc và tiến vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan, ông Trần cho hay.

Đài Loan cho biết chiến dịch chiến tranh “vùng xám” của ĐCSTQ bao gồm các chiến thuật bất thường nhằm tiêu diệt kẻ thù mà không cần mở giao tranh, như thường xuyên tiến vào vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan và buộc không quân Đài Loan phải phản ứng.

ĐCSTQ đã tung hình ảnh quân đội Đài Loan lên mạng để “vu khống” và tấn công chính phủ, ông nói khi đề cập đến video lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc vào tháng 8 về các binh sĩ Đài Loan trên các đảo ngoài khơi do máy bay không người lái quay được. Theo báo chí Mỹ, Trung Quốc đã triển khai các tàu ngầm tàng hình mới đến Hạm đội Hoa Đông, và nhiều nước cũng đang bí mật giúp Đài Loan tự chế tạo tàu ngầm. 

Những hoạt động này “nhấn mạnh rằng ĐCSTQ đã tăng cường chiến tranh nhận thức, các hoạt động trong vùng xám và các phương pháp hỗn hợp khác, tạo thành một hình thức đe dọa mới đối với an ninh quốc gia”, ông Trần nói thêm.

Văn phòng Sự vụ Đài Loan của ĐCSTQ không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận. Chính quyền Trung Quốc đã đổ lỗi cho Đài Loan về việc làm leo thang căng thẳng, với cáo buộc rằng hòn đảo đang “thông đồng” với các lực lượng nước ngoài chống lại Bắc Kinh để thúc đẩy sự độc lập chính thức của hòn đảo này.

Đài Loan đang tăng cường khả năng phòng thủ khi đối mặt với hoạt động leo thang của Trung Quốc. Tư lệnh hải quân Tưởng Chính Quốc (Chiang Cheng-kuo) cho biết, hòn đảo sẽ triển khai một thế hệ tàu khu trục mới do hạm đội 26 tàu chiến chủ lực có tuổi đời trung bình từ 20 đến 30 năm.

“Chúng tôi đang lên kế hoạch cho các tàu chiến chủ lực, nhưng trọng tải vẫn chưa được quyết định”, ông nói trong phiên họp quốc hội.

Ông Tưởng Chính Quốc cho biết những luận điệu đe dọa quân sự của ĐCSTQ đã củng cố sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ và các đồng minh dành cho Đài Loan nhằm đảm bảo rằng, những gì đã xảy ra với Ukraine sẽ không lặp lại trên eo biển Đài Loan.

Điều này sẽ nâng cao năng lực của Đài Loan trong việc đối phó với Trung Quốc và ngăn chặn “âm mưu tấn công Đài Loan của ĐCSTQ”, ông nói.

Nga gọi cuộc xâm lược Ukraine là một “hoạt động quân sự đặc biệt” nhằm giải giáp vũ khí và “phi hạt nhân hóa” nước láng giềng Ukraine.

Huyền Anh

Đại gia bất động sản Trung Quốc vỡ nợ, phải rao bán dinh thự trên ‘đất vàng’ ở Anh

Nguyễn Sơn

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2022/10/ntdvn_screen-shot-2022-10-14-at-53419-pm.jpg

Tại sao tỷ phú Trung Quốc bán ngôi nhà đắt nhất ở Anh? 

Dinh thự với 45 phòng ngủ từng thuộc sở hữu của đại gia bất động sản Hứa Gia Ấn, Chủ tịch tập đoàn bất động sản Evergrande (Trung Quốc) đang được rao bán.

Một dinh thự trị giá 227 triệu đô la Mỹ ở London đã được rao bán chỉ hai năm sau khi được bán cho một tỷ phú Trung Quốc. Tờ Financial Times cho biết dinh thự đắt giá này thuộc sở hữu của tỷ phú Trung Quốc Hứa Gia Ấn (Hui Ka-yan), người sáng lập đế chế bất động sản nổi tiếng của Trung Quốc Evergrande.

Giá trị tài sản ròng của ông Hứa đã giảm 83% kể từ tháng 7 năm 2020, theo Chỉ số tỷ phú của Bloomberg, trong bối cảnh công ty vỡ nợ khoản vay 300 tỷ USD .

Tỷ phú Hứa đã buộc phải bán bớt cổ phần cũng như các tài sản riêng để trả các khoản nợ cho công ty khi chính phủ Trung Quốc từ chối bảo lãnh cho Evergrande.

Căn biệt thự khổng lồ có 45 phòng nhìn ra công viên Hyde Park đang được rao bán trên thị trường bất động sản. Cách đây 2 năm, căn biệt thự này đã được rao bán hồi tháng 4/2020 với giá 210 triệu bảng Anh. 2-8a Rutland Gate, Knightsbridge là một dinh thự khổng lồ có khả năng trị giá tới 500 triệu bảng Anh (550 triệu đô la Mỹ) nếu được tu sửa và mở rộng. Ảnh: Wetherell

Căn nhà này được xây dựng lại từ 4 căn nhà khác nhau. Bên trong có 45 phòng ngủ, 1 phòng khách lớn, nhiều thang máy, spa, bể bơi, phòng gym, chỗ đỗ xe ngầm và cửa sổ chống đạn.

Tờ Financial Times cho rằng, ông Hứa Gia Ấn đã mua bất động sản này trong một thỏa thuận do tỷ phú Trung Quốc Cheung Chung Kiu, người sáng lập công ty bất động sản CC Land Holdings đứng đầu.

Ông Hứa Gia Ấn là Chủ tịch tập đoàn bất động sản Evergrande, Trung Quốc. Tập đoàn này đang chìm trong khủng hoảng nợ nần giữa bối cảnh thị trường bất động sản ảm đạm và giá bất động sản giảm. Để trả nợ, vị đại gia này đã phải bán nhiều bất động sản khác.

Hồi tháng 2/2022, Evergrande đã bán 4 dự án cho các công ty quốc doanh Trung Quốc để thu về 337 triệu USD và trả nợ.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét