Thứ Năm, 5 tháng 1, 2023

Lê Hồng Hiệp - Tốc độ tăng trưởng GDP cao che khuất các khó khăn kinh tế của Việt Nam

Song ngữ Việt Anh

https://nghiencuuquocte.org/wp-content/uploads/2023/01/Vietnam-economy.jpg

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Việt Nam đã ghi nhận sự phục hồi kinh tế vững chắc trong năm 2022, với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng trưởng 8,0%, tốc độ nhanh nhất trong 25 năm qua. Mặc dù đây là một thành tựu đáng ghi nhận và đáng khích lệ của đất nước sau hai năm tăng trưởng chậm chạp vì đại dịch Covid-19, nhưng nếu nhìn kỹ hơn, chúng ta có thể thấy Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi các khó khăn.

Tốc độ tăng trưởng GDP cao có thể được giải thích bởi một số nguyên nhân. Mức nền thấp trong năm 2021 — khi nền kinh tế chỉ tăng trưởng 2,6%, mức thấp nhất kể từ khi Việt Nam bắt đầu cải cách kinh tế vào cuối những năm 1980 — là một lý do rõ ràng. Các chuyên gia cũng đã đề cập tới các lý do khác, chẳng hạn như tiêu dùng trong nước mạnh mẽ, hoạt động xuất khẩu khả quan, và giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được cải thiện.

Cụ thể, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam năm 2022 đạt 240,2 tỷ USD, tăng 19,8% so với năm 2021 và tăng 15% so với mức trước đại dịch năm 2019. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam cũng tăng 10,6%, ước đạt 371 tỷ USD. Điều này giúp tổng kim ngạch thương mại hai chiều của Việt Nam năm 2022 lên tới hơn 730 tỷ USD. Trong khi đó, các nhà đầu tư nước ngoài đã giải ngân 22,4 tỷ USD trong năm 2022 để thực hiện các dự án tại Việt Nam, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2021 và là tỷ lệ cao nhất trong 5 năm qua, cho thấy Việt Nam đang được hưởng lợi từ nỗ lực của các nhà đầu tư quốc tế trong việc đa dạng hóa cơ sở sản xuất ra ngoài Trung Quốc.


Tốc độ tăng trưởng GDP ấn tượng đã trở thành tin hàng đầu trên hầu hết các trang báo trong nước và được các phương tiện truyền thông quốc tế đưa tin rộng rãi sau khi số liệu được Tổng cục Thống kê công bố vào ngày 29 tháng 12. Tuy nhiên, phản ứng của độc giả đối với thông tin này và các báo cáo khác được thực hiện bởi các phương tiện truyền thông đã vẽ nên một bức tranh khá khác biệt.

Ví dụ, trong cùng bài viết xuất bản ngày 30 tháng 12 nhằm giải thích về mức tăng trưởng GDP mạnh mẽ của Việt Nam trong năm 2022, VnExpress, trang tin được đọc nhiều nhất tại Việt Nam, cũng thực hiện một cuộc khảo sát, hỏi độc giả liệu thu nhập của họ tăng, giảm, hay giữ nguyên trong năm 2022. 58 phần trăm trong số 5.672 người tham gia khảo sát (tính đến ngày 3 tháng 1) cho biết thu nhập của họ giảm, 21% cho biết thu nhập không đổi, và chỉ 21% cho biết thu nhập của họ tăng trong năm 2022.

Thật thú vị khi những câu trả lời ảm đạm như vậy có thể được lý giải phần nào bởi hai bài viết khác được hiển thị bên dưới bài viết trên. Bài viết đầu tiên kể về việc các nhà đầu tư Việt Nam trong lĩnh vực bất động sản, dù có khởi đầu đầy hứa hẹn vào đầu năm 2022, nhưng đã phải chịu “lỗ sốc” vào cuối năm do giá bất động sản giảm. Bài thứ hai mô tả một tình huống khó khăn tương tự tại các công ty may mặc của Việt Nam. Họ đã thu được lợi nhuận tốt vào đầu năm nhờ nhu cầu mở rộng ở các thị trường phương Tây, nhưng lại không có đủ đơn hàng để duy trì hoạt động trong nửa cuối năm. Hai câu chuyện này cũng giúp mô tả cô đọng những thách thức kinh tế mà Việt Nam hiện đang phải đối mặt.

Bắt đầu từ tháng 3/2022, Việt Nam tiến hành một chiến dịch làm trong sạch thị trường trái phiếu doanh nghiệp vốn đã mở rộng quá mức trong 5 năm qua và tạo ra rủi ro đáng kể cho hệ thống tài chính. Ngoài việc đưa ra các yêu cầu cao hơn đối với các đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp mới và truy tố chủ sở hữu của một số tổ chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp lớn như Tân Hoàng Minh và Vạn Thịnh Phát vì đã sử dụng sai mục đích số tiền thu được từ trái phiếu, chính phủ cũng đã yêu cầu hầu hết các tổ chức phát hành trái phiếu lớn giảm nợ bằng cách mua lại trái phiếu trước hạn để thanh toán cho các ngân hàng và trái chủ.

Điều này, cùng với lãi suất tăng và room tín dụng bị thắt chặt do nỗ lực của ngân hàng trung ương nhằm kiềm chế lạm phát và hỗ trợ đồng nội tệ, đã dẫn đến tình trạng “đói vốn” nghiêm trọng. Bị ảnh hưởng nhiều nhất là lĩnh vực bất động sản và năng lượng tái tạo, nơi các doanh nghiệp phải phụ thuộc vào trái phiếu và các khoản vay ngân hàng để tài trợ cho các dự án của họ. Tuy nhiên, các công ty trong các lĩnh vực khác cũng bị ảnh hưởng vì họ không thể phát hành trái phiếu hoặc tiếp cận các khoản vay ngân hàng để hỗ trợ hoạt động của mình. Một số doanh nghiệp đã phải bán bớt tài sản để mua lại trái phiếu. Nhiều doanh nghiệp khác phải thu hẹp quy mô hoạt động, hoặc thậm chí đóng cửa, dẫn đến tình trạng sa thải hàng loạt, đặc biệt là trong ngành bất động sản.

Tình hình càng khó khăn hơn khi cuộc xâm lược Ukraine của Nga hồi tháng 2 năm 2022 và các biện pháp trừng phạt sau đó của phương Tây đối với Nga đã khiến giá lương thực và năng lượng tăng vọt, dẫn đến tỷ lệ lạm phát cao trên khắp thế giới. Do đó, nhu cầu toàn cầu đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam bị thu hẹp, khiến các nhà máy phải giảm lương hoặc sa thải nhân viên. Do đó, đã có báo cáo về những hàng người thất nghiệp xếp hàng qua đêm để rút quỹ bảo hiểm xã hội, bất chấp những cảnh báo của chính phủ về tình trạng mất an ninh tài chính trong tương lai của họ.

Việc Việt Nam ghi nhận tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất trong vòng 25 năm qua trong khi các doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn ngày càng tăng cho thấy một vấn đề lớn của nền kinh tế Việt Nam: đó là sự phụ thuộc quá mức vào đầu tư trực tiếp nước ngoài và xuất khẩu. Thật vậy, khi giải thích tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam trong năm 2022, các chuyên gia đã chỉ ra hai động lực chính: xuất khẩu mạnh mẽ nhờ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (hiện chiếm 74% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam) và tình hình giải ngân vốn FDI được cải thiện. Yếu tố thứ ba — doanh số bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng — cho thấy người tiêu dùng Việt Nam hiện nay nhìn chung giàu có hơn và ngày càng trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, nếu đặt cạnh những phản hồi ảm đạm trong cuộc khảo sát thu nhập của VnExpress, nó cũng gợi ý rằng chênh lệch thu nhập đang ngày càng gia tăng ở Việt Nam.

Năm 2022 đã kết thúc với một nốt thăng cho Việt Nam khi trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Tuy nhiên, đây không phải là lý do gì để các quan chức ở Hà Nội tự mãn. Với những khó khăn ngày càng gia tăng mà các doanh nghiệp trong nước đang phải đối mặt và những bất ổn toàn cầu đang diễn ra, họ nên chuẩn bị tinh thần cho một năm đầy thách thức phía trước.

Một phiên bản tiếng Anh của bài viết đã được xuất bản trên Fulcrum.

https://nghiencuuquocte.org/2023/01/05

Vietnam’s High GDP Growth Rate Masks Its Economic Difficulties

A worker installs electric car batteries

A worker installs electric car batteries inside the battery pack shop at the electric automobile plant of VinFast in Haiphong on April 7, 2022. (Photo: Nhac NGUYEN / AFP)

Vietnam’s High GDP Growth Rate Masks Its Economic Difficulties

Published 4 Jan 2023

Le Hong Hiep

The Vietnamese economy enjoyed solid growth in 2022. But the headline GDP growth figure belies underlying weaknesses in the economy.

Vietnam registered a solid economic recovery in 2022, with its gross domestic product (GDP) growing at 8.0 per cent, the fastest pace in 25 years. Although this is a remarkable and encouraging achievement for the country after two years of sluggish growth due to the Covid-19 pandemic, a closer examination shows that the country is not really out of the woods yet.

The high GDP growth rate can be explained by several factors. The low base in 2021 — when the economy expanded by only 2.6 per cent, the lowest rate since Vietnam started economic reforms in the late 1980s — is an obvious reason. Experts have also cited other reasons, such as strong domestic consumption, robust export performance and improved foreign direct investment (FDI) disbursement.

Specifically, Vietnam’s retail sales of goods and services in 2022 stood at US$240.2 billion, 19.8 per cent higher than in 2021 and 15 per cent higher than the pre-pandemic level in 2019. Vietnam’s export turnover also increased by 10.6 per cent to reach an estimated US$371 billion. This helped Vietnam’s total trade turnover in 2022 to hit more than US$730 billion. Meanwhile, foreign investors disbursed US$22.4 billion in 2022 to implement their projects in the country, a 13.5 per cent year-on-year increase and the highest rate in five years, suggesting that Vietnam is benefiting from international investors’ efforts to diversify their production base away from China.

The impressive GDP growth rate hogged the headlines of most local newspapers and was reported widely by international media outlets after the data was released by the General Statistics Office on 29 December. Yet, readers’ responses to the news and other reports carried by the media painted a rather different picture.

For example, in the same report published on 30 December that explains Vietnam’s strong GDP growth in 2022, VnExpress, Vietnam’s most-read news site, also carried out a survey asking respondents if their income increased, decreased or stayed the same in 2022. 58 per cent of the 5,672 respondents (as of 3 January) indicated that their income decreased, 21 per cent said it stayed the same, and only 21 per cent said their income increased in 2022.

The impressive GDP growth rate captured the headlines of most local newspapers and was reported widely by international media outlets after the data was released by the General Statistics Office on 29 December. Yet, readers’ responses to the news and other reports carried by the media painted a rather different picture.

Interestingly, such grim responses can be explained in part by two other reports displayed below the above article. The first told the story of how Vietnamese investors in the real estate sector, despite a promising start at the beginning of 2022, suffered “shocking losses” at the end of the year due to falling property prices. The second described a similarly dire situation at the country’s garment companies. They had bagged fat profits at the beginning of the year thanks to expanding demands in Western markets. But they did not have enough orders to maintain their operations in the latter half of the year. The two stories succinctly summarise the economic challenges Vietnam is currently facing.

Starting from March 2022, Vietnam has conducted a campaign to clean up the corporate bond market, which has expanded excessively over the past five years and generated significant risks for the financial system. Apart from introducing stricter requirements for new corporate bond issuances and prosecuting owners of some major corporate bond issuers like Tan Hoang Minh and Van Thinh Phat for misusing bond proceeds, the government has also asked most major bond issuers to deleverage by redeeming their bonds early to pay back banks and bondholders.

This, coupled with rising interest rates and the tightened credit room due to the central bank’s efforts to curb inflation and support the domestic currency, led to a severe credit crunch. The most affected are the real estate and renewable energy sectors, which had to depend on bonds and bank loans to finance their projects. However, companies in other sectors were also hit as they could not issue bonds or get access to bank loans to support their operations. Some businesses have had to sell off their assets to redeem their bonds. Many others have scaled down their operations or even shut down their businesses, leading to mass layoffs, especially in the real estate industry. 

To make things worse, Russia’s invasion of Ukraine in February 2022 and the subsequent Western sanctions on Russia caused food and energy prices to surge, leading to higher inflation rates worldwide. The global demand for Vietnam’s exports therefore shrunk, causing its factories to cut wages or lay off employees. As a consequence, there have been reports of unemployed workers queueing overnight to withdraw their social security funds despite the government’s warnings about their future financial insecurity.

The fact that Vietnam recorded the fastest GDP growth rate over the past 25 years while domestic firms faced mounting difficulties underlines a major issue of the Vietnamese economy: its over-reliance on foreign direct investment and exports. Indeed, in explaining Vietnam’s strong economic performance in 2022, experts have cited two key drivers: robust export performance driven by foreign-invested firms (which account for 74 per cent of Vietnam’s total exports) and improved FDI disbursement. The third factor — increased retail sales of goods and services — suggests that Vietnamese consumers are now generally wealthier and becoming an increasingly important driver of Vietnam’s economic growth. Juxtaposed against the grim responses to the income survey by VnExpress, however, it also hints at the widening income gap in the country.

The year 2022 ended on a high note for Vietnam as it became one of the fastest-growing economies in the world. However, there is little ground for officials in Hanoi to be complacent. Given the mounting difficulties domestic firms are facing and the ongoing global uncertainties, they should brace themselves for a challenging year ahead.

2023/04

Le Hong Hiep is a Senior Fellow at the Regional Strategic and Political Studies Programme and Coordinator of the Vietnam Studies Programme at ISEAS – Yusof Ishak Institute.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét