Thứ Năm, 27 tháng 10, 2022

Thời sự đó đây ngày Thứ năm 27 tháng 10 năm 2022

Võ Thái Hà tổng hợp

Phần Lan sẽ cho phép NATO đặt vũ khí hạt nhân ở biên giới với Nga

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2022/10/im-545111.jpg

Theo báo cáo từ một tờ báo Phần Lan, vũ khí hạt nhân có thể được đặt ở Phần Lan nếu đơn xin gia nhập NATO của nước này được chấp thuận. Động thái này dự kiến sẽ chọc giận Nga.

Cả Phần Lan và Thụy Điển đều nộp đơn xin gia nhập NATO vào tháng 5 trong bối cảnh lo ngại trước việc Nga xâm lược Ukraine. Theo tờ báo Iltalehti có trụ sở tại Helsinki, dự luật liên quan đến khả năng trở thành thành viên NATO mà chính phủ Phần Lan sẽ đưa ra trước quốc hội không bao gồm bất kỳ lựa chọn từ chối vũ khí hạt nhân nào.

Phát biểu với tờ báo, các nguồn tin quốc phòng cho biết các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng Phần Lan, Pekka Haavisto và Antti Kaikkonen, đã đưa ra “cam kết” với NATO vào tháng 7 rằng họ sẽ không tìm kiếm “các hạn chế hoặc bảo lưu quốc gia” nếu đơn xin gia nhập của Helsinki được chấp nhận.


Theo Iltalehti, điều này có nghĩa là vũ khí hạt nhân của NATO có thể đi qua, hoặc được đặt trên lãnh thổ Phần Lan. Ngoài ra, không có bất kỳ hạn chế nào đối với việc thành lập các căn cứ của NATO trong nước.

Theo Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ, Mỹ đã có khoảng 100 vũ khí hạt nhân ở châu Âu, được đặt ở Bỉ, Đức, Ý, Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ.

Anh và Pháp, cả hai thành viên NATO, cũng duy trì kho vũ khí hạt nhân độc lập của riêng mình.

Đầu tháng này, chính phủ Ba Lan cho biết họ đã tổ chức các cuộc thảo luận với chính phủ Hoa Kỳ về việc lưu trữ vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ, mặc dù điều này chưa được Washington xác nhận.

Theo trang web NATO, liên minh này là một “liên minh hạt nhân”, sử dụng kho vũ khí hạt nhân của mình để “gìn giữ hòa bình, ngăn chặn các hành vi chèn ép và xâm lược.”

Tầm quan trọng của một biện pháp răn đe hạt nhân đã được khẳng định trong Khái niệm chiến lược năm 2022 của NATO, được liên minh này thông qua tại hội nghị thượng đỉnh ở Madrid vào tháng 6.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã hoan nghênh các đơn xin gia nhập từ Phần Lan và Thụy Điển vào tháng 5, mô tả động thái này là một “thời điểm lịch sử” đối với liên minh.

Đơn xin gia nhập NATO của Phần Lan và Thụy Điển đã được quốc hội của 28 trong số 30 quốc gia thành viên của liên minh thông qua, trong đó Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ là hai nước duy nhất còn lại chưa bỏ phiếu về vấn đề này.

Trở ngại chính là ở Thổ Nhĩ Kỳ, khi Ankara cho biết họ sẽ chỉ chấp thuận các thành viên mới nếu họ kiềm chế được lực lượng ly khai người Kurd, vốn bị coi là khủng bố.

Phát biểu ngày 1/10, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cho biết: “Chúng tôi sẽ duy trì lập trường nguyên tắc và kiên quyết về vấn đề này cho đến khi những lời hứa với đất nước chúng tôi được thực hiện”.

NATO hiện đang tiến hành cuộc tập trận hạt nhân mang tên “Steadfast Noon”, bắt đầu từ ngày 17/10 cho đến ngày 30/10.

Cuộc tập trận có sự tham gia của khoảng 60 máy bay, bao gồm cả máy bay ném bom B-52 của Mỹ có khả năng mang vũ khí hạt nhân.

Lê Vy (theo Newsweek)

ASEAN kiên quyết duy trì “Đồng thuận 5 điểm” nhằm giải quyết khủng hoảng Miến Điện

Cuộc họp các ngoại trưởng ASEAN ở Jakarta, Indonesia, ngày 27/10/2022. REUTERS - POOL 

Ngoại trưởng Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN ) hôm nay, 27/10/2022, đã cam hết sẽ “quyết tâm hơn nữa” trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị ở Miến Điện. ASEAN vẫn ủng hộ bản kế hoạch hòa bình “Đồng thuận 5 điểm” đã đồng ý với Naypyidaw, cho dù một số nước đã bày tỏ lo ngại trước việc tập đoàn quân sự Miến Điện không tuân thủ kế hoạch này. 

Phát biểu sau cuộc họp khẩn  tại Jakarta, ông Prak Sokhonn ngoại trưởng của Cam Bốt, nước hiện là chủ tịch luân phiên của ASEAN, đã khẳng định: “ASEAN không nản lòng, mà còn quyết tâm hơn nữa để giúp Miến Điện tìm ra một giải pháp hòa bình”.

Theo hãng tin Pháp AFP, các ngoại trưởng ASEAN đã tái khẳng định cam kết của họ đối với kế hoạch 5 điểm, được đề xuất lần đầu tiên vào tháng 4 năm 2021, yêu cầu chấm dứt bạo động, mở đối thoại giữa các bên và cho phép một đặc phái viên ASEAN đến Miến Điện để hỗ trợ đối thoại.

Tuy nhiên, theo hãng tin Anh Reuters, trong một cuộc họp báo sau hội nghị, lãnh đạo ngành ngoại giao Indonesia Retno Marsudi cho biết các ngoại trưởng ASEAN cũng “bày tỏ nỗi quan ngại và thất vọng về việc không có tiến bộ đáng kể nào trong việc thực hiện Đồng thuận 5 điểm”.

Bất chấp các phản ứng quan ngại và cố gắng can thiệp từ phía ASEAN, mà Miến Điện là thành viên, tình hình đã không hề được cải thiện. Miến Điện đã rơi vào hỗn loạn kể từ sau cuộc đảo chính quân sự vào tháng 2/2021. Theo một tổ chức theo dõi tình hình nhân quyền ở Miến Điện, đã có hơn 2.300 người bị thiệt mạng trong những cuộc đàn áp tàn bạo của quân đội Miến Điện nhắm vào những người chống đảo chính.

Mỹ lên án tập đoàn quân sự Miến Điện 

Trước ngày mở ra cuộc họp tại Jakarta, Hoa Kỳ đã lên tiếng thúc giục ASEAN có hành động mạnh mẽ trên hồ sơ Miến Điện. Phát biểu tại Washington, ông Daniel Kritenbrink, phụ trách vùng Đông Á trong bộ Ngoại Giao Mỹ, đã lên án việc tập đoàn quân sự cầm quyền tại Miến Điện đang “phá hủy hoàn toàn tất cả những tiến bộ đạt được trong thập niên qua” khi quốc gia Đông Nam Á này chuyển đổi sang nền dân chủ.

Theo nhà ngoại giao Mỹ, Washington rất “tôn trọng” ASEAN, nhưng gần đây, nhiều quan chức Mỹ đã phải bày tỏ thái độ thất vọng trước sự thiếu tiến bộ của Miến Điện trong việc đáp ứng lời kêu gọi của khối Đông Nam Á chấm dứt bạo lực và tăng cường đối thoại.

Vào tháng 7 vừa qua, ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã cho rằng khối ASEAN phải buộc chính quyền Miến Điện chịu trách nhiệm về tình hình hiện nay, nhưng lấy làm tiếc là “chưa thấy được các chuyển biến tích cực theo hướng đó."

Lãnh đạo tập đoàn quân sự Miến Điện, tướng Min Aung Hlaing sẽ không được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Cam Bốt  vào tháng 11 tới đây, năm thứ hai liên tiếp. Ngoại trưởng Miến Điện Wunna Maung Lwin đã bị loại khỏi các cuộc họp cấp bộ trưởng.

Tỉ lệ công chúng chấp thuận ông Biden giảm xuống còn 39% 

27/10/2022 

Reuters 

Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Tổng thống Mỹ Joe Biden. 

Tỉ lệ công chúng tán thành Tổng thống Joe Biden đã xuống gần mức thấp nhất trong nhiệm kỳ của ông trong khi chỉ còn nửa tháng nữa sẽ diễn ra bầu cử giữa kỳ mà qua đó sẽ định hình nửa nhiệm kỳ còn lại, theo một cuộc thăm dò ý kiến của Reuters/Ipsos hoàn tất hôm 25/10.

Cuộc thăm dò trên toàn quốc kéo dài hai ngày cho thấy 39% người Mỹ chấp thuận cách làm việc của ông Biden, thấp hơn một điểm phần trăm so với một tuần trước đó.

Việc mất điểm của ông Biden đang thúc đẩy quan điểm rằng đảng Cộng hòa sẽ giành quyền kiểm soát Hạ viện và có thể là cả Thượng viện sau cuộc bầu cử giữa kỳ vào ngày 8 tháng 11. Chỉ cần kiểm soát một viện ở Quốc hội, phe Cộng hòa cũng đủ sức để đình trệ chương trình lập pháp của ông Biden.

Nhậm chức vào tháng 1 năm 2021 giữa đại dịch COVID-19, nhiệm kỳ của ông Biden được đánh dấu bằng những vết sẹo kinh tế của cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu, bao gồm cả lạm phát tăng vọt. Năm nay, tỷ lệ công chúng chấp thuận ông đã giảm xuống mức thấp nhất là 36% vào tháng Năm và tháng Sáu.

Trong cuộc thăm dò của Reuters/Ipsos tuần này, một phần ba số người được hỏi cho biết kinh tế là vấn đề lớn nhất của đất nước, một tỷ lệ lớn hơn nhiều so với tỷ lệ cứ 10 người thì 1 người nói tội phạm là vấn đề lớn nhất của đất nước. Cứ 20 người thì có 1 người cho rằng việc chấm dứt quyền phá thai là vấn đề lớn nhất.

Cuộc thăm dò, được thực hiện trực tuyến bằng tiếng Anh trên khắp Hoa Kỳ, thu thập phản hồi từ 1.005 người lớn, trong đó có 447 đảng viên Dân chủ và 369 đảng viên Cộng hòa.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình: Sẵn sàng làm việc với Hoa Kỳ vì lợi ích chung 

27/10/2022 

VOA Tiếng Việt 

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại hội Đảng Cộng sản TQ ở Bắc Kinh hôm 23/10/2022.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại hội Đảng Cộng sản TQ ở Bắc Kinh hôm 23/10/2022. 

Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết Trung Quốc sẵn sàng làm việc với Hoa Kỳ để tìm cách làm cho hai nước hòa hợp với nhau vì lợi ích của cả hai nước, truyền hình nhà nước Trung Quốc đưa tin hôm thứ Năm 27/10, trước thềm cuộc gặp có thể diễn ra giữa ông Tập Cận Bình và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden ở Indonesia.

Với tư cách là hai cường quốc, Trung Quốc và Hoa Kỳ nên tăng cường giao tiếp và hợp tác để giúp mang lại sự ổn định cho thế giới, ông Tập phát biểu tại một sự kiện của Ủy ban Quốc gia về Quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc hôm 26/10.

Hai nước này đã có những mâu thuẫn về chính sách của Trung Quốc đối với Đài Loan, mối quan hệ của Trung Quốc với Nga và gần đây là những nỗ lực của Hoa Kỳ trong việc ngăn chặn các công ty bán dẫn của họ bán công nghệ cho các công ty Trung Quốc.

Mới đây, Trung Quốc đã vô cùng tức tối về một loạt các chuyến thăm của các nhà lập pháp Hoa Kỳ tới Đài Loan. Trung Quốc nói rằng Hoa Kỳ đang phát ra "những tín hiệu nguy hiểm" về hòn đảo có chính quyền dân chủ, mà Trung Quốc tuyên bố là lãnh thổ của họ.

Ông Tập vừa giành thêm nhiệm kỳ thứ ba là lãnh đạo Đảng Cộng sản cầm quyền, một sự kiện đặc biệt. Ông và đảng của mình quản trị nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Ông đã lên án sự can thiệp của nước ngoài đối với Đài Loan và gần đây nói rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ từ bỏ quyền sử dụng vũ lực đối với hòn đảo.

Hôm 26/10, ông Biden phát biểu rằng "Hoa Kỳ không mong có xung đột với Trung Quốc".

Chính quyền Hoa Kỳ, sau khi ông Tập nắm chắc nhiệm kỳ thứ ba vào cuối tuần qua, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giữ các đường dây liên lạc cởi mở với Trung Quốc.

Ông Tập và ông Biden dự kiến sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 tại Bali, Indonesia vào tháng 11, nhưng chưa có thông tin chính thức nào về khả năng diễn ra cuộc gặp giữa hai ông.

(Reuters)

Các nước đang không thể đáp ứng được các cam kết khí hậu của mình

Theo báo cáo được công bố hôm thứ Tư trước thềm hội nghị thượng đỉnh COP27 của Liên Hợp Quốc tại Ai Cập vào tháng 11. Cơ quan khí hậu của LHQ cho biết chỉ 24 trên 193 quốc gia tăng mục tiêu chống biến đổi khí hậu trong năm nay dù tất cả đều đã hứa trước đó. Nếu các quốc gia đều thực hiện tốt cam kết hiện tại, thế giới vào năm 2100 sẽ ấm hơn khoảng 2,5°C so với mức tiền công nghiệp. Trong khi đó, tạp chí y khoa Lancet cho thấy biến đổi khí hậu sẽ dẫn đến nguy cơ sức khỏe cao hơn vì làm gia tăng nạn đói, các bệnh liên quan đến nắng nóng và bệnh truyền nhiễm. Các trường hợp tử vong do nắng nóng ở người trên 65 tuổi đã tăng 2/3 trong 20 năm qua.

Chính phủ mới của Anh hoãn công bố dự thảo ngân sách 

Một dự thảo sẽ phải tiết kiệm ít nhất 40 tỷ bảng Anh (46 tỷ đô la) — cho đến ngày 17 tháng 11. Trong khi đó, người đứng đầu Văn phòng Quản lý Nợ Robert Stheeman đã nói trước nghị viện rằng nguyên nhân dẫn đến tình trạng hỗn loạn trên thị trường trái phiếu vừa qua “không có gì nghi ngờ” là do yếu tố trong nước – chứ không phải chấn động toàn cầu như lời một số bộ trưởng.

Kinh tế Mỹ tăng trưởng trong quý ba

Dữ liệu công bố vào thứ Năm dự kiến sẽ cho thấy GDP Mỹ tăng khoảng 3% theo năm trong quý ba, đánh dấu sự phục hồi mạnh sau hai quý đầu đều suy thoái. Đây chắc chắn là tin tốt cho đảng Dân chủ và Joe Biden khi chỉ còn chưa đầy hai tuần nữa là đến cuộc bầu cử giữa kỳ, ngay cả khi họ đứng trước nguy cơ thất bại lớn.

Nhưng nếu nhìn kĩ, bức tranh kinh tế sẽ không còn quá lạc quan. Về mặt công thức, nhập khẩu mạnh chính là lực cản lên GDP vào đầu năm. Gần đây, nhập khẩu đã suy yếu khi nhu cầu trong nước chậm đi. Điều này làm cho tăng trưởng GDP trông có vẻ mạnh hơn vì ít đô la Mỹ bị chuyển ra nước ngoài hơn. Dù không có nghĩa Mỹ đang suy thoái, nó vẫn cho thấy các động lực kinh tế đã phần nào chậm đi.

Davos tiếng Nga khai mạc

Hội nghị Valdai bắt đầu từ năm 2004 như một phiên bản tiếng Nga của diễn đàn Davos vốn có quy mô toàn cầu. Nhiệm vụ của nó chủ yếu là thuyết phục giới tinh hoa phương Tây đầu tư vào Nga. Nhưng đó là ngày xưa. Khi tổng thống Vladimir Putin phát biểu tại sự kiện ở Moscow vào thứ Năm, ông sẽ tấn công phương Tây và nói về sự sụp đổ của họ.

Năm ngoái, ông Putin đã chiêu đãi những người tham dự bằng một cuộc thảo luận kéo dài 3 giờ, trong đó ông phê phán chủ nghĩa tự do phương Tây và ca ngợi các nhà triết học dân tộc chủ nghĩa của Nga. Năm nay sẽ không khác. Chủ đề của hội nghị, “Một thế giới hậu bá quyền: An ninh và Công lý cho Mọi người,” cũng chính là trọng tâm tuyên truyền của Nga, theo đó cuộc chiến của Putin ở Ukraine là nỗ lực giải phóng thế giới khỏi sự thống trị của phương Tây. Các câu hỏi có phê duyệt trước của khán giả sẽ không làm ông khó chịu. Trong một bản rò rỉ cho truyền thông Ukraine, câu hỏi đầu tiên là liệu ông Putin có đồng ý “rằng hệ tư tưởng của nhà nước Nga là hệ tư tưởng về chiến thắng của Nga” hay không.

Chính sách tiền tệ châu Âu trở nên vô cùng phức tạp

Các lãnh đạo Ngân hàng Trung ương Châu Âu ECB sẽ nhóm họp tại Frankfurt vào thứ Năm để quyết định mức tăng lãi suất. Đây là một quyết định khó khăn khi ba chỉ số kinh tế quan trọng đều hướng về các hướng khác nhau.

Con số quan trọng nhất, tỷ lệ lạm phát của khu vực đồng euro, đã tăng lên 9,9% trong tháng 9, cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% của ngân hàng. Nó cho thấy cần tăng mạnh lãi suất. Nhưng dữ liệu niềm tin kinh tế cho thấy một cuộc suy thoái đang diễn ra, đặc biệt là ở Đức vốn bị thiếu khí đốt. Và suy thoái thì cần phải giảm lãi suất.

Chỉ số cuối cùng là tăng trưởng tiền lương. Người sử dụng lao động và người lao động hầu hết có các thỏa thuận vừa phải, do đó không có lý do gì phải tăng lãi suất. Ví dụ, ngành công nghiệp hóa chất Đức tăng tiền lương lên 3,25% và đưa ra các khoản thưởng để bù đắp cho lạm phát. Với việc giá năng lượng giảm nhờ mùa thu năm nay ấm hơn, ECB có thể sẽ nhẹ tay vào lần này, và tăng lãi suất ở mức thấp hơn con số 0,75 điểm phần trăm như nhiều người dự đoán.

Hoa Kỳ cam kết bảo vệ các đồng minh châu Á bằng vũ khí hạt nhân

https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2022/10/hoa-ky-dong-minh-chau-a-700x366.jpg

Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản và Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ tham gia một cuộc họp báo chung sau cuộc họp ba bên của họ vào thứ Tư, ngày 26 tháng 10 năm 2022, tại nhà khách Iikura ở Tokyo (Ảnh AP) 

Theo hãng tin AP, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ, bà Wendy Sherman hôm thứ Ba cho biết quân đội nước này sẽ tung toàn bộ kho vũ khí, kể cả vũ khí hạt nhân, để bảo vệ Hàn Quốc và Nhật Bản nếu đồng minh bị tấn công. Bà Sherman cũng đã lên án Triều Tiên vì các vụ thử vũ khí gây nguy hiểm và bất ổn trong khu vực.

Các quan chức từ Hoa Kỳ và các đồng minh châu Á, Nhật Bản và Hàn Quốc nghi ngờ Triều Tiên đang chuẩn bị cho một vụ thử hạt nhân, và các thứ trưởng ngoại giao của ba nước hôm thứ Tư cho biết phản ứng chung của họ sẽ là “quyết định”.

Cho Hyundong, Thứ trưởng Ngoại giao thứ nhất của Hàn Quốc, cho biết ba bên đang tăng cường hợp tác quốc phòng để ngăn chặn khả năng Triều Tiên sử dụng vũ khí nguyên tử.

Chính sách hạt nhân mới của Triều Tiên đang “tạo ra căng thẳng nghiêm trọng trên Bán đảo Triều Tiên”, ông Cho nói trong một cuộc họp báo chung sau cuộc hội đàm với Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman và Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Takeo Mori.

Ngoài hàng loạt vụ thử vũ khí và phô diễn sức mạnh quân sự để đáp trả những cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Hàn Quốc, Triều Tiên mới đây đã thực hiện một cuộc diễn tập mô phỏng việc nạp đầu đạn hạt nhân chiến thuật để kiểm tra tình trạng sẵn sàng của chúng.

Hôm 26 tháng 10, quân đội Hàn Quốc đã tiến hành tập trận đổ bộ để răn đe chính quyền Bình Nhưỡng. Cuộc tập trận đã huy động khoảng 6.000 binh sĩ thuộc hải quân và thủy quân lục chiến, cùng khoảng 40 phương tiện đổ bộ, 50 máy bay và 10 tàu quân sự, trong đó có tàu tấn công đổ bộ ROKS Dokdo.

Cùng ngày, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng cảnh báo rằng họ sẽ đáp trả ở quy mô “chưa từng thấy” nếu Triều Tiên tiến hành vụ thử bom hạt nhân lần thứ 7.

Chuyên gia: Eo biển Đài Loan đã trở thành cuộc chiến riêng của ông Tập Cận Bình

Huyền Anh

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2022/10/ntdvn_1-99a.jpeg

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bỏ phiếu tại lễ bế mạc Đại hội 20 ngày 22/10/2022 ở Bắc Kinh, Trung Quốc. (Ảnh: Lintao Zhang/Getty Images) 

Hôm 25/10, Ông Akio Yaita, Giám đốc chi nhánh Đài Bắc (Đài Loan) của tờ báo Nhật Bản Sankei Shimbun cho hay, sau Đại hội 20, cuộc chiến ở eo biển Đài Loan đã trở thành cuộc chiến riêng của ông Tập Cận Bình. Do đó, việc Trung Quốc có tấn công hòn đảo hay không còn phụ thuộc vào “tâm trạng” của ông Tập. Ông Akio Yaita cũng đề xuất người dân Đài Loan nên tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế và cho ông Tập biết cái giá phải trả của việc tấn công Đài Loan.

Ông Akio Yaita, Giám đốc chi nhánh Đài Bắc của tờ báo Nhật Bản Sankei Shimbun đã phân tích tình hình ở eo biển Đài Loan trên Facebook vào ngày 25/10. Ông tin rằng, căng thẳng ở hai bờ eo biển Đài Loan đã xuất hiện sau khi bế mạc Đại hội 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình loại bỏ tất cả những người bất đồng chính kiến trong nội bộ đảng, thì việc ĐCSTQ có tấn công Đài Loan hay không còn phụ thuộc vào “tâm trạng” của ông Tập. Ông Akio Yaita cũng chỉ ra rằng, người dân Đài Loan bây giờ nên bày tỏ với cộng đồng quốc tế và ĐCSTQ một ý chí rõ ràng là “không bao giờ nhượng bộ”, tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế và cho ông Tập biết cái giá phải trả của việc tấn công Đài Loan.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ đã kết thúc tại Bắc Kinh vào tuần trước, chứng kiến ông Tập Cận Bình tái đắc cử vị trí Tổng Bí thư ĐCSTQ lần thứ ba. Về vấn đề Đài Loan, ông Tập nhấn mạnh rằng ông “sẽ không bao giờ hứa từ bỏ sử dụng vũ lực”.

Đề cập đến vấn đề này, ông Akio Yaita đã đăng bài phân tích trên Facebook, nói rằng, “Sau khi ông Tập Cận Bình thanh trừng tất cả những người bất đồng chính kiến trong nội bộ đảng tại Đại hội 20, cuộc chiến ở eo biển Đài Loan đã trở thành cuộc chiến riêng của ông Tập Cận Bình. Việc Trung Quốc có tấn công Đài Loan hay không còn tùy thuộc vào tâm trạng của ông Tập. Còn tâm trạng của ông ấy ra sao thì từ bên ngoài khó mà phân tích được”.

Lấy tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin về cuộc xâm lược Ukraine làm ví dụ. Ông Akio Yaita tin rằng, ngay cả khi đó là “một cuộc chiến không có cơ hội chiến thắng”, nhà độc tài vẫn sẽ đưa ra những đánh giá sai lầm về mặt chiến lược.

Ông Akio Yaita cũng tóm tắt khả năng ĐCSTQ xâm lược Đài Loan trong 12 từ: “động cơ mạnh mẽ, năng lực không đủ và hậu quả nghiêm trọng”. Ông phân tích rằng, trong 70 năm qua kể từ khi các nhà lãnh đạo ĐCSTQ phân chia và cai trị hai bờ eo biển Đài Loan, chắc hẳn họ phải thực hiện nhiều đánh giá, và đi đến kết luận cuối cùng là “tấn công Đài Loan sẽ mang lại tổn thất”. Kết quả là ĐCSTQ không sử dụng vũ lực với hòn đảo cho đến ngày nay.

Ông nói thêm rằng, trong 5 đến 10 năm tới, trước khi ông Tập Cận Bình bước sang tuổi 80, “tình hình này sẽ không thay đổi nhiều”.

Về chiến lược quân sự thống nhất Đài Loan của ĐCSTQ, ông Akio Yaita tin rằng ý tưởng của ông Tập là “tiến hành một trận chiến quyết định trong ngắn hạn”. Nhưng xét về sức mạnh quân sự hiện tại của Trung Quốc, nếu phải vận chuyển hàng trăm vạn quân qua eo biển Đài Loan trong thời gian ngắn thì sẽ vấp phải sự chống trả quyết liệt của quân đội Đài Loan. Do đó, rất khó để  lực lượng quân sự Trung Quốc đổ bộ vào lãnh thổ Đài Loan.

“Ngay cả khi một phần nhỏ quân Trung Quốc đổ bộ thành công cũng sẽ gặp phải những vấn đề nghiêm trọng về nguồn cung khí tài và lương thực. Khi cuộc chiến bị trì hoãn và chuyển thành một cuộc chiến tiêu hao, Trung Quốc cũng sẽ bị cộng đồng quốc tế trừng phạt nghiêm khắc. Đây sẽ là một “thảm họa khôn lường” đối với nền kinh tế Trung Quốc.

Ông Akio Yaita cũng cảnh báo rằng, Đài Loan không được thực hiện bất kỳ “hành động nguy hiểm” nào để gây chiến với ông Tập trong giai đoạn này. Ông đề cập đến việc một số người ở Đài Loan hiện đang hô vang khẩu hiệu “yêu hòa bình và phản đối chiến tranh”.

“Đây là một động thái nguy hiểm rất có thể khiến ông Tập Cận Bình đưa ra những đánh giá sai lầm về mặt chiến lược”, ông nói.

Ông tin rằng, “Điều Đài Loan cần làm bây giờ là thể hiện rõ ràng ý chí ‘không bao giờ nhượng bộ’ để giành được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, đồng thời cho ông Tập Cận Bình thấy rõ rủi ro và cái giá phải trả khi tấn công Đài Loan”.

Theo nguồn tin của hãng Thông tấn Trung ương Đài Loan, hôm 26/10, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ngô Chiêu Nhiếp (Wu Zhaoxie) đã chỉ ra rằng, sau đại hội 20, các mối đe dọa an ninh đối với Đài Loan sẽ chỉ gia tăng, và hòn đảo có thể sẽ phải đối mặt với nhiều áp lực hơn nữa từ Trung Quốc. Ngoài ra, ông Ngô Chiêu Nhiếp cũng đề cập rằng, sau Đại hội 20, cộng đồng quốc tế có cái nhìn tiêu cực về Trung Quốc. Đây cũng là cơ hội để Đài Loan thiết lập mối quan hệ hữu nghị với cộng đồng quốc tế và mở rộng sức mạnh ủng hộ của họ dành cho Đài Loan.

Trong cuộc phỏng vấn với hãng tin NEW 1 của Hàn Quốc hôm 25/10, ông Ngô Chiêu Nhiếp cho biết: chính phủ ông Biden đã nhiều lần lặp lại cam kết an ninh đối với Đài Loan theo “Đạo luật Quan hệ Đài Loan” (Taiwan Relations Act) và “6 đảm bảo” (Six Assurances), cũng như khẳng định sự ủng hộ “vững chắc” của Mỹ đối với Đài Loan.

Đồng thời, ông Ngô Chiêu Nhiếp kêu gọi cộng đồng quốc tế lên án sự đe dọa của Trung Quốc đối với Đài Loan để bảo vệ một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở.Huyền Anh

Chiến tranh Ukraina : Nga dọa « tấn công » vệ tinh thương mại của Mỹ và đồng minh

27/10/2022

Ảnh minh họa : Một vệ tinh địa tĩnh. © Wikimedia. ESA, Cơ quan Không gian Châu Âu. 

Hãng tin Nga Tass hôm nay, 27/10/2022, trích dẫn một quan chức cao cấp trong bộ Ngoại Giao Nga cho biết các vệ tinh thương mại của Hoa Kỳ và đồng minh có thể « là những mục tiêu chính đáng » để tấn công, nếu Mỹ và phương Tây các vệ tinh này để yểm trợ Ukraina. 

Phát biểu trước Ủy ban giải trừ vũ khí của Liên Hiệp Quốc, ông Konstantin Vorontsov, phó Cục trưởng Cục kiểm soát vũ khí bộ Ngoại Giao Nga, khẳng định « vệ tinh thương mại của phương Tây nhằm hỗ trợ Ukraina trong chiến tranh là những mục tiêu chính đáng để tấn công », vì đây là một mối « nguy hiểm ». Theo ông, sử dụng vệ tinh thương mại vào mục đích quân sự cho Ukraina là một hành vi mang tính « khiêu khích ». Konstantin Vorontsov nói tới việc Mỹ và các đồng minh huy động thiết bị không gian phục vụ trong lĩnh vực dân sự và thương mại vào các cuộc xung đột vũ trang.

Lo ngại gia tăng tại khu nhà máy điện hạt nhân Zaporijjia

Về tình hình chiến sự Ukraina, khu vực chung quanh thủ đô Kiev đêm qua, rạng sáng nay tiếp tục bị oanh kích. Tổng thống Zelensky tối qua cũng thông báo « chiến sự diễn ra rất ác liệt » gần thành phố Bakhmut, vùng Donetsk, miền đông Ukraina.

Sáng nay, chính quyền Crimée do Nga dựng lên báo động nhà máy điện Balaklava tại vùng này bị tấn công bằng drone, nhưng không bị nhiều thiệt hại.

Liên quan đến nhà máy điện  Zaporijjia tại thành phố Energoda ở miền nam, lãnh đạo Cơ Quan Năng Lượng Nguyên Tử Quốc Tế, Rafael Grossi, chiều nay một lần nữa sẽ dự cuộc họp của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc và sẽ kêu gọi thiết lập một vùng an toàn chung quanh nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu này. Nga thì vẫn cáo buộc Ukraina tấn công nhà máy điện hạt nhân. Thông tín viên RFI Anissa El Jabri đã đến được sát gần nhà máy hiện do Nga kiểm soát:

« Báo động tối đa, còn hơn cả tại Kherson. Càng đến gần Energodar, các trạm kiểm soát càng nhiều. Ở vùng đồng bằng, trước khi vào đến thành phố, cứ mỗi ngã tư lớn đều có khoảng hơn một chục người lính. Xe cộ chỉ được đi qua một cách nhỏ giọt. Chỉ cần một dấu hiệu khả nghi nào đó là người ta bắt mở cốp xe để khám.

Energodar và nhà máy điện hạt nhân được kiểm soát ở mức độ rất cao. Alexander Gennadievich, quan chức Nga đặc trách cả về hành chính lẫn quân sự tại Energodar, cho biết:  ‘Do các sinh hoạt của cả thành phố xoay quanh nhà máy điện hạt nhân Zaporijjia, cho nên an ninh không chỉ phải được được duy trì ở mức cao nhất, mà phải là ưu tiên tuyệt đối’..

Văn phòng của ông được đặt trong một tòa nhà mà mặt tiền đã bị trúng đạn. Ông nói tiếp : ‘Ở đây ai cũng biết, nhà máy điện hạt nhân Zaporijjia phải được bảo vệ trong những điều kiện đặc biệt. Các chuyên viên sống và làm việc ở thành phố này trong một khu vực được đặt biệt theo dõi. Từ ngày 13/07/2022, thành phố cũng như nhà máy điện hạt nhân đã bị quân Ukraina oanh kích. Hiếm có đêm nào chúng tôi được ngủ yên’.

Chúng tôi được hướng dẫn đến gần nhà máy, nhưng vẫn cách xa khoảng chừng 200 mét. Một vành đai an toàn ghi rõ : 'Coi chừng trúng mìn'. Trong khu vực này chỉ có xe buýt chở nhân viên của nhà máy điện hạt nhân mỗi lần đổi ca. Rời nhà máy, họ trở về những căn hộ thường xuyên bị mất điện, có khi mất điện suốt 5 ngày vào lúc mùa đông đang đến. Tại các siêu thị, thì có thịt, trứng và sữa, nhưng giá cao gấp ba lần so với trước đây, theo lời dân cư trong vùng. Ở cổng vào Energodar, có một tấm biển thật to ‘chào mừng bạn đến với một trong những thành pố hạt nhân của Nga’ »


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét