Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2023

Kỷ niêm 93 năm ngày Tổng Khởi Nghĩa Yên Báy 10 tháng 02 năm 1930 - 10 tháng 02 năm 2023

 


Ngày lễ Tổng Khởi Nghĩa của Việt Nam Quốc Dân Đảng

06/02/2023 By VQ0

https://docs.google.com/document/d/1EKNLBAB6fxaos8wOe41s8K7XOCa0iCemX0M4bNlRiAM/edit?usp=share_link

Lời người post: Kỷ niệm ngày Tổng Khởi Nghĩa VNQDĐ thứ 93, âm vang như mới ngày hôm qua. Trong nước nhiều bài viết vẫn còn nhắc đến với cảm tình sâu đậm ngày Tổng Khởi Nghĩa của Việt Nam Quốc Dân Đảng. Nhiều bài dịch thuật từ các nhà văn, nhà báo của người Pháp ghi lại một cách trung thực về VNQDĐ cho ta thấy nhiều cánh cửa mở ra cho một góc khuất của lịch sử. Góc khuất này bị chế độ Thực Dân Pháp che chắn và bị chế độ Cộng Sản Việt Nam vùi dập – nhưng sự thật lịch sử nay đã dần dần hồi phục.
Một bài viết về Việt Nam Quốc Dân Đảng của Chu Lộc và Phương Thảo nhân ngày Tổng Khởi Nghĩa VNQDĐ với nội dung khá khách quan:

Việt Nam Quốc Dân Đảng

Vào những năm 20 của thế kỷ trước, dân tộc Việt Nam vẫn còn chìm đắm trong cảnh nước mất nhà tan. Các phong trào yêu nước do giới sĩ phu lãnh đạo nổ ra vào các thập niên cuối thế kỷ XIX và những năm đầu thế kỷ XX đều thất bại. Một không khí hoang mang, tiêu trầm tràn ngập trong giới Nho sĩ bấy giờ. Cuộc Khởi nghĩa Yên Báy (Yên Bái ngày nay) do lãnh tụ Việt Nam Quốc Dân Đảng – Nguyễn Thái Học làm ngọn cờ và linh hồn đã nổ ra trong khung cảnh ấy. Hầu hết những người tham gia cuộc khởi nghĩa đều ở độ tuổi thanh xuân, đó là: Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính, Nguyễn Thị Giang, Nguyễn Thị Bắc và của nhiều chiến sĩ vô danh khác… Họ đã lấy trái tim tràn đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ để đốt lên những bó đuốc, tuy rằng không thay được ánh bình minh, song nó cũng khiến cho bóng tối bớt đi phần cô quạnh, góp phần thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân…

Nguyễn Thái Học: Chí Lớn chọc trời khuấy nước

07/02/2023 By VQ0

https://docs.google.com/document/d/1LibhIldvTre8SUWob0uBJiY6iiQRHjqjMrPdOb473so/edit?usp=share_link

Lời phi lộ: Ngày 9/2/1930, giữa lúc xuân mới đang còn hiện diện nơi lộc biếc, thì nơi đất Yên Báy (Yên Bái ngày nay), “sấm động giữa trời quang”, thực dân Pháp hoảng hốt giật mình. Vì cơ sự gì ư? Khởi nghĩa Yên Báy đấy, một cuộc nổi dậy đã đi vào lịch sử dân Việt. Dẫu máu đổ, đầu rơi, nhưng những anh hùng nghĩa sĩ xả thân vì nước của Việt Nam Quốc Dân Đảng, thì tất thảy xứng danh anh hùng dân tộc cả, dù án tử chia lìa linh hồn và thể xác.

Án Nguyễn Thái Học và Việt Nam Quốc Dân Đảng

Khởi nghĩa thất bại, 13 án tử được tuyên. Cầm đầu trong cuộc nổi dậy ngày 9/2 đất Yên Báy, rồi lan rộng ra nhiều tỉnh Bắc Kỳ dạo ấy, là một tay anh hùng mà chí lớn đã ấp ủ từ thuở mới lớn. Đó là Nguyễn Thái Học (1902-1930). 

Chân dung người đứng đầu

Nơi quê quán Nguyễn Thái Học, là làng Thổ Tang, tổng Lương Điền, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên (nay là Thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc). Bởi vậy, “Việt sử dân gian” có chép: 

“Có ông Nguyễn Thái Học,
Quê ở phủ Vĩnh Tường.
Tổ chức Quốc Dân Đảng,
Đánh Pháp chí kiên cường”.

Việt Nam Quốc Dân Đảng Tổng khởi nghĩa Yên Bái tháng 2 năm 1930

LỊCH SỬ ĐẤU TRANH CẬN ĐẠI 1927-1954 – VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG (Hoàng Văn Đào)

https://docs.google.com/document/d/17717MohRkDKnU-CoNEMM7q5teug5CHG2BJhoj_Xbsts/edit?usp=share_link

CHƯƠNG VII
TỔNG KHỞI NGHĨA

TẤN CÔNG YÊN BÁI

I.

Từ sau hội nghị lịch sử tại Võng La và Mỹ Xá, những vụ xét nhà bắt người tình nghi diễn ra như cơm bữa, sự giao thông liên lạc trở nên chậm trễ khó khăn giữa ba lãnh tụ Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu và Phó Đức Chính đang ở một ngôi chùa trên núi Yên Tử. Sau cuộc thảo luận sôi nổi, ba yếu nhân ấy đồng ý quyết định ‘’Tổng Khởi Nghĩa’’ vào đêm mồng 10 rạng ngày 11 tháng 2 năm 1930, Nguyễn Khắc Nhu lập tức trở lên Phú Thọ, Yên Bái truyền mệnh lệnh này.

Cũng vì vấn đề liên lạc hết sức khó khăn, mệnh lệnh chuyển đến các đồng chí phụ trách miền Hải Dương, Hải Phòng, Kiến An bị chậm trễ, sự tập hợp đảng viên các địa phương không thể kịp định kỳ. Họ lập tức cử Đại Biểu tìm gặp Nguyễn Thái Học viện đủ lý do, khẩn khoản yêu cầu dời cuộc Tổng Khởi Nghĩa đến ngày 15 tháng 2 năm 1930.

Từ giã Yên Tử, Phó Đức Chính về Sơn Tây, ở nhà đồng chí Quản Trạng làng Nam An thuộc Huyện Tùng Thiện, tiếp được lệnh hoãn ngày Tổng Khởi Nghĩa của Nguyễn Thái Học, liền phái liên lạc là Lý Sự (La Hào) sang ngay xã Sơn Dương thông báo với Nguyễn Khắc Nhu.

Trong những giờ phút nguy hiểm ấy, cán bộ đảng cộng sản Đông Dương rải truyền đơn khắp nơi, tố cáo Việt Nam Quốc Dân Đảng sắp tấn công Bắc Kỳ. Cô Giang cầm tờ truyền đơn trao cho Nguyễn Thái Học xem, Nguyễn Thái Học đập bàn hét to:

– Tôi không tin! Vì có thể nào anh em cộng sản lại có thể hành động như vậy được!

II.

Tờ mờ sáng ngày mồng 10 tháng 2 năm 1930, tức ngày 12 tháng Giêng năm Canh Ngọ, ngày đầu xuân, dân chúng trai thanh gái lịch, rộn rịp du xuân và trẩy hội Đền, Chùa.

Lợi dụng cơ hội thuận tiện ấy, dưới làn mưa phùn gió nhẹ, ấm áp hơi xuân, Chi Bộ Phụ Nữ Việt Nam Quốc Dân Đảng gồm 15 người do Nguyễn Thị Bắc tổ chức, phụ trách chuyển vận số vũ khí từ Phú Thọ lên Yên Bái bằng đường Hỏa Xa. Chuyến sớm hoặc chuyến chiều. Các cô trá hình người buôn bán gạo, cám, rau, hoa quả v.v…gồng gánh những vật kềnh càng như kiếm trường, mã tấu…Còn nam đảng viên hơn 300 người từ khắp các làng quê Tỉnh Phú Thọ, phân tán thành từng nhóm trong tấm áo bông dài, họ dấu súng lục, lựu đạn, dao găm…cũng giả đò làm khách đi lễ Chùa, nhân ngày Hội Đền Nha Quán, cách Thành Phố Yên Bái độ 3 cây số ngàn. Nhóm xuống Ga xe lửa Yên Bái, nhóm xuống Ga Văn Phú. Tất cả đều bình an vô sự. Từng nhóm được hướng dẫn di tản vào khu rừng Sơn

Kỷ niệm 93 năm ngày Tổng Khởi Nghĩa Yên Báy Phần 1

10/2/1930 -  10/2/2023

Võ Thái Hà

10/02/2023

Phần 1. Gồm 5 phần

https://docs.google.com/document/d/1TinLRbBFY2L1sEhDSs0A57dTpXyQVxN8/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Ngày 25 tháng 12, 1927 Nguyễn Thái Học cùng các đồng chí thành lập VNQDĐ với chủ trương “làm cuộc cách mạng quốc gia, đánh đổ thực dân phong kiến, lập nên một chế độ Cộng Hòa Dân Chủ nhằm mang lại Độc Lập, Tự Do cho Dân Tộc, Hạnh Phúc và Tiến Bộ cho toàn dân”. Việt Nam Quốc Dân Đảng đã đặt ra thách thức đầu tiên của chủ nghĩa dân tộc có tổ chức đối với sự thống trị của thực dân ở Việt Nam.

Vào những năm 20 của thế kỷ trước, dân tộc Việt Nam vẫn còn chìm đắm trong cảnh nước mất nhà tan. Các phong trào yêu nước do giới sĩ phu lãnh đạo nổ ra vào các thập niên cuối thế kỷ XIX và những năm đầu thế kỷ XX đều thất bại. Một không khí hoang mang, tiêu trầm tràn ngập trong giới Nho sĩ bấy giờ. Cuộc Khởi nghĩa Yên Báy do đảng trưởng Việt Nam Quốc Dân Đảng- Nguyễn Thái Học làm ngọn cờ và linh hồn đã nổ ra trong khung cảnh ấy. Hầu hết những người tham gia cuộc khởi nghĩa đều ở độ tuối thanh xuân, đó là: Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính, Nguyễn Thị Giang, Nguyễn Thị Bắc ... và của nhiều chiến sĩ vô danh khác…Họ đã lấy trái tim tràn đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ để đốt lên những bó đuốc, tuy rằng không thay được ánh bình minh, song nó cũng khiến cho bóng tối bớt đi phần cô quạnh, góp phần thức tỉnh lòng yêu nước của toàn thể Quốc Dân Việt…

Kỷ niệm 93 năm ngày Tổng Khởi Nghĩa Yên Báy Phần 2

10/2/1930 -  10/2/2023

Võ Thái Hà

10/02/2023

Phần 2. Gồm 5 phần

https://docs.google.com/document/d/1epgRpnx8y7SOhTJGShVcbiyNg_khCvZG/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Chuyến đi tuyên truyền ở Xiêm La (Thái Lan) tháng 6/1927

Chuyến đi này được những người khởi xướng thành lập VNQDĐ quyết định ngày 22/05. Nguyễn Thái Sơn, Hồ Văn Mịch và Phạm Tiềm (tức Tú Tiềm) đã tới Xiêm La vào tháng 6/1927. Ba người tới Udon ở Tây Bắc Thái Lan, gặp nơi có nhiều chí sĩ Việt Nam lưu vong sinh sống, trong đó có Hy Tống và Ngọc Ân của Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội. Ba ông tham dự cuộc họp tưởng niệm người đã hy sinh trong vụ ám sát Toàn quyền Đông Dương Merlin năm 1924. Nhân dịp này, ba ông đã có những bài phát biểu, vận động hợp nhất với Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội, nhưng đảng này đã trả lời cần phải tham vấn ý kiến của những người cộng sản ở Quảng Châu. Cuối tháng 7/1927, Tú Tiềm về nước và có bản báo cáo về chuyến đi trong cuộc họp ngày 02/9.

Chuyến đi của Nguyễn Ngọc Sơn và Hồ Văn Mịch tới Nam Kỳ

Kỷ niệm 93 năm ngày Tổng Khởi Nghĩa Yên Báy Phần 3

10/2/1930 -  10/2/2023

Võ Thái Hà

Phần 3. Gồm 5 phần

10/02/2023

https://docs.google.com/document/d/1occb1ILeTLrgn7C6X45-DVnaB_AN-mOr/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

1. Tấn công Yên Báy

Cuộc tấn công Yên Báy do Nguyễn Văn Khôi (Thanh Giang), Nguyễn Nhật Thân cùng cai khố đỏ Ngô Hải Hoằng (Cai Hoằng) chỉ huy. Nguyễn Thị Bắc và Nguyễn Thị Giang lo chuyển vận vũ khí và tiếp tế đạn dược. Số đảng viên huy động từ các vùng lân cận về Yên Báy lên đến khoảng 300 người. Cơ sở quân sự của Pháp tại Yên Báy gồm hai trại: trại dưới nằm ở ngọn đồi trong thành phố do đại uý Jourdain chỉ huy, trại trên tọa lạc trên ngọn đồi xa thành phố, gọi là đồn cao, do thiếu tá Le Tacon chỉ huy.

Lúc 1 giờ sáng 11-2, Ngô Hải Hoằng ra lệnh tấn công trại dưới, giết đại uý Jourdain, trung uý Robert, bốn trung sĩ Pháp, và hoàn toàn làm chủ tình thế lúc 4 giờ sáng. Nghĩa quân chuẩn bị tấn công đồn cao thì máy bay Pháp từ Hà Nội lên phản công. Nghĩa quân phải rút lui vào rừng. Chiều 11-2, Pháp xử tử tại chỗ hai cấp chỉ huy nghĩa quân bị Pháp bắt là Cai Nguyên, và Cai Tính.

2. Tấn công Hưng Hóa, Lâm Thao

Cuộc tấn công này do Nguyễn Khắc Nhu (1883-1930) chỉ huy. Nguyễn Khắc Nhu, còn gọi là Xứ Nhu vì trong một kỳ thi, ông đậu đầu xứ tại phủ Lạng Thương, tỉnh Bắc Giang, sinh quán của ông. Lúc 1 giờ sáng 11-2, Nguyễn Khắc Nhu ra lệnh tấn công và xung phong vào đồn Hưng Hóa, nhưng bên trong phòng thủ chặt chẽ nên không chiếm được. Ðến 3 giờ sáng, Nguyễn Khắc Nhu đổi hướng tấn công, đánh chiếm phủ Lâm Thao. Tri phủ Ðỗ Kim Ngọc bỏ trốn. Quân Pháp từ Phú Thọ tiến qua đánh trả. Nguyễn Khắc Nhu bị trọng thương, dùng lựu đạn tự sát nhưng không chết. Ông bị Pháp bắt, bèn tự tử ngay liền trong nhà giam Hưng Hóa.

Kỷ niệm 93 năm ngày Tổng Khởi Nghĩa Yên Báy Phần 4

10/2/1930 -  10/2/2023

Võ Thái Hà

Phần 4. Gồm 5 phần

10/02/2023

https://docs.google.com/document/d/1Raf-HPORtBMEpIxqb8m0IEO7dSTPeBZ-/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Theo trình tự thời gian, những tài liệu đó gồm:

I. Những văn bản có tính chất “thông báo” sự kiện phản kháng của 18 sinh viên du học tại Paris từ chính quốc gửi về thuộc địa.

*Công điện số 885-C.A.I ngày 13-5-1930 của Bộ trưởng Thuộc địa gửi Toàn quyền Đông Dương về đơn thỉnh cầu của các sinh viên ở Nhà nội trú của sinh viên Đông Dương tại Khu Học xá Đại học ở Paris, nội dung như sau:

“Paris ngày 13-5-1930

Bộ trưởng Thuộc địa

Gửi Ông Toàn quyền Đông Dương

Tôi hân hạnh chuyển tới Ông, để Ông được biết, bản chụp lá đơn thỉnh cầu của các sinh viên ở Nhà nội trú của sinh viên Đông Dương về những kẻ bị kết án bởi Tòa Đại hình Hà Nội.

Một lá đơn khác có cùng nội dung đã được gửi cùng ngày tới Tổng thống nước Cộng hòa [Pháp].

Kỷ niệm 93 năm ngày Tổng Khởi Nghĩa Yên Báy Phần 5

10/2/1930 -  10/2/2023

Võ Thái Hà

Phần 5. Hết

10/02/2023

https://docs.google.com/document/d/1uhoscPLdQiSgO1YAr9lDEwhVk1fL0Ves/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

II. Những tài liệu thể hiện sự chỉ đạo của chính quyền thực dân ở Đông Dương đối với hệ thống chính quyền các cấp về việc nghiên cứu và giải quyết sự kiện phản kháng của 18 sinh viên Đông Dương tại Khu học xá ở Paris.

* Công văn số 4108/SG ngày 15-7-1930 của Toàn quyền Đông Dương gửi những người đứng đầu các khu vực hành chính địa phương, Viện trưởng Viện Hàn lâm, Tổng Giám đốc Học chính Đông Dương ở Hà Nội.

Trong công văn này, Toàn quyền Đông Dương dùng từ “những người phản kháng” để chỉ số sinh viên đã gửi đơn thỉnh cầu ngày 12-4-1930 lên Bộ trưởng Thuộc địa và Tổng thống nước Cộng hòa Pháp. Phần quan trọng nhất của công văn, Toàn quyền Đông Dương viết: “Phần lớn trong số những người phản kháng là con của các kỳ hào bản xứ và nhất là nhờ địa vị của cha mẹ mà họ có thể được hưởng rất nhiều thuận lợi mà Khu học xá đem lại cho học sinh nội trú. Một vài trong số những thanh niên này được cấp học bổng, một số khác là công dân Pháp; nhiều người không còn là vị thành niên”.

Cuối cùng, Toàn quyền Đông Dương đưa ra ba chỉ thị đối với cấp dưới, nhưng thực chất là ba biện pháp nhằm trục xuất 18 sinh viên đã ký tên trong đơn và đàn áp sinh viên yêu nước:

Cộng Sản đã bán đứng Việt Nam Quốc Dân Đảng trong ngày khởi nghĩa 10/02/1930?

06/02/2023 By VQ0

https://docs.google.com/document/d/1_yWSO0LhtH4yk--gzE8hnzOeKBqC-j86/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Lịch sử Việt Nam ghi nhớ ngày 17/06/1930, là ngày 13 người anh hùng của Việt Nam Quốc Dân Đảng bị thực dân Pháp xử tử hình. Đảng trưởng Nguyễn Thái Học và 12 đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng đã dành hơi thở cuối cùng của đời mình trên mặt đất này để gọi tên hai tiếng Việt Nam trước khi bị chém. Tổ quốc là tiếng kêu cuối cùng của những người con nước Việt.

Không ai trong số họ đã hô “Việt Nam Quốc Dân Đảng muôn năm”, mà chỉ có “Việt Nam Vạn Tuế”. Sự kiện này trở thành mẫu mực trong những cuộc tranh đấu và tinh thần quốc gia không nô lệ cho một lý tưởng hay một đảng nào.

Báo Tiếng Dân các số 258, 259, 260, 261 Tháng 2 và tháng 3 năm 1930

Tường thuật và tin tức về Cuộc Khởi nghĩa Yên Báy

Tư liệu Trung Hiếu sưu tầm

https://docs.google.com/document/d/1OfOOBsVkIp7-YW3B6bvhAgkCIiF05GcN/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Nguyến Ái Quốc và Việt Nam Quốc Dân đảng – Ai đã bán đứng cuộc Khởi nghĩa Yên Bái cho Pháp?

Phan Châu Thành

December 8, 2014 /2023

Hiệu đính nhân kỷ niệm 93 năm ngày Khởi nghĩa Yên Báy

https://docs.google.com/document/d/1o8dLDjmctUVrgfk6dSVMr0iWOVPMjbO4EKHRejZ48kM/edit?usp=share_link

Ngày sinh của đảng CSVN, ngày 3-5/2/1930, dịp Tết Canh Ngọ, cũng là những ngày tháng đổ nhiều máu nhất và đau thương nhất xung quanh ngày 10/2/1930 của những người con ưu tú của dân tộc Việt Nam khắp cả nước và đỉnh điểm là ở Yên Báy. Cuộc đổ máu của dân tộc Việt đã bắt đầu từ tên Nguyễn Ái Quốc 84 năm trước đến nay vẫn chưa bao giờ chưa ngừng! Yên Báychưa bao giờ yên, để lại lời nguyền Yên Báy! Đó là: Việt Nam sẽ không bao giờ yên khi ngọn cờ máu của CS còn vung lên, rưới máu khắp đất nước này… 

Đầu tiên tôi muốn làm rõ một chi tiết: Nguyễn Ái Quốc ở đây là Nguyễn Tất Thành, người đã tiếm bút danh Nguyễn Ái Quốc chung của bốn vị chí sĩ cách mạng dân tộc Việt Nam đầu thế kỷ 20 là Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh và Nguyễn Thế Truyền.

Nguyễn Ái Quốc và Quốc Dân Đảng Tàu

Nguyễn Ái Quốc (NAQ) tham gia đảng Xã hội Pháp (SFIO) năm 1919. Khi đảng Xã hội tách ra theo Quốc tế Cộng sản 2, ngày 30.12.1920 NAQ trở thành đảng viên đảng Cộng sản Pháp (PCF) theo Comintern/QTCS của Lenin tại Hội nghị XVIII ở Tours. NAQ được phân là thành viên Ban Công đoàn Quận 17, Paris của PCF, và PCF chỉ là một Chi hội của QTCS ở Moscow thôi. Đảng CSVN bịa đặt rằng từ đó NAQ “tham gia và đại diện, là thành viên” của QTSC là lộng ngôn, theo thói quen luôn luôn lừa bịp của họ.

Tháng 10/1922 NAQ gặp lãnh tụ cộng sản Ucraine là Dmitry Manuilsky – đại diện QTCS tại Đại hội II của đảng PCF và được Manuilsky chú ý vì phát biểu hung hăng phê bình PCF không chú ý đến vấn đề thuộc địa như đồng chí Lenin chỉ dẫn. Vì thế, theo gợi ý của Manuilsky, cuối tháng 6 năm 1923, NAQ được PCF cử sang Moscow dự Quốc tế Nông dân I (QTND) của QTCS, vì Nga không có thuộc địa và “vấn đề thuộc địa” như Pháp và một số nước khác, trong khi mục tiêu QTCS của Lenin là chiếm/vô sản hóa toàn thế giới…

Tạo sao phải dùng bạo lực lật đổ chế độ độc tài ở Việt Nam

Võ Thái Hà/ Hướng Dương

2011 Hiệu đính 2023

https://docs.google.com/document/d/15V4TLwUdUk2nbsCMa1bj7AuYHN_r-gQ09FkfxpanFv0/edit?usp=share_link

Lich sử những cuộc đấu tranh chống độc tài cho thấy rằng không thể dùng những phương pháp ôn hòa mà đi đến được thắng lợi. Trong bất cứ một cuộc cách mạng nào, luôn luôn phải có bạo động, phải có đổ máu, phải có hy sinh. Có đổ máu, có hy sinh nhưng bạo lực không đến nới đến chốn, không đủ cường độ để chống bạo lực đối phương thì vẫn thất bại. Hình ảnh cuộc nổi dạy của thanh niên sinh viên Trung Hoa ở Thiên An Môn năm 1989 là thí dụ điển hình. Cuộc nổi dậy chống nhà độc tài Khadafi ở Lybia là một bài học đau đớn hơn nữa. Những kẻ nổi dậy không có đủ vũ khí súng đạn – chưa kể là khộng được tổ chức đàng hoàng – nên dù có dùng đến bạo lực nhưng cuộc đấu tranh vẫn dai dẳng, vẫn chưa đưa tới thắng lợi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét