Thứ Năm, 3 tháng 11, 2022

Bản tin ngày Thứ năm 03 tháng 11 năm 2022

 


Trước Đối thoại Nhân quyền Việt-Mỹ 26: Kêu gọi VN "nỗ lực vươn lên về nhân quyền"

RFA
0211/2022

https://docs.google.com/document/d/1jekVHngZYdi8Ov9MDS-YPFwIwOGVosYT/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Ngay trước thềm Đối thoại Nhân quyền Việt-Mỹ thường niên lần thứ 26, bốn tổ chức xã hội dân sự (XHDS) ở trong và ngoài nước kêu gọi chính quyền Việt Nam phải nỗ lực vươn lên về nhân quyền để xứng đáng với vị trí thành viên của Hội đồng Nhân quyền mà họ mới được bầu.

Thư ngỏ của bốn tổ chức Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam, Người Bảo vệ Nhân quyền, Lực lượng Cứu quốc, và Đài phát thanh Đáp lời Sông núi gửi tới bà Erin Barclay, quan chức cấp cao Văn phòng Dân chủ, Nhân Quyền & Lao Động thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và là người dẫn đầu phái đoàn Mỹ trong phiên đối thoại nói trên.

Thư được gửi tới Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trong ngày 1/11, một ngày trước khi đối thoại thường niên dự kiến diễn ra ở Hà Nội trong hai ngày, bắt đầu từ ngày 2/11.

Việt Nam : Ngân hàng SCB có liên quan đến vụ án bà Trương Mỹ Lan

Hà Nguyên

03/11/2022

https://docs.google.com/document/d/13rpOHvJC5DN8p0Ff7kmruC06ygazll5D/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

 “Tình huống Ngân hàng Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến kinh tế xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của thành phố”, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi nói.

Chiều 1-11, kết luận phiên họp kinh tế xã hội thường kỳ, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đánh giá nhiều tình huống phát sinh trong tháng 10.2022 ảnh hưởng đến đời sống người dân.

Có thể kể đến như tình trạng thiếu xăng dầu gây ra tâm lý thiếu tin tưởng và ảnh hướng đến sinh hoạt của người dân, bên cạnh các hoạt động kinh tế xã hội.

“Tình huống Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến kinh tế xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của thành phố, nhất là lĩnh vực ngân hàng, tài chính, bất động sản”, ông Mãi nói, đồng thời cho biết TP.HCM sẽ tiếp tục theo dõi, đánh giá và có biện pháp ứng phó để hạn chế đến mức thấp nhất.

Sau Tuyên bố chung Việt-Trung thắm tình đồng chí, Tổng thống Biden vẫn muốn thăm Việt Nam?

Mai Luân

Gửi BBC News Tiếng Việt từ TP. HCM

02.11.2022

https://docs.google.com/document/d/122caUivl2akoxEFQrFoOV_6UcIMnUH81/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Chuyến thăm của TBT Nguyễn Phú Trọng Trọng sang Trung Quốc từ 30/10 đến 1/11/2022 khép lại bằng bản “Tuyên bố chung Việt – Trung” dài trên 6000 từ, với tầm bao quát rộng lớn của 13 nội dung làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược hai nước.

Muốn được cuốn vào Vành đai và Con đường?

Tại điểm (1) trong nội dung thứ 7 của Tuyên bố chung, hai bên “nhất trí tích cực thúc đẩy kết nối chiến lược phát triển hai nước, đẩy nhanh trao đổi, ký kết Kế hoạch hợp tác giữa Chính phủ hai nước về thúc đẩy kết nối giữa Khuôn khổ ‘Hai hành lang, một vành đai’ với ‘Sáng kiến Vành đai và Con đường’” (BRI).

BRI bị đánh giá là một chiến lược đang thất bại trên toàn cầu. Theo thiển ý, giờ mà Việt Nam còn gắn đường lối phát triển vào chiến lược ấy thì có thể đoán trước được tương lai. Nếu ai đó còn bán tin bán nghi thì chuẩn bị xem các diễn tiến tới đây xung quanh vụ Đường sắt trên cao Hà Nội – Hà Đông sẽ hiểu rõ tình trạng đầu tư hạ tầng của Trung Quốc ở Việt Nam.

Trương Văn Dân - Nghề buôn bán bệnh tật

2021

https://docs.google.com/document/d/1whCh3Qjg9qYhCB9JsJFcR7LzFsAmoRJ_/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Sau đây là một trích đoạn từ tác phẩm “Trò Chuyện Với Thiên Thần” của dược sỹ Trương Văn Dân (Italia).

Thực phẩm chỉ là một phần của những tai ách hiện nay. Tôi  muốn nói với các bạn về dược phẩm, một thứ sản phẩm siêu lợi nhuận và nằm trong chính sách toàn cầu.

Y, Dược, nghề cao quý nhất, nhưng nó đang biến thành một cỗ máy kiếm tiền!
Cái xác phàm của nhân loại hiện nay chính là nguồn lợi kếch xù của bọn người kinh doanh trên sự sợ hãi: bệnh tật.
Lãnh vực này hiện nay nằm trong tay các tài phiệt. Và họ bỏ rất nhiều tiền để tiếp thị hơn là nghiên cứu.
Một thuật ngữ mới ra đời: Disease mongering (Nghề buôn bán bệnh tật). Hoạt động đơn giản: Chỉ cần hạ thấp các chỉ số như các chỉ số về bệnh tiểu đường, áp huyết máu, cholesterol... hoặc chẩn đoán các tình trạng tinh thần nào đó như buồn rầu, hồi hộp, nhút nhát... rồi cho là “bất thường” thì số lượng “bệnh nhân” trên toàn thế giới tăng vọt!

Vụ tập kích Sơn Tây Phần 2

Nguyên bản tiếng Anh: The Raid

Nhà xuất bản: Harper - Row Publishers Tác giả: Benjamin F.Schemmer

Người dịch: Lê Trọng Bình - Lâm Hải Hồ

 

https://docs.google.com/document/d/1oOdkX_9FNx6cRxAkwOxlgGf-6iMt_09-/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

P2

CHƯƠNG II

MỘT VÙNG BÍ HIỂM

TẠI CĂN CỨ FORT BELVOIR, BANG VIRGINIA

Cách xa nhà Nhà Trắng khoảng 20 cây số, trên bờ sông Potomac, ở phía nam dãy núi Virginia, có một khu nhà được bảo vệ vững chắc. Đó là trụ sở của tổ chức tình báo hoạt động trên mặt đất, cơ quan FAG 1127 của không quân Hoa Kỳ tại căn cứ Fort Belvoir, thuộc tiểu bang Virginia.

Nơi ấy ít người được biết đến, bên trong là hàng rào với những vòng xích khóa chặt. Ngôi nhà 1127, ngăn cách với trung tâm kỹ thuật của quân đội. Ở phần phía bắc có một dải đất rộng 9237 héc-ta, bên trong cổng có tấm biển đề: “Đơn vị hoạt động mặt đất của không lực Hoa Kỳ 1127”

Những người bạn của quân nhân Mỹ đến đây làm việc, thường phàn nàn với nhau rằng: “Tại sao chúng ta lại phải dùng đến cái chuồng to như thế này, để nhốt anh chàng kỳ quặc 1127 của không lực?”.

Thời sự đó đây ngàyThứ năm 03 tháng 11 năm 2022

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/1Dxn7ika9PVXVfaCfS6DGbvsmwbAo0kie/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Ngô Nhân Dụng  - Nước Mỹ phân cực

03/11/2022

https://docs.google.com/document/d/1yYxDMKLRA_q3FgvsIvsIYOqsaVJreAbM/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Bắt đầu từ cuộc bầu cử tổng thống năm 2000, báo đài ở Mỹ bắt đầu sử dụng hai màu xanh và đỏ để phân biệt ảnh hưởng của hai đảng tại các tiểu bang.

Vì vậy, các tiểu bang ở Mỹ chia thành hai khối màu, với các chính sách trái ngược, có thể mâu thuẫn với nhau.

Bắt đầu từ cuộc bầu cử tổng thống năm 2000, báo đài ở Mỹ bắt đầu sử dụng hai màu xanh và đỏ để phân biệt ảnh hưởng của hai đảng tại các tiểu bang. Những nơi dân bỏ phiếu cho Tổng thống George W. Bush, Cộng Hòa, được tô đỏ, cho Phó Tổng thống Al Gore, Dân Chủ, tô màu xanh.

Từ đó, nhiều tiểu bang giữ nguyên màu xanh hay đỏ và màu sắc ngày càng đậm hơn. Hồi 1992, chỉ có 19 tiểu bang, với khoảng một phần ba dân số Mỹ, do một đảng nắm quyền cả hành pháp (chức thống đốc) và hai viện lâp pháp. Hiên nay, ba phần tư dân Mỹ sống tại các tiểu bang một đảng chiếm độc quyền như vậy, 23 tiểu bang Cộng Hòa và 14 Dân chủ.

Jack Stone Truitt  - Bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ: Năm điều châu Á cần biết

Nguồn: Jack Stone Truitt, “U.S. midterm elections: Five things Asia should know,” Nikkei Asia, 01/11/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

https://docs.google.com/document/d/1f5kLeNFOUz8tW6qH3uMgdcu-KvX4msgo/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Đảng của Biden có khả năng mất đa số trong Quốc hội. Vậy hàm ý cho châu Á là gì?

Chỉ còn một tuần nữa, cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ của Mỹ sẽ diễn ra, và kết quả sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc định hình hai năm còn lại trong nhiệm kỳ của Tổng thống Joe Biden, cũng như định hình kịch bản có thể xảy ra trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024.

Nhưng không chỉ có chính sách đối nội mới bị ảnh hưởng, vì những gì xảy ra ở Mỹ thường có ảnh hưởng lan rộng sang phần còn lại của thế giới nói chung, và châu Á nói riêng. Các quyết định chính sách kinh tế và đối ngoại chính sẽ bị ảnh hưởng bởi câu hỏi: Ai sẽ là người kiểm soát hai viện của Quốc hội Mỹ – Hạ viện và Thượng viện – Đảng Dân chủ của Biden hay Đảng Cộng hòa đối lập?

Lo ngại Đức phụ thuộc TQ phủ bóng lên chuyến thăm Bắc Kinh của Thủ tướng Scholz

BBC News

03/11/2022

https://docs.google.com/document/d/1Q66109-zmoyXusOFIeWbUhYcJu3rhT65/edit?usp=share_link&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Chuyến công du của Thủ tướng Đức Olaf Scholz đến Trung Quốc vào ngày 04/11 đang được quan sát chặt chẽ, liên quan tới việc Đức nghiêm túc đến mức nào trong giảm phụ thuộc kinh tế với Trung Quốc, một siêu cường đang trỗi dậy và cách thức đối phó với lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, theo phân tích của Reuters.

Ông Olaf Scholz là lãnh đạo G7 đầu tiên đến Trung Quốc và gặp Chủ tịch Tập Cận Bình kể từ khi đại dịch Covid bùng phát, chuyến đi của ông sẽ kéo dài một ngày.

Nhân quyền VN: 'Mỹ không nên mềm mỏng khi VN chơi trò địa chính trị'

Global Times: Các ông Trọng, Scholz, Sharif tới là dấu hiệu quốc tế 'tích cực’ về TQ sau Đại hội Đảng

Mỹ có thể sống trong thế giới của Tập Cận Bình hay không?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét