Thứ Tư, 7 tháng 12, 2022

 Tình trạng bấp bênh của Mekong Phần 1

(Gồm 3 phần)

(The Precarious State of the Mekong)

Nicholas Muller – Bình Yên Đông lược dịch

The Diplomat – November 24, 2022

The Precarious State of the Mekong

Một đứa trẻ gốc Việt sống với gia đình của em trong làng nổi ở Kampong Chhnang, Cambodia ở gần hồ Tonle Sap.

Áp lực kéo dài trện hạ lưu vực Mekong đang tiến đến điểm bùng phát sinh thái, đe dọa hàng triệu cuộc sống.

Tác giả Tucker Elliot viết trong “The Rainy Season (Mùa Mưa)” về bản chất hay thay đổi của Mekong:

“Bất chấp biên giới, Mekong là một con sông không phân biệt và nhận đời sống ở Đông Nam Á (ĐNA) hàng ngàn năm.  Nó là một nghịch lý như các sông lớn khác của nền văn minh – cho dù là Nile, Indus, Euphrates, Ganges hay Sorrow, Huang He của Trung Hoa - vì không có nước của nó đời sống là một cuộc chiến đấu để sống còn hàng ngày; nhưng với nước của nó đời sống là một đánh cuộc hàng ngày rằng thiên tai và bệnh tật sẽ viếng làng mạc ở nơi nào đó, vì không là nếu, nhưng vì câu hỏi thích hợp đó sắp xảy ra.”

 

Nhiều thế hệ người dân dọc theo Mekong, chảy qua 6 quốc gia, đã có một mối ràng buộc sâu sắc, ngay cả tinh thần với dòng sông hùng vĩ: từ cao nguyên của Tây Tạng qua Tam giác Vàng xuống đến Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nó là một trong những vùng nước ngọt đa dạng sinh học nhất trên thế giới, chỉ cạnh tranh bởi Amazon.  Trong nhiều thế kỷ, Mekong xuyên biên giới là mạch sống của hàng triệu người và đời sống hoang dã ở ĐNA.  Từ lâu được xem là “nơi phong phú nhất trên Trái đất” cho ngư dân và nông dân đã đến để dựa vào nó, mọi thứ đã thay đổi lớn lao cho vận mạng của sông, đáng chú ý nhất là trong thập niên vừa qua.

Precarious Mekong 2

Một không ảnh của Mekong ở huyện Sambor ở bắc Cambodia, gần với dự án đập Stung Treng mới hồi sinh. [Ảnh: Nicholas Muller]

Mất cân bằng trong Mekong đã trở thành bình thường mới: hạn hán, lũ lụt, và số cá thấp đang trở nên thường xuyên hơn.  Sự hủy hoại môi trường rộng lớn đang xảy ra trên khắp lưu vực là hậu quả của nhiều dự án đập, phần lớn được xây bởi chánh phủ Trung Hoa, có lẽ đã thay đổi vĩnh viễn các đặc tính của sông.  Ô nhiễm, đánh bắt quá mức, và khai thác tài nguyên đe dọa thiệt hại không thể đảo ngược hệ sinh thái mong manh.  Theo dữ kiện lịch sử, 2021 là năm khô thứ 9th kỷ lục trong lưu vực Mekong.

Để làm mọi thứ tổi tệ, một phúc trình mới của UNESCO được công bố ngay trước COP27 cảnh báo rằng nhiều đồng nước đá trên khắp thế giới có lẽ sẽ biến mất vào năm 2050 sẽ có ảnh hưởng lớn lao đối với các lưu vực sông kể cả Mekong.  Điều nầy sẽ ảnh hưởng cao đến những lưu vực mà nước từ băng tan chảy vào, bao gồm ½ điểm nóng đa dạng sinh học trên thế giới.  David Dudgeon, giảng sư danh dự về sinh thái và đa dạng sinh học của Đại học Hong Kong vừa nói với South China Morning Post rằng thay đổi khí hậu sẽ làm suy thoái thêm sông Yangtze và Mekong chảy từ cao nguyên Tây Tạng đến ĐNA.  Cả hai đã “bị ngăn đập nặng nề.”

“Các đập trên sông, và những thay đổi đối với chế độ chảy tự nhiên gây ra từ băng tan, sẽ đặt an ninh lương thực của một số lớn người dân vào rủi ro,” Dudgeon nói.

Các yếu tố khác đang làm trầm trọng thêm cái chết của Mekong.  Thay đổi khí hậu do con người gây ra tiếp tục tăng cường, nâng cao tính không chắc chắn của cái mà mùa sắp tới có thể mang lại.  Ba năm hạn hán nghiêm trọng liên tiếp đã tàn phá mực nước của Mekong, mang chúng đến mức thấp kỷ luc.  Đồng thời, đại dịch COVID-19 hủy hoại lợi tức của các cộng đồng đánh cá, làm tồi tệ thêm suy thoái môi trường ở nhiều nơi, và bành trướng các lề lối đánh cá có hại như đánh cá bằng điện trái phép, xảy ra mà không được giám sát nhiều.  Khi mùa khô mới đến gần, dòng chảy không bằng nhau có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho người dân: hoặc là quá ít hay quá nhiều nước; hạn hán thường đi theo bởi lũ lụt.

Precarious Mekong 3

Một gia đình lúc hoàng hôn ở Phnom Penh, Cambodia.  Thủ đô Cambodia đã hứng chịu bùng nổ và gia tăng ô nhiễm cho sông Mekong đáng kể trong thập niên qua. [Ảnh: Nicholas Muller]

Rủi ro cũng cao cho các quốc gia hạ lưu vực tùy thuộc nặng nề vào đánh cá và trồng lúa.  Các kỹ nghệ của họ rất quan trọng, cung cấp ½ nguồn cung cấp lương thực của vùng.

Đe dọa bùng nổ lớn nhất ở Cambodia, nơi rủi ro của khủng hoảng lương thực đã dâng cao.  Nếu Tonle Sap, nền thủy sản nội địa lớn nhất trên thế giới, hoạt động kém trong bất cứ năm nào, nó có thể có ảnh hưởng gợn sóng trong toàn khu vực Mekong.  Hồ không thôi sản xuất ¼ số cá nước ngọt đánh được hàng năm của thế giới và cung cấp 70% chất đạm hàng năm của người Cambodia.  Trên khắp lưu vực, 60 triệu người sống vào lợi tức liên quan phần nào đến cá.

Khai thác cát sinh lợi và lấy phù sa là cú sốc kép làm tăng tốc sạt lở bờ sông và thêm vào tình trạng sa sút kiến trúc của Mekong.

“Phù sa là khối xây dựng vô cùng quan trọng của tất cả tài nguyên phát xuất từ hệ thống Mekong.  Các đập giữ lại phù sa, được khai thác từ sông ở mức rất đáng báo động ở Phnom Penh và chung quanh Cambodia.  Nó không được kiểm soát, và phần nhiều là trái phép,” Brian Eyler, giám đốc chương trình ĐNA của Trung tâm Stimson và là người đồng cầm đầu Dự án Theo dõi Đập Mekong, nói.

“Hầu hết các cộng đồng không biết về cái đang xảy ra ở những nơi khác của sông.  Mekong đang chết vì 1 ngàn vết cắt từ những đập nầy,” Eyler nói.



Precarious Mekong 4

Không ảnh của khai thác cát Mekong ở Kratie, Cambodia.  Mặc dù bị chánh thức cấm ở Cambodia vì hủy hoại cao đối với môi trường, cát có giá trị nầy đi đến các thành phố trên khắp Á Châu cho các dự án xây cất. [Ảnh: Nicholas Muller]

Một biểu tượng của tương lai hiểm nghèo

Chun, một lái đò từ Kampi, Cambodia, đã sống trọn đời dọc theo khúc sông nầy, kiếm sống như một ngư dân.  Giống như nhiều thế hệ trước, ông thích nghi với chu kỳ lũ lụt-hạn hán của sự di chuyển của cá với một mức độ tiên đoán trước.  Mặc dù có một số năm xấu, những năm kế tiếp sẽ tốt hơn.  Từ cái nhà gỗ nhỏ nằm trên các cọc, ông dành cả đời với công việc tương tự hàng ngày: nổ máy chiếc thuyền nhỏ của ông và đi ra giữa sông nhiều giờ, kiên nhẫn chờ cá lớn mà ông có thể bắt ở đó.

Giống như bộ máy đồng hồ, trong những cái rọ lớn trên khắp thuyền của ông, các con cá heo Irrawaddy Mekong đi ăn trong các hố sâu trong vùng trồi lên để thở và đón ông.  Những hố sâu nầy là nơi cư trú vô cùng quan trọng cho một số loại cá để “ăn và lớn, duy trì sự toàn vẹn và năng suất của hệ sinh thái.”  Ở thượng lưu Myanmar, số cá heo còn lại sống ở đó (70) từ lâu vô cùng quan trọng để giúp ngư dân địa phương đuổi các đàn cá vào lưới của họ, trong lối thực hành gọi là “đánh cá hợp tác”.



Precarious Mekong 5

Chun, một lái đò kinh nghiệm ở Kampi, Cambodia. [Ảnh: Nicholas Muller]

Trước đại dịch, nhiều đoàn du khách lũ lượt kéo đến để xem cá heo sông, nâng cao lợi tức của Chun, nhất là trong mùa khô.  Được xem là “chủng loại quan trọng nhất” cho các nỗ lực bảo tồn Mekong, ngày nay cá heo có tác dụng như một biểu tượng mơ hồ của cái đang xảy ra trên Mekong hiện nay.  Cá heo từng phát triển nhanh trên khắp Mekong, nhưng trong tháng 2 vừa qua, một con cá heo Irrawaddy chết trong một hố sâu xuyên biên giới giữa Lào và Cambodia – con cuối cùng được biết sống ngoài biên giới của Cambodia.  Quỹ Thiên nhiên Thế giới (WWF) ước tính rằng chỉ còn 92 con cá heo ở Cambodia.  Một ước tính mới của dân số cá heo còn lại của quốc gia sẽ được công bố vào năm tới.

Những mẽ lưới của Chun cũng giảm.  Chỉ trên 1 thập niên trước, sông có năng suất 2,3 triệu tấn cá một năm khi có một ít đập ở thượng lưu.

“Tôi chỉ bắt được một ít cá hiện nay trong một ngày tốt,” Chun nói.

Giống như số cá đánh được của ông giảm, những ngày yêu thương cá heo của ông có lẽ cũng đếm từng ngày.  “Chỉ có một vài cá heo tôi thường thấy xuất hiện thường xuyên.  Tôi nghĩ chỉ còn vài chục con,” Chun tính toán.  Các chủng loại phụ Mekong nay có nguy cơ tuyệt chủng rất cao và đang bị đe dọa đáng kể bởi lề lối đánh cá hủy diệt trong vùng.

Tương lai của Chun, giống như cá heo Irrawaddy, được ràng buộc với mọi thứ có vẻ ngoài sự kiểm soát của ông và tương tự với tính hay thay đổi mà hàng triệu người và chủng loại trên khắp Mekong đang đối mặt hiện nay: cuộc sống càng ngày càng không ổn định và giản dị.  Sự mất mát cảm thấy quá mạnh.  “Chúng tôi sống từng mùa hiện nay,” Chun nói.

Precarious Mekong 6

Một con cá heo Irrawaddy xuất hiện từ hố sâu ở giữa sông Mekong ở Kampi, Cambodia. [Ảnh: Nicholas Muller]

Tính không thay đổi của khí hậu, lo ngại về đập

Một mùa hè dữ dội và không thể đoán trước cho Mekong trong tháng 8 và 9.  “Thay đổi lớn nhất trong khu vực kể từ năm 2019, lưu vực trải qua thời kỳ 3 mùa mưa với dòng chảy thấp, hầu hết gây ra bởi các yếu tố khí hậu và thiếu mưa,” Eyler nói.  Mùa mưa, thường kéo dài từ tháng 6 đến tháng 11, có lẽ đã bị xáo trộn vĩnh viễn.


Eyler nói Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission (MRC)) tin rằng “mực nước sông dao động nhanh chóng, kể cả do biến đổi khí hậu, đang trở thành bình thường.  Một chuyển biến trong lề lối của dòng chảy hàng ngày và theo mùa do nước bị trữ lại để sản xuất điện khu vực đã làm xáo trộn sinh thái của Mekong, đặt đời sống và cuộc sống vào rủi ro.”

Marc Goichot, người cầm đầu nước ngọt trong khu vực Á Châu-Thái Bình Dương của WWF, nói với DW ông cũng “quy nguyên nhân của mực nước thấp kỷ lục cho vài yếu tố, kể cả những thay đổi trong việc sử dụng đất và những thay đổi trong lề lối mưa do khủng hoảng khí hậu mang lại.”

Các khí cụ mới mà các chuyên viên tùy ý sử dụng hy vọng làm dễ dàng việc tiên đoán và theo dõi chiều hướng từ tuần nầy sang tuần khác, và cũng cho chiều hướng dài hạn.  Khí cụ Theo dõi Đập Mekong (Mekong Dam Monitor (MDM)) là một tài nguyên vô giá để hiểu rõ hơn hình ảnh lớn “gần tức thời” để theo dõi các đập và ảnh hưởng môi trường trên khắp lưu vực Mekong.

“Với việc phát triển của theo dõi đập Mekong, chúng tôi khám phá rằng các đập đang làm trầm trọng thêm các điều kiện dòng chảy thấp và hạn hán trong mùa mưa,” Eyler nói.  “Một chuỗi mùa mưa với dòng chảy thấp nên được hiểu như hạn hán: thiếu nước, thiếu tài nguyên cung cấp bởi dòng chảy tự nhiên của sông.  Điều nầy có nghĩa sự di chuyển của cá giảm, chất dinh dưỡng được hỗ trợ bởi dòng chảy cao trong mùa mưa qua phù sa và việc vận chuyển chất dinh dưỡng khác qua dòng chảy sông vào lúc cao điểm, đó là một trong những yếu tố đã làm giảm dân số cá trong 3 năm qua và nó diễn dịch thành số cá đánh được thấp.”



Precarious Mekong 7

Một người đàn ông kéo lưới trong khi đứng trên các tảng đá nguy hiểm để bắt cá nơi sông Mekong biến thành ghềnh thác ở hạ Lào. [Ảnh: Nicholas Muller]

Ian Baird,giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ĐNA của Đại học Wisconsin-Madison, rất lo ngại về ảnh hưởng cộng dồn của các đập, nhất là các rừng ngập nước trong tỉnh Stung Treng ở đông bắc Cambodia giáp giới với Lào.  “Một trong những đe dọa lớn nhất đối với Mekong hiện nay là có quá nhiều nước trong mùa khô,” Baird nói.  “Điều đó kết hợp với không đủ nước cho nhịp lũ, là những vấn đề liên hệ.  Chu kỳ gia tăng của hạn hán trong mùa mưa trong hạ lưu vực Mekong theo sát với cách Trung Hoa xả nước trong mùa khô và giới hạn nước trong mùa mưa.”

Những khu rừng nầy, là đất ngập nước được đề cử làm khu Ramsar, nằm trong Mekong và đang chết vì các đập ở thượng lưu xả nước trong mùa khô gây hậu quả nghiêm trọng ở hạ lưu cho rừng, cá và chim tùy thuộc vào nơi kiếm ăn phong phú nầy.  Chúng có lẽ đáng kể nhất trong toàn lưu vực Mekong và vô cùng quan trọng đối với sinh thái của sông và cuộc sống.


“Những đập nầy có ảnh hưởng lớn ở hạ lưu và tôi nghĩ đây là lý do tại sao vấn đề của rừng ngập nước ở Stung Treng cũng quan trọng vì trong khi có rất nhiều thảo luận về ảnh hưởng cộng dồn của tất cả các đập nầy.  Rừng ngập nước là ảnh hưởng đầu tiên rõ nhất thật sự của những đập nầy và nó đang xóa đi toàn thể đất ngập nước có hạng trên thế giới,” Baird nói.  “Cambodia có thể không làm gì để giảm nhẹ cái đang xảy ra trong rừng ngập nước hiện nay.  Nó ngoài tầm tay của họ và nó tùy thuộc vào cái Lào và Trung Hoa làm.”

Precarious Mekong 8

Thác Khone ở hạ Lào đánh dấu nơi sông Mekong biến thành ghềnh thác ở Lào, ngay phía bắc của biên giới Cambodia. [Ảnh: Nicholas Muller]

Ờ Tonle Sap, “Nếu chúng ta nhìn vào dữ kiện của MRC, chúng ta có thể thấy mùa mưa nầy là một cải thiện trong 3 năm qua – nhưng nó vẫn còn dưới trung bình về mực nước và khối lượng dòng chảy.  Đây là cái trên căn bản được dự đoán, vì 2019, 2020 và 2021 là những năm hạn hán.  Đó là chúng ta vẫn thấy dưới trung bình (từ năm 1997 đến 2021) cũng hợp lý, vì chúng ta biết các đập ở thượng lưu đang thay đổi thủy học của sông Mekong và Tonle Sap, (có thể có đảo ngược),”  Abby Seiff, một chuyên viên về Tonle Sap, nói.


Eyler cũng lo ngại về một đập khác trên một phụ lưu quan trọng của Mekong, Sekong, mà ông tin rằng chưa được nói đủ.  “Trên sông Sekong, chảy song song với dòng chánh Mekong ở phía đông trên biên giới Lào-Cambodia, ngay thượng lưu từ đó sẽ ngăn chận lề lối di chuyển của cá từ sông Sekong, là một phụ lưu dài chảy tự do duy nhất còn lại của Mekong,” ông nói.

Nếu đập Sekong được thực hiện, Eyler tiên đoán rằng nó sẽ là một tình huống chấm dứt trò chơi và rằng đập nhỏ cũng có ảnh hưởng như xây các đập Stung Treng và Sambor lớn hơn được dự trù trên dòng chánh Mekong.  “Cần có thêm tin tức được cung cấp về đập vì không có bao nhiêu được tiết lộ,” ông nói, bày tỏ hy vọng rằng dự án có thể được hoãn lại hay ngưng.  Tính đến tháng 9, Cambodia cũng có vẻ sẵn sàng để bắt đầu lại dự án đập Stung Treng từng được tạm ngưng.



Precarious Mekong 9

Một ngư dân gỡ lưới trước khi đi đến những nơi xa hơn của sông Mekong trong tỉnh Kratie, Cambodia. [Ảnh: Nicholas Muller]

Đa dạng sinh học Mekong ở giao điểm vô cùng quan trọng

Đánh cá và canh tác từ lâu là chỗ dựa chánh của các cộng đồng Mekong qua nhiều thế hệ, và ý nghĩa của sự ổn định đó đã được thử nghiệm.  Nuôi dưỡng nhiều loại cá cho mỗi đơn vị diện tích hơn cả Amazon, Mekong được ước tính cung cấp nơi cư trú cho ít nhất 1.100 loại cá.  Theo WWF, 4 trong số 10 loại cá nước ngọt khổng lồ vẫn còn ở trong sông Mekong và nó là nơi cư trú của nhiều loại cá khổng lồ hơn bất cứ sông nào khác trên hành tinh.  Hai loại cá. cá tra dầu và cá đuối nước ngọt được liệt kê như loại cá có nguy cơ tuyệt chủng.

Tiến sĩ Zeb Hogan, một nhà sinh học nghiên cứu của Đại học Nevada, Reno, nói những loại cá đặc biệt nầy có tầm quan trọng đặc biệt đối với Mekong.  “Những con cá biểu tượng nầy tượng trưng cho sức khỏe tổng quát của sông; và mất chúng là một cảnh báo rằng những biện pháp bảo vệ hiện nay chưa đủ để bảo vệ đa dạng sinh học và thủy sản.  Những đe dọa má cá dễ bị tổn thương nhất đối mặt – hủy hoại nơi cư trú, những thay đổi trong thủy học của sông và nơi khuyến khích sinh sản, và mất sự nối kết của sông – cũng ảnh hưởng cá thương mại quan trọng và phổ biến khác,” Hogan nói.

Vì cá tra dầu và cá đuối nước ngọt Mekong là loại di ngư đường dài, có nghĩa là nhịp điệu đời sống của chúng tùy thuộc cao độ vào đường đi lên xuống  sông không bị ngăn chận.  Cá tra dầu nay càng ngày càng ít phổ biến, với một dân số giảm ít nhất 50% trong 2 thập niên vừa qua chỉ ở Thái Lan.  Cá đuối Mekong cũng trải qua sự sụt giảm dân số từ 50-79% trong chiều dài của 3 thế hệ (45 năm).

Precarious Mekong 10

Không ảnh chụp một ngư dân quăng lưới trên hồ Tonle Sap, Cambodia. [Ảnh: Nicholas Muller]

Lo ngại rằng sự biến mất của những loại cá dễ bị tổn thương nhất không phải là con domino cuối cùng ngã xuống mà là con đầu tiên, và rằng sự sụt giảm của các loại như cá heo Irrawaddy và cá tra dầu Mekong sẽ được đi theo bởi nhiều vấn đề môi trường lan tràn hơn và sau cùng có thể đưa đến sự sụp đổ của nền thủy sản nội địa lớn nhất thế giới,” Hogan nói.

[Xin xem tiếp Phần 2]

https://mekong-cuulong.blogspot.com/2022/12


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét