Thứ Hai, 19 tháng 12, 2022

Thời sự đó đây ngày Thứ hai 19 tháng 12 năm 2022

Võ Thái Hà tổng hợp

Nga và Trung Quốc tập trận hải quân chung ở Biển Hoa Đông trong tuần này 

19/12/2022 

Reuters 

Tổng thống Nga Vladimir Putin quan sát một cuộc tập trận của Russia, ngày 6/9/2022.

Tổng thống Nga Vladimir Putin quan sát một cuộc tập trận của Russia, ngày 6/9/2022. 

Nga và Trung Quốc sẽ tổ chức các cuộc tập trận hải quân chung từ ngày 21-27/12, Reuters dẫn thông cáo của Bộ Quốc phòng Nga cho biết hôm 19/12.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết cuộc tập trận hải quân chung, diễn ra hàng năm kể từ năm 2012, sẽ có bắn tên lửa và pháo binh ở Biển Hoa Đông.

“Mục đích chính của cuộc tập trận là tăng cường hợp tác hải quân giữa Nga và Trung Quốc, đồng thời duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương”.

 

Kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào tháng 2, Moscow đã tìm cách tăng cường liên kết chính trị, an ninh và kinh tế với Bắc Kinh, đồng thời coi nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình là đồng minh chủ chốt trong liên minh chống phương Tây.

Hai nước đã ký kết quan hệ đối tác chiến lược “không giới hạn” chỉ vài ngày trước khi Moscow tiến hành cuộc xâm lược trên bộ lớn nhất ở châu Âu kể từ Thế chiến II vào tháng 2, nhưng Bắc Kinh bày tỏ lo ngại về các hành động của Nga ở Ukraine.

Nga cho biết 4 tàu của họ sẽ tham gia cuộc tập trận này - bao gồm cả tàu tuần dương tên lửa Varyag - trong khi 6 tàu Trung Quốc sẽ tham gia cùng với máy bay và trực thăng của cả hai bên.

Các tàu Nga hôm 19/12 đã khởi hành từ cảng Vladivostok ở Viễn Đông để tham gia cuộc tập trận kéo dài một tuần, bắt đầu vào 21/12.

Máy bay không người lái ‘kamikaze’ của Nga tấn công Kyiv khi ông Putin tới Belarus 

19/12/2022 

Reuters 

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko gặp nhau ngày 26/09/2022. (Gavriil Grigorov, Sputnik, Kremlin Pool Photo via AP)

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko gặp nhau ngày 26/09/2022. (Gavriil Grigorov, Sputnik, Kremlin Pool Photo via AP) 

Moscow vừa phát động một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái “kamikaze” hôm 19/12, đánh vào cơ sở hạ tầng quan trọng trong và xung quanh Kyiv, khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Belarus, làm dấy lên lo ngại rằng ông sẽ gây áp lực buộc đồng minh Liên Xô cũ của mình tham gia một cuộc tấn công mới vào Ukraine, theo Reuters.

Belarus cho phép sử dụng lãnh thổ của mình làm bệ phóng cho cuộc xâm lược nước láng giềng Ukraine vào ngày 24/2 của Moscow, nhưng không tham gia trực tiếp vào cuộc chiến này.

“Bảo vệ biên giới của chúng tôi, cả với Nga và Belarus - là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi”, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết sau cuộc họp hôm 18/12 với chỉ huy quân sự hàng đầu của Ukraine. “Chúng tôi đang chuẩn bị cho tất cả các tình huống phòng thủ có thể xảy ra”.

Ông Putin tới Belarus trong chuyến thăm đầu tiên sau 3 năm rưỡi và Điện Kremlin mô tả đây là một “chuyến công du” lớn và hội đàm với Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko.

Ông Lukashenko nhiều lần nói rằng ông không có ý định đưa quân đội của mình vào Ukraine. Nhưng các quan chức Ukraine cảnh báo trong nhiều tháng rằng Belarus một lần nữa có thể đóng vai trò là căn cứ cho một cuộc tấn công trên bộ vào Kyiv.

Hãng thông tấn Interfax của Nga đưa tin, dẫn lời Bộ Quốc phòng Nga, cho biết các binh sĩ Nga đã tới Belarus vào tháng 10 sẽ tiến hành các cuộc tập trận chiến thuật cấp tiểu đoàn.

Hiện chưa rõ khi nào họ sẽ bắt đầu.

Lực lượng Không quân Ukraine cho biết lực lượng phòng không của họ đã bắn hạ 30 máy bay không người lái “kamikaze”, đây là cuộc không kích thứ ba của Nga vào thủ đô Ukraine trong 6 ngày qua và là vụ mới nhất trong một loạt cuộc tấn công kể từ tháng 10 nhằm vào lưới điện Ukraine, gây ra tình trạng mất điện diện rộng giữa lúc thời tiết giá lạnh.

Thị trưởng Kyiv cho biết không có ai chết hoặc bị thương trong các cuộc tấn công vào Kyiv làm rung chuyển các quận Solomianskyi và Shevchenkivskyi của thủ đô, theo thông tin sơ bộ.

Máy bay không người lái “Kamikaze” là loại máy bay dùng một lần, được sản xuất với giá rẻ, bay về phía mục tiêu trước khi giảm mạnh với vận tốc và phát nổ khi va chạm.

Quận Solomianskyi ở phía tây Kyiv là một trung tâm giao thông đông đúc, nơi có nhà ga xe lửa và một trong hai sân bay hành khách của thành phố.

Các quan chức Kiev cho biết 18 trong số 23 máy bay không người lái đã bị bắn hạ trên thành phố 3,6 triệu dân.

Thị trưởng Vitali Klitschko cho biết trên mạng Telegram: “Do cuộc tấn công vào thủ đô, các cơ sở hạ tầng quan trọng đã bị hư hại.

“Các kỹ sư năng lượng và sưởi ấm đang làm việc để nhanh chóng ổn định tình hình bằng nguồn cung cấp năng lượng và nhiệt”.



Đức oằn mình dưới mô hình dựa vào Trung Quốc và Nga 

Tác giả Fan Yu 

19/12/2022

Đức oằn mình dưới mô hình dựa vào Trung Quốc và Nga

Thủ tướng Đức Olaf Scholz đến dự cuộc họp nội các hàng tuần tại phủ thủ tướng ở Berlin, Đức, hôm 10/08/2022. (Ảnh: Michael Sohn/AP Photo) 

Tháng trước (11/2022), Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã thừa nhận một điều mà mọi người Đức đều biết nhưng ngại nói ra: mô hình kinh doanh của quốc gia này đã hỏng. 

Mô hình kinh doanh chiến lược quốc gia của Đức, dựa trên toàn cầu hóa và phụ thuộc lẫn nhau, đang phản tác dụng. Đó là việc xây dựng quốc gia theo kiểu tương đương bỏ tất cả trứng vào cùng một giỏ. Trong trường hợp này là hai giỏ: Nga và Trung Quốc. Đức phụ thuộc vào Nga trong hầu hết nhu cầu năng lượng, và phụ thuộc vào Trung Quốc trong hầu hết hoạt động của nền kinh tế định hướng xuất cảng của mình. 

Ông Scholz cho biết “sự phụ thuộc một chiều” của Đức vào Trung Quốc và Nga phải chấm dứt. 

Thủ tướng Đức đang thay đổi chính sách lâu đời của Đức. Quốc gia này đang cam kết dành 2% GDP cho quốc phòng và củng cố hệ thống phòng thủ phía đông của NATO, đẩy nhanh việc rời bỏ năng lượng của Nga, xây dựng thêm các bến cảng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) và cam kết trở thành một quốc gia hạt nhân. 

Tuy nhiên, ông Scholz không phải là không có lỗi trong hoàn cảnh khó khăn hiện tại của Đức. Trong nhiều năm, ông đã giữ chức bộ trưởng tài chính và phó thủ tướng trong chính phủ cựu thủ tướng Angela Merkel. 

Hồi đầu tháng 12, các phương tiện truyền thông địa phương của Đức đã công bố các trích đoạn của một báo cáo chiến lược bị rò rỉ của Bộ Kinh tế dự đoán căng thẳng gia tăng giữa Đức và Trung Quốc, và việc Trung Quốc sẽ tiến tới sáp nhập Đài Loan muộn nhất là vào năm 2027. Nếu sự sáp nhập này trở thành hiện thực, thì toàn bộ sự việc này sẽ mở đường cho nhiều tổn thất kinh tế hơn đối với Đức. 

Báo cáo nói trên cho biết thêm rằng trong khi Trung Quốc cố gắng trong nhiều năm để giảm sự phụ thuộc vào ngoại quốc — một diễn biến mà The Epoch Times đã đưa tin rộng rãi — thì Đức và Âu Châu lại rơi vào tay Trung Quốc và thay vào đó tăng gấp đôi mức độ phụ thuộc của họ vào Trung Quốc. 

Nhưng việc thay đổi hướng đi nói thì dễ hơn làm. 

Đức là một quốc gia công nghiệp phát triển. Nguồn năng lượng của họ không đa dạng lắm. Nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ và khí đốt chiếm 60% nguồn năng lượng của Đức, và Nga là nhà cung cấp lớn nhất của cả hai nguồn năng lượng này. 

The Economist viết hồi tháng 04/2022: “Đức đã nhập cảng khí đốt, dầu mỏ, và than trị giá khoảng 1.8 tỷ euro (khoảng 2 tỷ USD) mỗi tháng từ Nga, qua đó giúp tài trợ cho cuộc chiến của ông Vladimir Putin ở Ukraine.” 

Giờ đây, quốc gia này đang ráo riết xây dựng các cảng LNG mới để bổ sung cho nhu cầu năng lượng của mình. LNG được vận chuyển bằng tàu và Hoa Kỳ là một nước xuất cảng lớn. Hồi cuối tháng Chín, chính phủ ông Scholz đã công bố chương trình “lá chắn phòng thủ” trị giá 200 tỷ euro (209 tỷ USD) để hạn chế giá khí đốt cho người tiêu dùng và doanh nghiệp cũng như trợ cấp cho các công ty nhập cảng năng lượng. 

Về mặt thương mại, tháng trước các chính trị gia Đức đã thực hiện các chuyến công du khắp Á Châu, đánh giá lại các mối quan hệ hiện có và củng cố các mối quan hệ mới. 

Một số người đứng đầu của ngành công nghiệp Đức đã tham gia, trong đó có lãnh đạo của các đại công ty công nghiệp BASF và Siemens, cũng như đại gia tài chính Deutsche Bank. 

Các chính phủ tiền nhiệm của Đức đã quá phụ thuộc vào Trung Quốc, một quốc gia mà nhà cầm quyền cộng sản tại nơi đó đã ngày càng trở nên thù địch với phương Tây và các đồng minh. Chính sách phụ thuộc vào Trung Quốc được hình thành gần như hoàn toàn bởi lợi ích của các doanh nghiệp Đức, vốn phụ thuộc vào nhu cầu của Trung Quốc và đã đầu tư rất nhiều vào sản xuất của Trung Quốc. 

Đức phải chuẩn bị cho một thế giới mà Trung Quốc ngày càng trở nên bị cô lập và bị cắt đứt với phần còn lại của thế giới. 

Không quốc gia nào có thể thay thế nhu cầu mãnh liệt của Trung Quốc đối với hàng xuất cảng của Đức bao gồm máy móc công nghiệp, thiết bị kỹ thuật, và xe hơi. Nhưng nước Đức phải bắt đầu từ một xuất phát điểm nào đó. 

Ông Volker Treier, người đứng đầu bộ phận ngoại thương tại Hiệp hội các Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức (DIHK) ở Berlin, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg hồi tháng 11: “Từ bỏ Trung Quốc hoàn toàn chắc chắn không phải là một lựa chọn.” 

“Các doanh nghiệp Đức đang cố gắng đa dạng hóa và đề phòng khả năng sụt giảm mạnh hơn trong các mối quan hệ thương mại với Trung Quốc.” 

Các doanh nghiệp Đức cần phải được khuyến khích đa dạng hóa khỏi thị trường Trung Quốc. Việc đa dạng hóa này sẽ hao tổn chi phí, và sẽ làm tổn hại đến lợi tức của các công ty, chí ít là tạm thời. Và cần có sự cam kết từ cộng đồng doanh nghiệp, các chính trị gia Đức, và các đồng minh của Đức trong Liên minh Âu Châu.” 

Cho đến nay, sự xoay trục của Đức đã có lực đẩy hạn chế. Trong khi hồi tháng trước Đức đã ngăn chặn việc Trung Quốc mua lại một nhà máy sản xuất vi mạch bán dẫn trong nước, thì vào đầu tháng 12, quốc gia này đã từ chối đi theo sự dẫn dắt của Hoa Kỳ trong việc ban hành một lệnh cấm hoàn toàn việc nhập cảng thiết bị viễn thông do đại công ty viễn thông Trung Quốc Huawei sản xuất. Hồi tháng 10, Berlin đã cho phép đại tập đoàn vận tải COSCO thuộc sở hữu của chính quyền Trung Quốc mua một nhà ga ở cảng Hamburg, mặc dù chính phủ Đức đã chọn một khoản đầu tư nhỏ hơn so với kế hoạch ban đầu mà công ty Trung Quốc này đề ra. 

Tất cả những sự việc này đặt ra câu hỏi: [Hành động hiện giờ của Đức] liệu có quá ít, quá muộn không?

Fan Yu là một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính và kinh tế và đã đóng góp các phân tích về nền kinh tế Trung Quốc từ năm 2015.

Cơ quan liên bang cảnh báo cơn bão mùa đông ‘lớn’ sẽ đổ bộ Hoa Kỳ trong tuần này 

Tác giả Jack Phillips 

19/12/2022

Cơ quan liên bang cảnh báo cơn bão mùa đông ‘lớn’ sẽ đổ bộ Hoa Kỳ trong tuần này

Một công nhân dọn tuyết cho xe hơi tại bãi xe hơi đã qua sử dụng Bereg sau một cơn bão trong đêm ở Orem, Utah, hôm 13/12/2022. (Ảnh: George Frey/AFP qua Getty Images) 

Một cơn bão mùa đông lớn dự kiến sẽ đổ bộ vào phần lớn Hoa Kỳ và có nguy cơ ảnh hưởng đến kế hoạch đi nghỉ Lễ Giáng Sinh của người Mỹ, theo các nhà dự báo thời tiết liên bang. 

Hôm 18/12, Cơ quan Khí Tượng Quốc gia (NWS) cho biết “một hệ thống bão lớn được dự báo sẽ ảnh hưởng đến phần lớn Quốc gia trước Đêm Giáng Sinh, với gió giật trên diện rộng, các khu vực có mưa lớn và tuyết rơi dày, cũng như đợt lạnh buốt giá theo sau cơn bão.” 

Các nhà dự báo khác đã đưa ra các thông điệp và cảnh báo tương tự hôm 18/12. 

“Chúng tôi ngày càng chắc chắn, và điều đó có nghĩa là ngày càng có nhiều sự đồng thuận hơn về dữ liệu dự báo này, vì vậy cơn bão mùa đông lớn này sẽ có nhiều khả năng xảy ra,” nhà khí tượng học Amy Freeze của Fox Weather cho biết. “Hiện tại khoảng thời gian dự báo là cơn bão có thể kéo dài đến cuối tuần Lễ Giáng Sinh. Đối với một số người, đó là một cơn ác mộng. Đối với những người khác, đây có thể là giấc mơ về một Lễ Giáng Sinh trắng sẽ thành hiện thực.” 

Theo AccuWeather, cơn bão được dự đoán trước này sẽ mang đến “lượng tuyết lớn, mưa và gió dữ dội từ vùng Đồng bằng đến Bờ Đông Hoa Kỳ.” 

Cơ quan dự báo thời tiết cho biết cơn bão sẽ ập đến cùng với “một đợt không khí lạnh sẽ khiến nhiệt độ lạnh thấu xương trong suốt kỳ nghỉ cuối tuần và có thể sẽ là một trong những thời kỳ không khí Bắc Cực dữ dội và kéo dài nhất vào dịp Lễ Giáng Sinh trong nhiều thập niên,” nhà dự báo thời tiết này cho biết, đồng thời cảnh báo về “sự đóng băng nhanh chóng.” 

Đối với phần lớn các tiểu bang Trung-Đại Tây Dương và đông bắc, triển vọng cho việc di chuyển của người dân vào ngày 22/12 là “rất thấp,” theo AccuWeather. 

“Cơn bão này có thể sẽ trở nên dữ dội, do sự thay đổi hết sức rõ rệt giữa luồng không khí bắc cực tăng mạnh đến từ các tiểu bang miền Trung và luồng không khí tương đối ấm áp trên khắp vùng đông nam Hoa Kỳ,” ông Jon Porter, nhà khí tượng học trưởng của AccuWeather cho biết. “Các cơn bão lớn ở Bờ Đông trong nhiều thập niên đã xảy ra theo kiểu thiết lập này, mang đến nguy cơ mưa tuyết lớn, gió giật, lũ lụt ven biển, giông bão nghiêm trọng, và thậm chí cả lốc xoáy ở phía nam của cơn bão này.”

Theo NWS, vào tuần tới, thời tiết lạnh giá bất thường sẽ ập đến nửa phía đông Hoa Kỳ. NWS cho biết vào giữa tuần, cũng sẽ có một đợt “nhiệt độ lạnh thấu xương song song và một hệ thống bão mạnh hơn trên Dãy núi Rocky và vùng Đồng bằng Trung tâm.”

Ông Jack Phillips là một phóng viên cao cấp của The Epoch Times tại New York. Ông chuyên về tin tức thời sự.

Thanh Tâm biên dịch

Thái Lan: Tàu Hải quân bị chìm, 33 thủy thủ mất tích

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2022/12/Thai-Lan-Tau-Hai-quan-bi-chim-33-thuy-thu-mat-tich-1.jpg

Các thủy thủ được giải cứu. (Ảnh: Chụp màn hình) 

Một tàu hải quân của Thái Lan đã chìm tại Vịnh Thái Lan. Nhiều trực thăng và tàu đã được huy động để giải cứu các thủy thủ, theo hãng tin Reuters. Hải quân Thái Lan cho biết rằng tính đến nay đã có 78 trong số 106 thủy thủ được cứu (3 người bị thương nặng), 33 thủy thủ vẫn đang mất tích. 

Cụ thể, gió mạnh đẩy nước tràn vào tàu hộ vệ HTMS Sukhothai gây sập hệ thống điện trên chiến hạm này vào tối 18/12. Hải quân Hoàng gia Thái Lan đã cử 3 tàu khu trục nhỏ và 2 trực thăng cùng máy bơm di động để hỗ trợ hút nước khỏi tàu HTMS Sukhothai. Tuy nhiên, gió mạnh đã gây khó khăn cho công việc này.

Mặc dù Hải quân Thái Lan ban đầu nhận định tất cả thủy thủ đoàn được cho là an toàn, trong một tuyên bố ngày 19/12, họ cho biết 33 người vẫn đang chờ được giải cứu dưới nước. Sự cố xảy ra khi HTMS Sukhothai tuần tra ở địa điểm cách bền tàu ở Bangsaphan, tỉnh Prachuap Khiri Khan 32 km.

Phát ngôn viên Hải quân Pogkrong Monthardpalin nói rằng tàu hộ tống Sukhothai đã bị sóng đánh mạnh hôm 18/12, khiến nó bị nghiêng sang một bên trước khi nước tràn vào. Ông cho biết nước biển tràn vào tàu qua một đường ống, cắt đứt nguồn điện của tàu Sukhothai và khiến thủy thủ đoàn không thể kiểm soát. Nước sau đó tràn vào thân tàu và con thuyền bắt đầu lật úp.

Các video và hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy Sukhothai nghiêng gần 60 độ so với mặt nước, cũng như tiếng gió thổi và tiếng la hét của các thủy thủ ở phía sau.

Trong những ngày gần đây, khu vực miền Nam Thái Lan đã hứng chịu bão và ngập lụt. Các tàu thuyền đều nhận cảnh báo neo đậu trên bờ.

Phan Anh

Bloomberg: Thị trường chứng khoán của Nga giảm mạnh nhất năm 2022

https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2022/12/thi-truong-chung-khoang-nga.jpg

Trong 92 chỉ số được theo dõi của Bloomberg, thị trường chứng khoán Nga giảm mạnh nhất trong năm 2022. (Ảnh minh họa: Bigc Studio/Shutterstock) 

Theo Bloomberg, Chỉ số chứng khoán của Nga giảm mạnh nhất trong 92 thị trường được theo dõi, tương đương mất 35% giá trị, chủ yếu bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến ở Ukraine và các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Thị trường chứng khoán của Nga đã bị loại khỏi các chỉ số tham chiếu trên toàn cầu do xâm lược Ukraine vào cuối tháng 2/2022. Bên cạnh đó, các quỹ ETF theo dõi thị trường này thì bị phong tỏa hoặc đóng cửa. Nhà đầu tư trong nước khó bảo vệ thị trường khỏi tác động từ cuộc chiến, dù phần lớn người nước ngoài vẫn đang bị cấm bán cổ phiếu Nga họ nắm giữ.

Hồi tháng 2, đà bán tháo đã khiến thị trường Nga đóng cửa lâu kỷ lục. Chỉ số RTS (tính theo USD) năm nay cũng giảm 35% – tệ nhất trong 92 chỉ số mà Bloomberg theo dõi trên toàn cầu Chỉ số MOEX Russia (tính theo đồng ruble) thì đang hướng tới năm giảm mạnh nhất kể từ 2008. Mức giảm có thể còn lớn hơn nếu chiến tranh vẫn kéo dài.

Đầu tháng 12, Liên minh châu Âu (EU) và Khối G7 đã thống nhất cấm các công ty trong khối cung cấp dịch vụ với dầu Nga, ví dụ như: bảo hiểm, vận chuyển…nếu bán trên 60 USD một thùng. Cổ phiếu ngành dầu mỏ tại Nga cũng chịu ảnh hưởng khi giá dầu thế giới biến động.

“Thị trường chứng khoán Nga phản ánh triển vọng ảm đạm khi các lệnh trừng phạt bắt đầu gây sức ép lên kinh tế trong nước”, Piotr Matys – Chiến lược gia tiền tệ tại InTouch Capital Markets cho biết.

“Khả năng kinh tế toàn cầu đi xuống trong vài quý tới không hề có lợi cho dầu Nga, đặc biệt trong bối cảnh EU cam kết giảm phụ thuộc vào hàng Nga”.

Lukoil và Gazprom – hai cổ phiếu hàng đầu trong chỉ số MOEX – đã mất giá 30% và 53% trong năm 2022. Trong khi đó, ngân hàng lớn nhất Sberbank giảm tới 54% do các lệnh trừng phạt khiến Nga không thể tiếp cận dự trữ ngoại hối ở nước ngoài, còn các nhà băng bị loại khỏi hệ thống SWIFT.

Lo ngại Tổng thống Nga Vladimir Putin mở rộng việc huy động quân nhân dự bị cũng khiến nhà đầu tư cá nhân trong nước ngần ngại rót tiền vào thị trường chứng khoán.

“Tôi ngạc nhiên khi thấy thị trường chứng khoán Nga bị định giá thấp, vì mọi rủi ro địa chính trị đều đã được phản ánh trong các đợt trừng phạt đầu tiên rồi. Kể cả trần giá cũng không phải yếu tố làm thay đổi cục diện chứng khoán Nga”, Iskander Lutsko – Chiến lược gia đầu tư tại ITI Capital (Moskva) nhận định.

Ông Lutsko cho rằng chứng khoán liên tục đi xuống là do “thiếu sự hỗ trợ trừ các quỹ đầu tư trong nước và nhu cầu của nhà đầu tư cá nhân yếu, do rủi ro từ lệnh huy động quân nhân và dòng tiền tiết kiệm bị rút ra”.

Chiến sự và các lệnh trừng phạt có thể còn tiếp diễn vào năm 2023. Vì thế, tình hình trên thị trường chứng khoán của Nga khó có cơ hội phục hồi. Tuần trước, EU còn công bố áp gói trừng phạt thứ 9 lên Nga, đưa thêm nhiều ngân hàng, quan chức nước này vào danh sách bị hạn chế.

“Nếu không có dòng vốn mới, và các lệnh trừng phạt mới của phương Tây giữ nguyên, chứng khoán Nga nhiều khả năng có thể tiếp tục đi xuống năm 2023”, Matys tại InTouch Capital Markets cho biết.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Nga sẽ không chấp nhận mức giá trần, đồng thời cho biết thêm rằng họ cần phân tích tình hình trước khi quyết định một phản ứng cụ thể.

EU, G7 và Australia đã thông qua mức trần giá 60 USD/thùng đối với dầu vận chuyển bằng đường biển của Nga, có hiệu lực từ hôm 5/12.

Chủ tịch Ủy ban EU Ursula von der Leyen cho biết trong một tuyên bố: “G7 và tất cả các quốc gia thành viên EU đã đưa ra quyết định sẽ gây ảnh hưởng nặng nề hơn đến doanh thu của Nga và làm giảm khả năng gây chiến ở Ukraine”.

Bà nói: “Nó cũng sẽ giúp chúng tôi ổn định giá năng lượng toàn cầu, mang lại lợi ích cho các quốc gia trên thế giới hiện đang phải đối mặt với giá dầu cao.”

Nhưng đại diện thường trực của Nga tại các tổ chức quốc tế ở Vienna, Mikhail Ulyanov, đã cảnh báo rằng châu Âu sẽ đưa ra quyết định sai lầm.

“Từ năm nay, châu Âu sẽ sống mà không có dầu của Nga,” ông Ulyanov viết trên Twitter. “Moscow đã nói rõ rằng họ sẽ không cung cấp dầu cho những quốc gia ủng hộ giá trần chống lại giá thị trường. Rất nhanh thôi, EU sẽ cáo buộc Nga sử dụng dầu mỏ làm vũ khí”.

Nhất Tín, theo Bloomberg

Cuộc đời chính trị của ông Putin bước vào thời gian đếm ngược

https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2022/12/anh-chup-man-hinh-2022-12-19-luc-54240-ch-700x366.jpg

Tổng thống Nga Vladimir Putin. 

Hơn 9 tháng kể khi Nga xâm lược Ukraina, Matxcơva liên tiếp gặp thất bại. Sự bất mãn của người dân ở Nga cũng đang tăng cao. Các nhân vật đối lập lập luận rằng Nga đã thua trong cuộc chiến và những ngày cai trị của Tông Thống Putin sắp kết thúc.

Theo Aboluowang, nhân vật đối lập ở Mátxcơva Yulia Galiamina chỉ ra: “Nếu ông Putin không bắt đầu cuộc chiến này, ông ấy có thể đã nắm quyền trong một thời gian dài hơn, nhưng giờ đây những ngày của ông ấy đang đếm ngược theo đúng nghĩa đen, chế độ của Putin đang sụp đổ và ông ta nhận thức rõ điều đó”.

Ông Garry Kasparov, một nhà phê bình Điện Kremlin, cũng chỉ ra rằng Nga rõ ràng đã thua trong cuộc chiến, điều này sẽ dẫn đến sự sụp đổ của chế độ, nhưng câu hỏi đặt ra là có bao nhiêu người nữa sẽ chết trước khi điều này diễn ra.

Thời báo New York vào ngày 17/12 cũng tiết lộ rằng một số nhà tài phiệt Nga bị phương Tây trừng phạt đã phàn nàn rằng họ bị lừa xuất hiện trên TV để tạo ảo giác ủng hộ cuộc chiến của ông Putin.

Ông Konstantin Zatulin, một thành viên của “Đảng Nước Nga Thống nhất” của TT Putin, nói rằng ban đầu ông dự kiến ​​​​phát biểu thay mặt đảng vào ngày 15 tháng 2, đề nghị rằng trừ khi Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky đích thân phát động các hoạt động quân sự, thì Nga sẽ không xâm lược nước láng giềng.

Tuy nhiên, ban lãnh đạo đảng đã hủy bỏ bài phát biểu năm phút trước cuộc họp dự kiến.

Ông Zaturin nói: “Tôi chưa sẵn sàng cho sự thay đổi này. … Mọi thứ xảy ra liên quan đến quyết định này không chỉ khiến tôi mà còn rất nhiều người nắm quyền ngạc nhiên”.

Bá Long 

Á quân Cúp Bóng đá thế giới: Đội Pháp trở về trong vinh quang

19/12/2022

Người hâm mộ chờ đón kết quả trận chung kết Pháp - Achentina trên đại lộ Champs Elysees, Paris, Pháp, ngày 18/12/2022. REUTERS - DENIS BALIBOUSE 

Thanh Hà /RFI

Không giữ được chức vô địch, nhường ngôi sao vàng thứ ba trên ngực áo cho Achentina, thế nhưng đội tuyển Pháp đã rời sân cỏ Qatar trong vinh quang. Với thêm 3 lần ghi bàn trong một trận chung kết hôm qua, 18/12/2022, tổng cộng là 8 bàn thắng, Kylian Mbappé đoạt danh hiệu vua phá lưới Worrld Cup 2022. Đội tuyển Áo Lam dưới sự dẫn dắt của huấn luyện viên Didier Deschamps đã thực sự làm giới hâm mộ mê say. 

Chiều nay, đội tuyển Pháp sẽ trở về Paris và theo chương trình sẽ hội ngộ với người hâm mộ ở Paris. Bộ trưởng Thể Thao, bà Amélie Oudéa Castéra, cho biết trên nguyên tắc máy bay của Mbappé và các đồng đội của anh sẽ đáp xuống phi trường Roissy – Charles de Gaulle, ngoại ô phía bắc Paris, vào khoảng 6 giờ chiều nay. Đội tuyển Áo Lam sẽ không diễu hành trên đại lộ Champs Elysée, nhưng sẽ đến Quảng trường Concorde để cảm ơn nhiệt tình của công chúng đã dành cho đội Pháp trong suốt mùa bóng.

Tổng thống Emmanuel Macron ngay từ chiều qua đã có những lời an ủi đội Pháp để hụt chiếc Cúp vàng và bỏ lỡ cơ hội đi vào lịch sử với tư cách đội tuyển hai lần liên tiếp đoạt chức vô địch thế giới. Dù vậy, theo ông Macron, đội Pháp đã « tiến rất gần đến đích » và trong những tuần qua « đã đem lại cho cả một dân tộc những thời khắc tuyệt đẹp » và « người Pháp rất tự hào » về những thành tích của đội bóng quốc gia, với một trận chung kết đấu hết mình và đầy kịch tính.

Về phần mình, huấn luyện viên Deschamps, tuy thất vọng trước hồi kết quá « nghiệt ngã », cho dù Kylian Mbappé và đồng đội đã đảo ngược tình huống ở vào phút thứ 80 - 81, nhưng cũng nhìn nhận tài năng rất lớn và dấu ấn lớn không kém của Mbappé tại một giải bóng đá thế giới « đi vào kỷ lục ». Với đội trưởng Hugo Lloris, 35 tuổi, Cúp bóng đá Qatar 2022 là gạch nối giữa hai thế hệ các tuyển thủ Pháp mà Mbappé là gương mặt tiêu biểu nhất của lớp cầu thủ đang lên.

Cổ động viên Pháp đương nhiên thất vọng với kết quả sau cùng, nhưng đã thực sự hạnh phúc vì được xem một trận chung kết « có một không hai ». Các cầu thủ của Didier Deschamps đã cống hiến cho làng bóng thế giới một trận đấu « kinh điển », một trận so tài « hồi hộp đến ngạt thở ».

Tại Pháp hôm qua có hơn 24 triệu khán giả trực tiếp theo dõi trận đấu qua đài truyền hình. Đài tư nhân TFI nói đến « một kỷ lục chưa từng thấy » thu hút 81 % khán giả trên toàn quốc trong thời gian từ 16 đến 19 giờ.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét