Thứ Hai, 12 tháng 12, 2022

Độc tài độc đảng có chăm sóc cho người già cần được chăm sóc không?

Phạm Đình Bá

Ảnh: Người già bán hàng rong ở TP. HCM. Ảnh minh hoạ: Soha.vn

Báo Quân đội ngày 30/11/2022 có bài về phòng chống diễn biến hòa bình mang tựa là “Nhắm mắt trông voi” mô tả một cuộc đối thoại và bao gồm một hình ảnh loa phường với các từ “Phản động” 🡺 “Bôi xấu”, “Xuyên tạc”, “Suy diễn”, và “Kích động”. [1]

Hỏi: Anh nhân viên bảo vệ - Bác cho em hỏi tý. Em vừa đọc bài viết của một tờ báo có trụ sở ở nước ngoài. Họ đề cập về người cao tuổi ở Việt Nam và cho rằng người cao tuổi ở nước ta không được chăm sóc theo đúng Luật Người cao tuổi. Rồi họ so sánh việc Nhà nước ta bảo đảm các chế độ như khám, chữa bệnh, trợ cấp... dành cho người già, người cao tuổi chưa được như một số nước khác. Em là em chưa đồng ý với kiểu so sánh ấy. Thế bác có thông tin gì thêm về vấn đề này không?


Đáp: Anh cán bộ - Tôi cũng có đọc bài viết ấy rồi. Thực ra đó là một kiểu so sánh khập khiễng. Các cụ ta xưa có câu “Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”. Ở tầm quốc gia cũng vậy, việc bảo đảm an sinh xã hội, trong đó có bảo đảm một số chế độ, chính sách cho người cao tuổi, chúng ta phải căn cứ vào thu nhập của quốc gia. Nghĩa là có nguồn thu lớn thì khả năng bảo đảm sẽ lớn. Còn ở nước ta, những năm gần đây, việc bảo đảm chế độ dành cho người già, người cao tuổi tuy chưa thể so sánh với các quốc gia phát triển nhưng có thể khẳng định, việc này đã được Đảng, Nhà nước, xã hội ta quan tâm rất chu đáo.

Thực tế vụ việc ra sao? Độc tài độc đảng muốn độc quyền quyền lực nhưng lại chối tội không nhận trách nhiệm khi kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa làm nghèo cả nước. Năm 2021, VN nghèo hơn Indonesia, Thái và Nhật, với tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người tính theo tiền đô Mỹ là: VN $3.964, Indonesia $4.291, Thái $7,233 và Nhật $39.285. [2]

Theo một chương trong cuốn sách “Đối phó với Già hóa Dân số Nhanh ở Châu Á” xuất bản năm 2021 ở Indonesia, các nhà nghiên cứu Phan Hong Van, Khuong Anh Tuan and Tran Thi Mai Oanh tóm lược các dữ liệu về ‘Người cao tuổi và Chăm sóc dài hạn ở Việt Nam’. [3] 

Ở VN, tỷ lệ dân số trên 60 tuổi đạt 10% vào năm 2011. Hiện có 11,6% trên 60 tuổi; con số đó sẽ tăng lên 16,7% vào năm 2029 và 21,37% vào năm 2039. 

Chương nầy neo rõ - một hệ thống chăm sóc cho người cao tuổi vẫn còn là một khái niệm mới ở Việt Nam. [3]  Hầu hết các dịch vụ chăm sóc người già được cung cấp chủ yếu bởi người trong gia đình, những người phần lớn không được giáo dục hoặc được người ngoài hỗ trợ về cách chăm sóc. Chăm sóc từ gia đình ngày càng giảm và không đủ. Một số những người có nhu cầu chăm sóc phức tạp cần được hỗ trợ ngoài khả năng mà các thành viên trong gia đình có thể cung cấp.

Không có tiêu chí nào điều chỉnh các dịch vụ chăm sóc dài hạn cho người già chính thức mặc dù nhiều người có thể mua các dịch vụ nầy được. [3] Dân có tiền có thể mua các dịch vụ chất lượng cao có sẵn ở một số nơi. Bộ Y tế và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội có các chương trình cung cấp các yếu tố của dịch vụ chăm sóc dài hạn cho người già. Tổ chức quần chúng và khu vực tư nhân cũng cung cấp các dịch vụ nầy. Tuy nhiên, không có mô hình dựa trên chăm sóc dài hạn cho người già toàn diện hoặc hội nhập quốc gia của các dịch vụ khác nhau với quan điểm dài hạn về chăm sóc lấy con người làm trung tâm.

Thử nhìn một vài nước trong khu vực xem họ chăm sóc dài hạn những người lớn tuổi của nước họ ra sao?

Năm 2016, khoảng 12,4% dân số Châu Á– khu vực Thái Bình Dương có tuổi ≥60 năm. Đến năm 2050, con số này dự kiến ​​sẽ tăng lên hơn 25%, đó là tương đương với 1,3 tỷ người. [4]

Dân số già ở các nước có thu nhập thấp và trung bình là tăng trưởng nhanh hơn so với ở các nước có thu nhập cao. [4]  Đến năm 2050, gần 80% dân số già trên thế giới sẽ được tìm thấy ở các nước kém phát triển. Vì vậy, xã hội ở các quốc gia này được dự đoán sẽ có lượng người già tăng nhanh trong đó tổng sản phẩm quốc nội trên đầu người có thể thấp hơn đáng kể so với tổng sản phẩm quốc nội của các nước phát triển ở cùng giai đoạn chuyển đổi về số lượng người già trong xã hội. Tổng sản phẩm quốc nội thấp thì lại không đủ tiền chi trả các dịch vụ y tế và xã hội để hỗ trợ và chăm sóc dài hạn cho người già.

Các bệnh mãn tính và đa bệnh trở thành phổ biến hơn trong các xã hội già hóa, do đó đòi hỏi chuyển đổi hệ thống cung cấp dịch vụ y tế được thiết kế chủ yếu cho các bệnh cấp tính. [4]  Năm 2002, Tổ chức Y tế Thế giới đã phát triển chính sách y tế “Chăm sóc Sáng tạo cho các Bệnh mãn tính” bằng cách điều chỉnh mô hình chăm sóc mãn tính (bệnh kéo dài thường trực) cho các nước có thu nhập thấp và trung bình. 

Kể từ năm 2008, chăm sóc sức khỏe ban đầu đã được hồi sinh. Chăm sóc sức khỏe ban đầu là cách tiếp cận toàn xã hội nhằm tổ chức và củng cố hiệu quả hệ thống y tế quốc gia nhằm mang lại các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và phúc lợi cho cộng đồng gần với thành viên của cộng đồng hơn. Nó có 3 hợp phần: dịch vụ y tế tổng hợp để đáp ứng nhu cầu sức khỏe của người dân trong suốt cuộc đời của họ.

Chăm sóc sức khỏe ban đầu thường sử dụng phương pháp tiếp cận tích hợp, lấy con người làm trung tâm trong việc phát triển các hệ thống cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe để giải quyết các tình trạng già hóa và mãn tính. Phương pháp tiếp cận tích hợp là dịch vụ chăm sóc được lên kế hoạch với những người làm việc cùng nhau để hiểu người sử dụng dịch vụ và (những) người chăm sóc họ, giúp họ kiểm soát và điều phối cũng như cung cấp dịch vụ để đạt được kết quả tốt nhất.

Cách tiếp cận tích hợp này dựa trên kinh nghiệm và bằng chứng thu được từ các khu vực khác nhau, bao gồm cả khu vực Châu Âu, nơi trước đây đã chỉ ra rằng chăm sóc tích hợp là một nguyên tắc cho hệ thống cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe mới cho người cao tuổi. [4]  Phân tích những trường hợp ở Úc, Canada, Hà Lan, New Zealand, Thụy Điển và Hoa Kỳ, cho rằng các chương trình chăm sóc tích hợp liên quan đến những đổi mới từ dưới lên do nhu cầu của địa phương.

Bảo hiểm chăm sóc dài hạn đã được thực hiện tại Nhật Bản vào năm 2000. Sau một thập kỷ thực hiện, ba định hướng đã được đề xuất bởi Ủy ban Quốc gia về Cải cách An sinh xã hội: chuyển chăm sóc từ bệnh viện đến chăm sóc dựa vào cộng đồng; chuyển từ chữa bệnh đến chữa bệnh và chăm sóc; và cải cách toàn diện chăm sóc y tế và chăm sóc dài hạn.

Tại Thái Lan, Ủy ban Quốc gia về Người cao tuổi và Bộ Phát triển Xã hội và An sinh Con người đã sửa đổi Kế hoạch Quốc gia về Người cao tuổi vào năm 2009, nêu rõ nhu cầu 'thiết lập và phát triển dịch vụ y tế và xã hội bao gồm cả dịch vụ chăm sóc sức khỏe lâu dài'. Mô hình y tế nhấn mạnh chăm sóc tại nhà bao gồm đồng thời dịch vụ chăm sóc sức khỏe và dịch vụ xã hội. Mô hình giải quyết các dịch vụ sau: (1) dịch vụ hỗ trợ chăm sóc dài hạn; (2) hệ thống điều dưỡng; (3) điều trị các bệnh mãn tính nghiêm trọng, chẳng hạn như tăng huyết áp, tiểu đường và bệnh mạch máu não; (4) tình nguyện viên dựa vào cộng đồng; (5) hỗ trợ người chăm sóc tiếp cận kiến ​​thức và kỹ năng phù hợp với công việc chăm sóc người bệnh.

Indonesia đã phát triển các chính sách để cải thiện phúc lợi người cao tuổi. Những chính sách này đã dẫn đến phát triển các trung tâm dịch vụ cộng đồng cho người già. Các trung tâm tích hợp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và phúc lợi cho người cao tuổi trong hệ thống y tế đã được thiết lập. Bộ Y tế và Phúc lợi cũng đã phát triển Kế hoạch Hành động Quốc gia cho người cao tuổi nhằm mục đích cung cấp tài liệu tham khảo cho chính quyền trung ương, khu vực và các bên liên quan khác ở dạng các bước phải được thực hiện liên tục để cải thiện tình trạng sức khỏe ở người cao tuổi đến năm 2019. 

Các mô hình dịch vụ ở Nhật Bản, Thái Lan và Indonesia bao gồm chăm sóc sức khỏe, chăm sóc dài hạn và dịch vụ xã hội cho người cao tuổi. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở các quốc gia này giải quyết hầu hết các dịch vụ mà bác sĩ đa khoa và nhân viên y tế có thể cung cấp, bao gồm chăm sóc cấp cứu, chăm sóc giảm nhẹ (cho bệnh nhân không còn chữa lành được) và chăm sóc giai đoạn cuối đời người. 

Các dịch vụ tích hợp được cung cấp cả tại nhà và tại các cơ sở, chẳng hạn như viện dưỡng lão theo mô hình Nhật Bản, và cung cấp tại nhà theo mô hình Thái Lan và Indonesia. Trong mô hình Nhật Bản, dịch vụ chăm sóc tại nhà chủ yếu dựa vào các phòng khám tư nhân, trạm điều dưỡng thăm khám tại nhà và các cơ quan chăm sóc dài hạn tại nhà theo kế hoạch chăm sóc do người quản lý chăm sóc làm việc tại một trong những cơ sở chăm sóc này xây dựng. 

Mặt khác, các nhóm từ bệnh viện huyện cung cấp dịch vụ chăm sóc tích hợp tại nhà theo mô hình Thái Lan và các nhóm di động của trung tâm dịch vụ cộng đồng cung cấp dịch vụ chăm sóc tích hợp tại nhà ở Indonesia. Các mô hình của Nhật Bản và Thái Lan đề xuất các hoạt động nâng cao sức khỏe thông qua các nhóm cộng đồng hoặc các tổ chức xã hội dân sự. Việc cung cấp phục hồi chức năng tại nhà đặc biệt hạn chế ở cả Thái Lan và Indonesia.

So với Nhật, Thái và Indonesia, VN không chăm sóc những người già cần được chăm sóc.  

Nguồn:

https://www.qdnd.vn/phong-chong-dien-bien-hoa-binh/nham-mat-xem-voi-712512

https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.PCAP.CD

Van, P.H., K.A. Tuan and T.T.M. Oanh (2021), ‘Older Persons and Long-term Care in Viet Nam’, in Komazawa, O. and Y. Saito (eds.), Coping with Rapid Population Ageing in Asia. Jakarta: ERIA, pp.45-56.

Noda S, et al. Service Delivery Reforms for Asian Ageing Societies: A Cross-Country Study Between Japan, South Korea, China, Thailand, Indonesia, and the Philippines. Int J Integr Care. 2021 Apr 6;21(2):1.  


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét